Thế giới dược Vinh Gia
THƯƠNG HIỆU UY TÍN

Tổng hợp những thông tin hữu ích nhất về bệnh thiếu sắt

ID: 2333   Ngày đăng:
Lượt đọc: 4072

Thiếu sắt là bệnh lý khá phổ biến, thường gặp ở phụ nữ có thai và bé gái trong độ tuổi dậy thì. Thiếu sắt không chỉ dẫn đến tình trạng thiếu máu mà còn gây ra nhiều vấn đề khác về sức khỏe của con người.

Mục lục [ Hiện ]

1. Nguyên nhân gây thiếu sắt

Thiếu sắt có thể là do sự thay đổi sinh lý bình thường của cơ thể. Nhưng cũng có thể là hệ quả của một bệnh lý khác vì thế bạn không thể chủ quan. Dưới đây là một số nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt thường gặp nhất.

Những nguyên nhân nào gây nên tình trạng thiếu sắt?

Việc ăn uống thiếu chất là nguyên nhân chủ yếu gây ra thiếu sắt

Sắt được bổ sung trong chế độ ăn uống hàng ngày. Vì vậy, những người ăn uống không đủ chất, ăn uống kiêng khem, người ăn chay hoặc giảm cân cũng có nguy cơ bị thiếu sắt.

Thời kỳ kinh nguyệt kéo dài

Phụ nữ có kinh nguyệt kéo dài có nguy cơ thiếu sắt do cơ thể mất một một lượng máu đều đặn hàng tháng. Bên cạnh đó phụ nữ mang thai và sau sinh cũng thường xuyên bị thiếu sắt do nhu cầu sắt của cơ thể tăng cao để đảm bảo sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ.

Chảy máu trong

Chảy máu trong cũng là nguyên nhân gây nên hiện tượng thiếu sắt. Đây là dạng mất máu khó phát hiện, diễn biến từ từ và nguy hiểm đến tính mạng. Nguyên nhân gây chảy máu trong có thể kể đến như ung thư ruột kết, xuất huyết dạ dày, chảy máu đường tiết niệu…

Mất máu do phẫu thuật hoặc do vết thương nặng

Những người thực hiện phẫu thuật, bị tai nạn dẫn đến mất máu cũng có nguy cơ thiếu sắt cao. Bởi có thể bị mất một lượng máu lớn nên lượng sắt dự trữ không đủ để bù đắp.

Khả năng hấp thụ sắt thấp

Một số rối loạn tiêu hóa hoặc các bệnh đường ruột như phẫu thuật cắt 1 phần dạ dày, ung thư ruột, viêm ruột… hoặc thường xuyên sử dụng chè, cà phê, thuốc lá… cũng ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Ngay cả khi bạn có bổ sung đủ chất sắt trong chế độ ăn uống hằng ngày nhưng cơ thể không hấp thụ được thì vẫn nguy cơ thiếu sắt.

2. Dấu hiệu nhận biết khi cơ thể thiếu sắt

Những dấu hiệu đặc trưng cho thấy bạn bị thiếu sắt

Cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức là những dấu hiệu thiếu sắt phổ biến nhất đối với những người bị thiếu sắt. Nguyên nhân là do cơ thể không có đủ lượng huyết sắc tố để đưa oxy đến các mô và cơ bắp, tim phải làm việc nhiều hơn để bơm oxy khắp cơ thể, điều này có thể khiến bạn chóng mặt và mệt mỏi. Tuy nhiên rất khó để chẩn đoán nguy cơ thiếu sắt của cơ thể chỉ với triệu chứng này. Do đó, bạn cần quan tâm những biểu hiện thiếu sắt khác dưới đây.

  • Người xanh xao, nhợt nhạt
  • Lo âu vô cớ, dễ cáu kỉnh, khó tập trung, làm việc kém hiệu quả
  • Lưỡi nhợt hoặc nhẵn, mòn gai lưỡi
  • Hay thở gấp, đánh trống ngực, chân tay bồn chồn
  • Móng tay, móng chân khô; tóc khô, dễ gãy
  • Thường xuyên bị chóng mặt, hoa mắt, người quay cuồng nhất là khi thay đổi tư thế
  • Giảm năng suất lao động thể lực và trí lực
  • Tình trạng thiếu sắt có thể gây ra cảm giác thèm ăn những đồ lạ như đá, đất sét, bụi bẩn, phấn hoặc giấy. Điều này cũng có thể xảy ra khi mang thai.

3. Những ai có nguy cơ thiếu sắt?

Mặc dù mọi người đều có thể bị thiếu sắt, nhưng có một số đối tượng chịu nguy cơ tác động nhiều hơn. Vì nguy cơ với họ là cao nên nhu cầu đối với sắt của họ là nhiều hơn so với những người khác.

  • Phụ nữ trong độ tuổi sinh nở: Phụ nữ mất máu trong thời gian hành kinh nên họ là những người chịu nguy cơ thiếu máu nhiều hơn cả.
  • Phụ nữ mang thai cũng có thể bị thiếu sắt vì nhu cầu sắt của cơ thể tăng gấp đôi.
  • Trẻ em và thiếu niên: Đặc biệt là trẻ sinh thiếu cân hoặc sinh thiếu tháng thường không nhận đủ sắt từ mẹ. Thiếu niên cần nhiều sắt hơn trong giai đoạn sinh trưởng.
  • Người ăn chay: Họ thường không ăn thịt nên nguy cơ bị thiếu sắt cao hơn, bởi sắt từ động vật sẽ nhiều hơn và dễ hấp thụ hơn sắt từ thực vật.
  • Người hiến máu thường xuyên có nguy cơ cao đối với thiếu sắt vì sắt dự trữ của họ hết dần theo lượng máu cho đi. Tuy nhiên đây là vấn đề tạm thời và có thể điều trị bằng ăn các thực phẩm giàu sắt.

4. Thiếu sắt ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe?

Tình trạng thiếu sắt gây ra những hậu quả gì?

Thiếu sắt là nguyên nhân gây ra nhiều chứng bệnh nguy hiểm cho trẻ em, phụ nữ mang thai và người cao tuổi, đặc biệt là các chứng bệnh liên quan đến hệ tim mạch, hô hấp. Cụ thể các vấn đề sức khỏe liên quan đến tình trạng thiếu sắt gồm có:

  • Tình trạng tim đập nhanh gây căng thẳng, mệt mỏi: Nếu thiếu sắt, việc vận chuyển oxy đến các mô bị sụt giảm, dẫn đến tình trạng mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt... và hệ quả của nó là làm suy giảm chức năng của hệ hô hấp và hệ tim mạch.
  • Rụng tóc, bong móng: Thiếu sắt là nguyên nhân chính dẫn đến thiếu máu, điều này khiến cho da bệnh nhân bị nhăn nheo, móng tay mỏng đi và tóc dễ bị rụng.
  • Giảm trí nhớ và trí thông minh: Nhiều nhà khoa học đã chứng minh tình trạng thiếu sắt trong thời gian dài dẫn đến việc suy giảm trí nhớ, khả năng tư duy và trí thông minh ở con người.
  • Suy giảm hệ miễn dịch: Trẻ em ở những quốc gia này có tỷ lệ suy dinh dưỡng khá cao, đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu máu. Thiếu sắt dẫn đến hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm.

Tế bào này có vai trò chống lại sự tấn công của vi khuẩn. Hệ miễn dịch bị suy giảm là điều hiển nhiên có thể xảy ra khi mà hàng rào bảo vệ cơ thể bị giảm.

Đối với phụ nữ mang thai, nếu dự trữ sắt có sẵn trong cơ thể không đủ đáp ứng nhu cầu sẽ gây ảnh hưởng xấu không chỉ bản thân người mẹ mà còn ở cả thai nhi.

  • Đối với sản phụ: Thiếu sắt làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc vỡ ối sớm, nhau bong non, sinh non. Đồng thời, giai đoạn thai kì cũng phải đối diện với nguy cơ cao bị tăng huyết áp, tiền sản giật – sản giật, nhiễm trùng ối, ối vỡ sớm, kéo dài thời gian chuyển dạ, băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu sản…
  • Đối với thai nhi: Trẻ sinh ra hay bị nhẹ cân, sinh non tháng, vàng da sau sinh…

5. Các cách phòng chống tình trạng thiếu sắt

5.1. Bổ sung sắt bằng việc đa dạng hóa bữa ăn

  • Thịt đỏ: Chất sắt có nhiều trong thịt động vật, nhất là thịt đỏ. Cụ thể là thịt bò, thịt heo, thịt cừu... Thịt càng sẫm màu thì càng chứa nhiều chất sắt.
  • Gan và nội tạng động vật: Các loại nội tạng phổ biến dễ chế biến là gan, thận, não và tim… đều chứa nhiều chất sắt và các khoáng chất khác như protein, vitamin A, vitamin B, đồng, selen và nhất là choline, đặc biệt tốt cho sự hình thành và phát triển trí não.
  • Động vật thân mềm như sò, ốc, trai, nghêu... chứa rất nhiều chất sắt. 100g nghêu có thể chứa tới 28 mg sắt, đủ lượng sắt cần cho một ngày.
  • Cải bó xôi cũng như các nguồn rau có lá xanh đậm khác, chứa nhiều chất sắt nhưng lại rất ít calo nên rất tốt cho sức khỏe.
  • Bông cải xanh (súp lơ) cũng cực kỳ bổ dưỡng và là nguồn cung cấp chất sắt khá tốt. Hơn thế nữa, bông cải xanh cũng có nhiều folate, vitamin K và một lượng lớn chất xơ.
  • Các loại đậu như đậu xanh, đậu Hà Lan… là nguồn cung cấp protein và chất sắt tuyệt vời cho người ăn chay.
  • Hạt bí ngô: Hạt bí ngô cũng là một nguồn dồi dào chất sắt, thường được dùng như một món ăn nhẹ. Ngoài ra, loại hạt này còn cung cấp vitamin K, kẽm, mangan, magiê giúp giảm nguy cơ đề kháng insulin, tiểu đường và trầm cảm.

Ngoài những thực phẩm giúp bổ sung và làm tăng khả năng hấp thụ sắt trên, bạn cũng nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm, đồ uống làm giảm khả năng hấp thụ sắt, đặc biệt là sau khi ăn. Một số thực phẩm cần tránh như: nước chè, các loại trà thảo mộc, cà phê…

Cần làm gì để phòng ngừa tình trạng thiếu sắt?

5.2. Sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung sắt

Đối với một số người có nhu cầu sắt cao như bà bầu, phụ nữ sau sinh và cho con bú hoặc những người bị thiếu máu do thiếu sắt thì việc sử dụng các sản phẩm bổ sung sắt sẽ giúp hấp thụ sắt với liều lượng cao hơn so với lượng sắt có trong thức ăn.

Đặc biệt hiện nay có các sản phẩm sắt hữu cơ khá phổ biến và được nhiều người lựa chọn. Ưu điểm vượt trội của dòng sản phẩm này đó là thành phần có chứa acid folic, giúp người sử dụng có thể bổ sung đồng thời cả hai dưỡng chất này.

Một trong những sản phẩm được nhiều người tin dùng và lựa chọn đó là viên bổ sung sắt hữu cơ. Sản phẩm này có mức giá khá vừa phải, phù hợp với túi tiền của nhiều người dùng. Bên cạnh đó, viên sắt hữu cơ đã được kiểm nghiệm và được Bộ Y tế cấp phép lưu hành trên thị trường. Do đó, người dùng hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng, thành phần và công dụng của sản phẩm.

Những ưu điểm vượt trội mà viên sắt hữu cơ đem lại khiến nhiều người dùng đánh giá cao sản phẩm này đó là:

  • Không có mùi tanh, dễ uống.
  • Sản phẩm chứa các thành phần tạo máu trong đó có acid folic, vitamin E, vitamin B12, kẽm nano đặc biệt có lợi cho phụ nữ mang thai và thai nhi.
  • Chất sắt hữu cơ dễ hấp thụ, hơn nữa dạng sắt này được cơ thể chủ động hấp thụ và kiểm soát theo nhu cầu. Sau đó, đưa sắt về các cơ quan đích như tủy xương để sản xuất hồng cầu hoặc về dự trữ ở gan. Khi được hấp thu đủ, lượng phức hợp sắt thừa sẽ bị đào thải qua đường tiêu hóa. Nhờ đó, không gây lắng đọng sắt tại các cơ quan khác.
  • Viên sắt hữu cơ còn được bổ sung thành phần dầu mè đen có tác dụng nhuận tràng, giúp người dùng hấp thụ các dưỡng chất tốt hơn và khắc phục được tình trạng táo bón thường gặp khi uống những loại này.

Tùy vào nhu cầu và điều kiện của bản thân mà bạn nên tìm hiểu thật kỹ thông tin về nguồn gốc xuất xứ, giá cả, thành phần và công dụng của những loại sản phẩm bổ sung sắt. Từ đó, có thể lựa chọn cho mình một sản phẩm phù hợp nhất.

Hãy gọi tới tổng đài 1900.12590896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được chuyên gia giải đáp trực tiếp những thắc mắc xung quanh tình trạng thiếu sắt.

  • TAGS

Bài viết được tham vấn bởi

Bác Sĩ Vũ Văn Lực

Chuyên gia tư vấn

Nguyên bác sĩ bệnh viện Đa khoa Hà Thành II

Tổng quan
0
Viết bình luận

Có 0 bình luận:

  1. Sức khỏe A - Z
  2. Dinh dưỡng