Thế giới dược Vinh Gia
THƯƠNG HIỆU UY TÍN

Thực hư mẹo chữa kinh nguyệt không đều bằng ngải cứu

ID: 2258   Ngày đăng:
Lượt đọc: 10376

Các bài thuốc dân gian chữa kinh nguyệt không đều bằng ngải cứu đã được lưu truyền từ nhiều thế hệ cho đến tận ngày nay. Vậy thực hư cách chữa bệnh này có đặc điểm gì nổi bật? Mời các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Mục lục [ Hiện ]

1. Kinh nguyệt không đều là gì?

Trước khi đi vào tìm hiểu cách chữa kinh nguyệt không đều tại nhà bằng ngải cứu, bạn cần nắm được một số kiến thức cơ bản về hiện tượng kinh nguyệt không đều. Điều này sẽ giúp bạn lựa chọn đúng cách thức chữa bệnh hiệu quả nhất.

Kinh nguyệt không đều là tình trạng chu kỳ kinh xuất hiện quá mau hoặc quá thưa, thậm chí vô kinh (mất kinh từ 2 tháng trở lên), kèm theo các dấu hiệu như rong kinh, máu kinh có màu sắc bất thường, vón cục, số lượng máu ra nhiều hoặc quá ít, đau bụng, đau lưng, mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy…

Kinh nguyệt không đều làm chị em trăn trở

Có rất nhiều nguyên nhân khiến kinh nguyệt không đều. Trong số đó phải kể đến 3 nhóm nguyên nhân chính như sau:

  • Tuổi tác và quá trình mang thai: Tuổi dậy thì, tiền mãn kinh, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú là những đối tượng thường xuyên gặp vấn đề rối loạn kinh nguyệt.
  • Thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng: Lười vận động, thức khuya, ăn uống thiếu chất, sử dụng các chất kích thích.
  • Các bệnh phụ khoa: Buồng trứng đa nang, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, suy tuyến giáp, ung thư cổ tử cung.

Kinh nguyệt phản ánh sức khỏe sinh sản của một người phụ nữ. Vì vậy, nếu bạn có kinh kỳ không đều hoặc rối loạn kinh nguyệt thì hãy nghĩ ngay đến một số nguyên nhân trên. Điều quan trọng là tìm ra đúng “thủ phạm” gây bệnh để có hướng điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến việc mang thai và thiên chức làm mẹ của mình.

2. Công dụng chữa kinh nguyệt không đều của ngải cứu

Ngải cứu là một loại rau quen thuộc trong các bữa ăn của người Việt. Trong Đông y, ngải cứu nổi tiếng với khả năng chữa bệnh khác nhau, đặc biệt phải kể đến các bệnh phụ nữ như đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt.

2.1 Một số đặc điểm nổi bật của cây ngải cứu

Ngải cứu là loại cây thảo sống lâu năm, họ Cúc, có tên khoa học là Artemisia Vulgaris. Về đặc điểm sinh học, ngải cứu có chiều cao khoảng 0,4m – 1m, lá mọc so le, đầu lá nhọn, chẻ lông chim, mọc liền với thân xuống tận gốc. Mặt trên của lá nhẵn, màu lục sậm, mặt dưới lá phủ đầy lông nhung, có màu trắng xám.

Ngải cứu mọc nhiều ở các quốc gia có khí hậu ôn đới thuộc các khu vực như châu Âu, châu Á, Bắc Phi, Bắc Mỹ… Ở Việt Nam, ngải cứu mọc hoang ở nhiều vùng miền, sinh trưởng mạnh, ưa nơi ẩm thấp, được nhiều gia đình trồng quanh nhà để dùng làm thuốc hoặc rau ăn.

Bộ phận được sử dụng chủ yếu của ngải cứu là phần lá, thân và hoa. Cách thức sử dụng đa dạng. Có thể dùng ngải cứu tươi hoặc rửa sạch, cắt nhỏ mang phơi khô và nghiền thành bột để sử dụng trong các bài thuốc Đông y.

Ngải cứu có tác dụng rất tốt trong điều hòa kinh nguyệt

2.2 Công dụng chữa bệnh của cây ngải cứu

Y học hiện đại đã nghiên cứu và chỉ ra rằng, ngải cứu có chứa các thành phần hóa học như tinh dầu, các chất Sterol, Aavaonoid, Coumarin, tricosanol, cineol, tetradecatrilin, các acid amin (cholin, adenin)… giúp kháng khuẩn, giảm các cơn đau bụng kinh, đau thần kinh hiệu quả.

Trong Y học Cổ truyền, ngải cứu có tính ấm, vị đắng, hơi cay, mùi hắc đi vào các kinh Can, Tỳ, Thận giúp tán hàn chỉ thống, ôn kinh chỉ huyết, trừ thấp, chỉ dương, lưu thông kinh mạch, chống đau, cầm máu, điều hòa kinh nguyệt.

Đối với Đông y, đau bụng kinh chủ yếu là do chứng hư hàn gây ra. Do đó, tính ấm nóng của ngải cứu sẽ giúp trị hàn, đả thông kinh mạch, tuần hoàn máu, loại bỏ những triệu chứng khó chịu của kinh nguyệt không đều.

Ngoài tác dụng chữa bệnh phụ nữ, ngải cứu còn được sử dụng để chữa cúm, ho, cảm, sốt; các bệnh về xương, khớp, thần kinh; trị kém ăn, suy nhược cơ thể; làm trắng da, trị mụn.

3. Các cách chữa kinh nguyệt không đều bằng ngải cứu

Các tài liệu Y học cổ đã ghi chép rất nhiều bài thuốc chữa bệnh với rau ngải cứu. Tùy vào tình trạng và dấu hiệu của bệnh, bạn có thể sử dụng một trong những bài thuốc đơn giản dưới đây:

Bài thuốc chữa rong kinh với lá ngải cứu

3.1 Bài thuốc chữa rong kinh

Với bài thuốc này, bạn chỉ cần thực hiện như sau:

  • Cho 6 – 12g ngải cứu khô vào ấm, chế đầy nước sôi và đợi cho các dược chất của ngải cứu tiết ra nước rồi uống khi còn ấm.
  • Một ấm thuốc có thể chế 3 lần nước uống vào 3 bữa trong ngày. Nên sử dụng trước kỳ kinh 1 tuần cho đến hết chu kỳ kinh thì dừng lại.

3.2 Bài thuốc điều hòa kinh nguyệt

Để giúp kinh kỳ đều và gọn hơn, bạn có thể áp dụng bài thuốc như sau:

  • Lấy một nắm ngải cứu tươi (30g) đem rửa thật sạch và cho vào nồi hãm với 300ml nước. Đun lửa thật nhỏ cho đến khi trong nồi còn khoảng 150ml thì tắt bếp, chắt lấy nước uống khi còn ấm.
  • Với bài thuốc này, bạn có thể sử dụng ở ngày đầu tiên của chu kỳ kinh đến khi sạch kinh. Kiên trì sử dụng sẽ giúp kinh nguyệt được ổn định hơn.

3.3 Bài thuốc chữa đau bụng kinh

Đau bụng kinh là dấu hiệu điển hình của tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Các cơn đau khiến chị em “chết đi sống lại” sẽ được cải thiện nhờ một số bài thuốc sau:

Ngải cứu giúp giảm thiểu đau bụng kinh, lạnh bụng

Đau bụng kinh, lạnh bụng

  • Nguyên liệu chuẩn bị: ngải cứu (12g), quất bì (8g), gừng sống (8g).
  • Thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu và cho vào nồi sắc với nước uống.
  • Sử dụng: Ngày uống 1 lần khi còn ấm.

Đau bụng kinh

  • Nguyên liệu chuẩn bị: ngải cứu (12g), hương phụ (20g), giấm
  • Thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu đã chuẩn bị và cho vào nồi sắc với nước. Khi nước sôi, cho 1 chén nhỏ giấm vào đun sôi trở lại rồi tắt bếp
  • Sử dụng: Uống khi còn ấm 1 lần/ngày.

Đau bụng kinh, ra máu nhiều

  • Chuẩn bị nguyên liệu: ngải cứu (12g), sinh địa (12g), xuyên khung (4g), a giao (12g), bạch thược (6g), đương quy (10g).
  • Thực hiện: Cho tất cả các nguyên liệu trên (trừ a giao) vào nồi sắc với 800ml nước, đun đến khi còn 300ml thì tắt bếp, chắt lấy nước.
  • Sử dụng: Đổ nước ra cốc và cho a giao vào khuấy đều, uống khi còn ấm mỗi ngày 1 thang.

Đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều

  • Nguyên liệu chuẩn bị: ngải cứu (8g), a giao (16g)
  • Thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu và cho vào nồi sắc lấy nước.
  • Sử dụng: Uống ngày 1 lần khi còn ấm.

4. Lưu ý khi dùng ngải cứu để điều hòa kinh nguyệt

Không thể phủ nhận ngải cứu rất hữu ích trong việc điều trị kinh nguyệt không đều. Tuy nhiên, ngải cứu có dược tính cao nên không phải trường hợp nào cũng có thể sử dụng để chữa bệnh.

Cần chú ý những điểm này khi dùng ngải cứu để trị kinh nguyệt không đều

4.1 Đối tượng không nên dùng ngải cứu

Để tránh gây ra những tác dụng phụ không mong muốn khiến cho tình trạng bệnh chuyển nặng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, bạn cần lưu ý không sử dụng ngải cứu khi gặp các vấn đề sau:

  • Có vấn đề về gan mật
  • Phụ nữ mang thai (3 tháng đầu nên kiêng dùng ngải cứu).
  • Người bị rối loạn tiêu hóa
  • Người nóng trong, huyết áp cao, âm hư huyết nhiệt
  • Người đang có kế hoạch mang thai.

Bất cứ loại thảo dược nào nếu dùng quá liều cũng có thể gây trúng độc hoặc ngộ độc. Ngải cứu cũng không ngoại lệ. Nếu sử dụng vượt giới hạn cho phép, người bệnh có thể gặp một số dấu hiệu nguy hiểm như khó chịu vùng thượng vị, buồn nôn, đau bụng, lợm giọng. Nếu vẫn tiếp tục sử dụng sau vài ngày, dược tính của ngải cứu có thể gây rối loạn chuyển hóa, dẫn đến viêm gan cấp tính với dấu hiệu nước tiểu đục, gan to…

Ngải cứu chứa các thành phần có tác động rất mạnh đến hệ thần kinh. Khi sử dụng quá liều, người bệnh sẽ bị run tay, chân, nặng hơn là co giật toàn thân, tê liệt…

Đặc biệt, phụ nữ có thai cần phải cảnh giác khi sử dụng ngải cứu vì nó có thể gây xuất huyết tử cung, dọa sảy nếu sử dụng không đúng cách.

4.2 Sử dụng ngải cứu thế nào để an toàn?

Để chữa kinh nguyệt không đều bằng ngải cứu an toàn, bạn nên sử dụng đúng liều lượng cho phép. Cụ thể với ngải cứu khô, bạn chỉ được dùng tối đa 3 – 5g mỗi ngày. Ngải cứu tươi dùng 15 – 30g mỗi ngày là tốt nhất.Trường hợp sử dụng ngải cứu để an thai, bổ huyết, bạn chỉ nên dùng 9 – 15g ngải cứu tươi hoặc tối đa 30g là hợp lý.

Lưu ý rằng, khi dùng ngải cứu chữa kinh nguyệt không đều, bạn chỉ nên sử dụng theo đợt, hết kinh thì nghỉ, sau đó đến gần kỳ kinh lại tiếp tục uống. Tuyệt đối không sắc nước ngải cứu uống liên tục trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ.

Cuối cùng, chữa kinh nguyệt không đều bằng ngải cứu có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào cơ địa từng người. Nếu tình trạng kinh nguyệt không đều do bệnh lý, vấn đề về tuổi tác hoặc rối loạn nội tiết tố gây nên, bạn cần đi khám sản phụ khoa để tìm ra nguyên nhân và hướng điều trị thích hợp.

Các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân phổ biến gây hiện tượng kinh nguyệt không đều là do rối loạn nội tiết tố estrogen trong cơ thể. Vì vậy, bổ sung nội tiết tố từ bên ngoài vào là liệu pháp được nhiều phụ nữ ưa chuộng.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm bổ sung nội tiết tố nữ. Một trong những sự lựa chọn hàng đầu của chị em là EstroG-100. Thành phần estrogen thảo dược này được chiết xuất từ các thảo dược quý của Hàn Quốc như Tục Đoạn, Cách Sơn Tiêu, Đương Quy, được FDA Mỹ, Bộ y tế Canada, Hàn Quốc, Trung Quốc công nhận an toàn, có tác dụng mạnh gấp 3 lần các loại estrogen thảo dược khác.

EstroG-100 giúp chị em ổn định nội tiết, giảm các triệu chứng đau bụng, đau lưng trong thời gian hành kinh. Đặc biệt, nó cũng giúp phụ nữ tiền mãn kinh cải thiện những dấu hiệu bốc hỏa, cáu gắt, đổ mồ hôi đêm, đau đầu, đau xương khớp, khô hạn…Bên cạnh đó, sản phẩm cũng được tích hợp các thành phần tiền nội tiết tố nữ chiết xuất từ củ từ, củ mài đắng (Pregnenolone) và các chất chống oxy hóa mạnh từ tự nhiên (Glutathione, Gamma Oryzanole, Collagen, Curcumin) giúp chị em làm trắng da, mờ nám, chống lão hóa, kéo dài tuổi xuân hiệu quả và an toàn.

>> Bài viết liên quan: Các bài thuốc chữa kinh nguyệt không đều bằng rau diếp cá

Để được chuyên gia tư vấn miễn phí về các bài thuốc chữa kinh nguyệt không đều bằng ngải cứu - Hãy gọi: 1900.1259 – 0243.993.0899 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn 

  • TAGS

Bài viết được tham vấn bởi

Bác Sĩ Vũ Văn Lực

Chuyên gia tư vấn

Nguyên bác sĩ bệnh viện Đa khoa Hà Thành II

Tổng quan
0
Viết bình luận

Có 0 bình luận:

  1. Sức khỏe A - Z
  2. Góc phụ nữ
  3. Kinh nguyệt