Thế giới dược Vinh Gia
THƯƠNG HIỆU UY TÍN

Đau bụng dưới có phải mang thai hay không?

ID: 2392   Ngày đăng:
Lượt đọc: 3156

Đau bụng dưới có phải mang thai hay không thường là câu hỏi được rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Vậy làm thế nào để có thể phân biệt được đau bụng dưới do có thai hay do bị bệnh lý? Cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé.

Mục lục [ Hiện ]

1. Đau bụng dưới có phải mang thai hay không?

Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những dấu hiệu nhận biết khi bạn đang bắt đầu thai kỳ. Khi quá trình thụ tinh diễn ra thành công, cơ thể bạn sẽ thay đổi rất nhiều và đau bụng dưới là một trong những dấu hiệu để bạn có thể nhận biết điều đó.

Tình trạng đau bụng dưới khi bắt đầu thai kỳ sẽ không diễn ra liên tục trong ngày, mà nó sẽ ngắt quãng khoảng 3 lần/ngày, đến tuần thai thứ 6 trở đi, triệu chứng đau bụng dưới sẽ dần biến mất. Bên cạnh đó, bạn cần theo dõi một số dấu hiệu sau đây:

Dấu hiệu khi chị em bị đau bụng dưới là báo có thai

Ra máu báo và thay đổi dịch ở âm đạo

Hiện tượng ra máu ở khu vực âm đạo mà không nằm trong kì kinh nguyệt chính là biểu hiện rõ ràng của việc bạn đang có thai. Máu báo thai không chảy nhiều như máu kinh, nó chỉ là vài vệt máu nhỏ, có màu nhạt hơn và chỉ xuất hiện trong 1 - 2 ngày.

Không chỉ ra máu báo thai, chị em còn thấy dịch âm đạo thay đổi. Dịch có màu trắng đục như váng sữa sẽ xuất hiện thường xuyên hơn, hay khí hư có thể có màu nâu đen. Tuy nhiên nếu bạn phát hiện ra dịch âm đạo có mùi bất thường, hay có màu xanh, vàng thì đó có thể là nguyên nhân của bệnh phụ khoa.

Ngực to và căng tức

Ngực đau và lớn hơn đi kèm với đau bụng dưới cũng là dấu hiệu nhận biết bạn đang có thai. Khi mang thai, kích thước ngực của bạn cũng tăng lên đáng kể, bạn sẽ cảm thấy căng tức ở vùng ngực, thậm chí nhiều lúc thấy đau.

Bên cạnh đó, màu của núm vú cũng sẽ thay đổi. Bình thường núm vú sẽ có màu hồng nhạt, còn bây giờ sẽ chuyển sang màu thâm đen hơn.

Tình trạng ốm nghén bắt đầu diễn ra

Bên cạnh những dấu hiệu trên thì trong giai đoạn đầu mang thai, tình trạng ốm nghén sẽ bắt đầu xuất hiện do nồng độ hormone thay đổi. Lúc này, thói quen ăn uống có thể bị xáo trộn. Bạn có thể thích những món trước đây mình ghét và ngược lại. Kéo theo đó là cảm giác buồn nôn cũng xuất hiện khi bạn chưa ăn gì hoặc khi bạn ngửi thấy mùi khó chịu.

Kỳ kinh nguyệt bị chậm quá lâu

Chậm kinh cũng là một trong những biểu hiện chứng tỏ bạn đã mang thai. Nếu đau bụng dưới đi kèm với biểu hiện này thì bạn cũng không cần quá lo lắng về những bệnh lý mà chị em phụ nữ thường gặp. Vì vậy, nếu bạn là người có chu kỳ kinh nguyệt đều mà lại bị chậm kinh kèm đau bụng dưới thì rất có thể bạn đã có thai rồi đó.

Vì vậy để trả lời cho câu hỏi: “ Đau bụng dưới có phải mang thai hay không?” thì bạn nên theo dõi tình trạng đau bụng dưới có xuất hiện thêm những dấu hiệu trên không. Để biết đáp án nhanh nhất, bạn nên mua que thử thai để kiểm tra xem mình sắp làm mẹ hay chưa.

2. Các trường hợp đau bụng dưới không phải có thai

Trong nhiều trường hợp, đau bụng dưới còn là một trong những dấu hiệu bất thường của cơ thể, hay của những bệnh lý mà chị em phụ nữ thường gặp.

Chị em cũng không nên chủ quan bởi đau bụng dưới có thể không phải là mang thai

Sắp đến kỳ kinh nguyệt

Khi sắp đến chu kỳ kinh nguyệt, bạn sẽ nhận thấy một vài dấu hiệu thông báo kỳ kinh sắp đến như:

  • Đau râm ran vùng bụng dưới, thường xuất hiện trước 1-2 ngày khi bắt đầu vào chu kỳ kinh nguyệt.
  • Âm đạo tiết ra nhiều khí hư do chất nhầy tử cung tăng lên, làm “khu tam giác” luôn trong trạng thái ẩm ướt khó chịu.
  • Mụn xuất hiện trên da do rối loạn nội tiết tố.
  • Ngực căng tức hơn, đau mỏi lưng…

Nhiễm trùng đường tiểu

Nhiễm trùng đường tiểu xảy ra khi đường tiết niệu bị vi khuẩn xâm nhập, khiến cơ thể tạo ra các phản ứng chống lại sự xâm nhập đó.

Nếu bạn bị đau bụng dưới kèm theo những dấu hiệu sau đây thì có thể bạn đang bị nhiễm trùng đường tiểu:

  • Cảm thấy đau rát khó chịu mỗi khi đi tiểu
  • Bị tiểu sót: đi tiểu nhiều lần, nhưng lượng nước tiểu ít và ngắt quãng
  • Nước tiểu đục và có mùi hôi

Viêm phần phụ

Đây là một căn bệnh khá phổ biển đối với chị em phụ nữ, gây ra hiện tượng viêm nhiễm ở phần vòi trứng, buồng trứng hay hệ thống dây chằng rộng. Khi bị viêm phần phụ bạn cũng sẽ cảm thấy đau bụng dưới, con đau sẽ trở nên rõ rệt hơn khi bạn vận động mạnh, khi quan hệ tình dục, hoặc khi bệnh trở nặng hơn. Bên cạnh đó, cơ thể bạn còn có thể bị sốt, rối loạn kinh nguyệt và dịch âm đạo tiết ra bất thường.

U xơ tử cung, u nang buồng trứng

Một số triệu chứng lâm sàng của căn bệnh này là: khi hư ra nhiều, có mùi hôi; chu kỳ kinh nguyệt không đều; lưng dưới và vùng chậu bị đau mỏi,… Bên cạnh đó, một dấu hiệu không thể không nhắc đến đó là hiện tượng đau vùng bụng dưới. Các cơn đau diễn ra từng đợt, có thể đau râm ran, âm ỉ hoặc châm chích, buốt nhói, rất khó chịu.

Lạc nội mạc tử cung

Đây là tình trạng các mô nội mạc tử cung không nằm phía trong mà phát triển bên ngoài tử cung. Biểu hiện điển hình nhất của bệnh lý này là những cơn đau bụng dưới dữ dội, diễn ra trước, trong và sau chu kỳ kinh. Một số trường hợp bệnh còn gây khó khăn khi tiểu tiện hoặc đại tiện.

Như vậy, nếu phát hiện đau bụng dưới không phải là dấu hiệu mang thai, mà là biểu hiện của những bệnh lý phụ khoa, chị em nên nhanh chóng đi khám để có phương án điều trị kịp thời. Nếu bị nhẹ, bạn chỉ cần điều trị bằng thuốc kháng sinh, những trường hợp nặng hơn sẽ được chỉ định can thiệp bằng các phương pháp ngoại khoa.

Bên cạnh đó, chị em cũng có thể tham khảo bộ sản phẩm uống và rửa có nguồn gốc từ thảo dược. Thành phần của sản phẩm có chứa Immune Gamma và các thảo dược như Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm, Diếp cá, Dây ký ninh,... rất tốt trong việc ngăn ngừa và hỗ trợ làm giảm các triệu chứng bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

Chất Immune Gamma giúp tiêu diệt vi khuẩn, ức chế trực tiếp tại chỗ có vi khuẩn, hỗ trợ thúc đẩy hệ miễn dịch niêm mạc âm đạo. Trinh nữ hoàng cung cùng các thảo dược khác được xem là nguồn kháng sinh tự nhiên, có tác dụng chống viêm nhiễm, ức chế khối u và sự phát triển của các tế bào ung thư. Vì vậy, sản phẩm hỗ trợ rất tốt trong việc cải thiện triệu chứng của các bệnh viêm nhiễm phụ khoa và giúp vùng kín luôn khỏe mạnh.

Bên cạnh đó, việc vệ sinh “cô bé” mỗi ngày cũng rất quan trọng. Để bảo vệ âm đạo khỏi các tác nhân gây bệnh, ngăn ngừa viêm nhiễm, chị em nên chọn các loại gel vệ sinh vùng kín có chứa thành phần Nano bạc, nhẹ dịu với độ pH=(4-6) cùng các thảo dược như tinh chất bạc hà, dịch chiết chè xanh và chiết xuất mít giúp kháng khuẩn, làm khô thoáng vùng kín, duy trì môi trường pH âm đạo, giúp vùng kín hồng hào, mềm mại và khỏe mạnh hơn.

3. Làm gì để giảm các cơn đau bụng dưới là dấu hiệu bạn đang có thai?

Nếu đau bụng dưới là dấu hiệu mang thai thì chị em cần phải làm gì?

Khi xác định chắc chắn các cơn đau bụng dưới là dấu hiệu mang thai, bạn có thể tham khảo một số phương pháp làm giảm tình trạng đau bụng dưới sau đây:

  • Nghiên cứu và xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung thêm nhiều chất xơ và uống thật nhiều nước.
  • Tập luyện một số bài tập nhẹ nhàng để duy trì sức khỏe; tránh vận động mạnh ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Bổ sung thêm các vi chất cần thiết cho mẹ bầu và thai nhi như sắt, canxi, kẽm…
  • Mẹ mới mang thai cũng nên giảm thời gian làm việc, dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn nhiều hơn. Tinh thần thoải mái cũng giúp kiểm soát cơn đau hiệu quả hơn. Trong quá trình làm việc cần tránh ngồi xổm, đi lại quá nhiều và làm việc khuya…

Như vậy, việc đau bụng dưới khi bạn mang thai là hoàn toàn bình thường. Nguyên nhân chính của hiện tượng này thường là do sự căng cơ và dây chằng, do phải nâng đỡ tử cung ngày càng lớn. Vì vậy, các chị em cần chú ý thực hiện tốt những cách trên để cải thiện tình trạng đau bụng dưới khi mang thai.

Ngoài ra, đối với những trường hợp đau bụng dưới không rõ nguyên nhân, bạn cần đi khám ngay để có thể được điều trị sớm.

Hi vọng những thông tin hữu ích trên đã giúp ích cho bạn trong việc theo dõi sức khỏe của bản thân. Để viết chắc chắn hiện tượng đau bụng dưới có phải mang thai hay không, cách tốt nhất là bạn nên mua que thử và đi kiểm tra sớm nhất. Chúc bạn sức khỏe!

Bài viết liên quan:

>> Bà bầu đau bụng dưới khi mang thai phải làm sao?

>> Bà bầu bị đau bụng dưới bên phải là bị sao, nguyên nhân do đâu?

>> Bà bầu bị đau bụng dưới bên trái khi mang thai có nguy hiểm không?

Hãy gọi tới tổng đài 1900.12590896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được chuyên gia giải đáp trực tiếp những thắc mắc bị đau bụng dưới có phải là mang thai không.

  • TAGS

Bài viết được tham vấn bởi

Bác Sĩ Vũ Văn Lực

Chuyên gia tư vấn

Nguyên bác sĩ bệnh viện Đa khoa Hà Thành II

Tổng quan
0
Viết bình luận

Có 0 bình luận:

  1. Sức khỏe A - Z
  2. Bệnh phụ khoa