Sắt là thành phần chính của các tế bào hồng cầu và tham gia vào quá trình tạo máu của cơ thể. Bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị thiếu sắt và có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Chính vì vậy bổ sung sắt là vấn đề cần được quan tâm xử lý kịp thời để ngăn chặn tình trạng thiếu máu và bảo vệ sức khỏe.
1. Vai trò của sắt đối với cơ thể
Sắt là một khoáng chất tự nhiên có mặt trong hầu hết các tế bào của cơ thể. Đây là nguyên tố thiết yếu để tạo ra huyết sắc tố - một phần của các tế bào máu, cũng như thực hiện nhiều chức năng khác.
Phần lớn chất sắt của cơ thể được tìm thấy trong tế bào hồng cầu là hemoglobin và trong các tế bào cơ là myoglobin. Hemoglobin có vai trò vận chuyển oxy từ máu tới các cơ quan trong cơ thể để duy trì sự sống. Trong khi đó, myoglobin được tìm thấy trong cơ bắp có tác dụng lưu trữ, vận chuyển và giải phóng oxy. Nếu thiếu sắt, lượng huyết sắc tố cũng sẽ bị giảm theo. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến việc cung cấp oxy cho các tế bào của cơ thể và có thể gây mệt mỏi, kiệt sức cũng như các vấn đề sức khỏe khác.
Bên cạnh vai trò tạo sản xuất tế bào máu, chất sắt cũng hỗ trợ nhiều chức năng khác trong cơ thể. Cụ thể, sắt có các vai trò như sau:
- Sắt giúp chuyển đổi thức ăn thành năng lượng: Nếu không đủ chất sắt, người thiếu sắt thường hay mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, thiếu tập trung.
- Sắt giúp duy trì hệ thống miễn dịch: Sắt cần thiết cho sự tăng sinh của tế bào miễn dịch, đặc biệt là tế bào lympho có liên quan mật thiết đến việc giữ gìn sức khỏe bình thường. Cơ thể thiếu sắt sẽ ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ mắc bệnh cảm cúm, cảm lạnh…
- Sắt tốt cho não bộ: Việc duy trì đủ lượng chất sắt trong cơ thể sẽ giúp chúng ta đảm bảo cho não bộ hoạt động tốt nhất trong một ngày làm việc.
- Đối với phụ nữ mang thai, sắt giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, ngăn ngừa một số dị tật ống thần kinh ở thai nhi, phòng ngừa nguy cơ trẻ sinh ra bị nhẹ cân hay chậm phát triển ngôn ngữ. Bên cạnh đó, mẹ bầu bổ sung đủ sắt trong thai kỳ cũng giúp hạn chế nguy cơ sảy thai, sinh non và các biến chứng sau khi sinh như nhiễm trùng hậu sản, sản giật, trầm cảm sau sinh.
2. Những lý do thiếu sắt thường gặp
Mất máu cấp tính (thiếu máu do thiếu sắt)
Người bệnh có thể mất các tế bào hồng cầu do chảy máu kéo dài mà người bệnh có thể không nhận thấy trong các trường hợp như bệnh về đường tiêu hóa như trĩ, viêm loét dạ dày, ung thư; chị em đến kỳ kinh nguyệt; phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh; chị em sau sinh…
Rối loạn tiêu hoá dẫn đến hấp thu sắt kém
Tình trạng rối loạn tiêu hóa gây ảnh hưởng đến sự hấp thu các chất dinh dưỡng trong ruột. Một vài bệnh như Celiac và bệnh Crohn cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu. Bên cạnh đó, những người đã thực hiện các phẫu thuật cắt bỏ một phần ruột non cũng có thể dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng và ảnh hưởng đến khả năng tổng hợp sắt của cơ thể.
Phụ nữ mang thai dễ bị thiếu sắt
Trong quá trình mang thai, nhu cầu máu của người mẹ tăng lên gấp nhiều lần để nuôi dưỡng thai nhi. Kéo theo đó là lượng sắt cơ thể cần cũng tăng 30 – 50% so với bình thường để tạo ra nhiều máu hơn cung cấp cho nhu cầu của cơ thể. Đây chính là nguyên nhiên khiến đa số phụ nữ mang thai bị thiếu sắt và lượng sắt trong cơ thể họ sẽ còn giảm nhiều hơn nữa trong các tháng tiếp theo của thai kỳ.
Chế độ ăn uống thiếu sắt
Một chế độ ăn uống không khoa học, thiếu hụt sắt và các chất tăng hấp thụ sắt như vitamin B12 và folate sẽ dễ làm tăng nguy cơ thiếu sắt.
3. Những ai cần phải bổ sung sắt
Thiếu sắt là một tình trạng phổ biến và có thể xảy ra ở cả nam và nữ, ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, một số đối tượng dưới đây có nguy cơ thiếu sắt cao hơn những người khác và cần phải bổ sung sắt hằng ngày.
- Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ: Nữ giới bị thiếu sắt do mất máu trong thời kỳ kinh nguyệt nên cần bổ sung sắt. Ngoài ra, phụ nữ có thai và phụ nữ sau sinh cũng cần bổ sung sắt để cung cấp cho thai nhi phát triển.
- Trẻ sơ sinh và trẻ em: Trẻ sơ sinh, đặc biệt là những trẻ nhẹ cân hoặc sinh non có thể tăng nguy cơ bị thiếu sắt. Trẻ không được ăn uống đầy đủ, bị suy dinh dưỡng cũng cần bổ sung sắt.
- Người ăn chay trường: Những người không ăn thịt có thể thiếu sắt cao hơn nếu họ không ăn các thực phẩm giàu chất sắt khác.
- Người hiến máu thường xuyên: Những người thường xuyên hiến máu cần phải bổ sung sắt để cơ thể sản xuất lượng máu bù lại chỗ máu đã mất đi.
- Người có vấn đề về tiêu hóa: Đường ruột không khỏe mạnh sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và hấp thụ được chất sắt có trong thực phẩm.
4. Hàm lượng sắt cần thiết cho cơ thể
Lượng sắt cần thiết cho mỗi ngày phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính và tình hình sức khỏe tổng thể của từng người. Hàm lượng sắt cần thiết cho mỗi độ tuổi như sau:
- Trẻ nhỏ từ 4 – 8 tuổi cần 10 mg sắt mỗi ngày, trẻ từ 9 – 13 tuổi cần 8mg sắt/ngày. Đây là thời gian cơ thể trẻ phát triển rất nhanh.
- Nữ giới từ 19 – 50 tuổi cần 18mg sắt/ngày, trong khi đó, nam giới cùng độ tuổi chỉ cần 8mg/ngày. Lý do phụ nữ cần nhiều chất sắt hơn vì họ bị mất máu mỗi tháng trong chu kỳ kinh nguyệt.
- Với phụ nữ mang thai, nhu cầu sắt cần gấp đôi liều lượng bình thường. Nghĩa là các bà bầu cần bổ sung khoảng 28 mg sắt để tạo đủ máu cho thai nhi phát triển khỏe mạnh.
- Sau khi mãn kinh, nhu cầu sắt ở phụ nữ giảm xuống còn 8mg/ngày.
5. Hậu quả của việc thiếu sắt
Hầu hết các trường hợp thiếu sắt nhẹ đều không gây biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ thành mãn tính và kéo theo những vấn đề về sức khỏe như:
- Thiếu máu mạn tính: Thiếu sắt sẽ ảnh hưởng đến quá trình tạo máu của cơ thể và dẫn đến nguy cơ thiếu máu mạn tính làm suy giảm trí nhớ, hay chóng mặt, mệt mỏi, sức khỏe giảm sút, dễ bị thiếu máu trầm trọng khi mang thai.
- Bệnh nhịp tim nhanh hoặc không đều: Khi cơ thể không đủ lượng sắt cần thiết, tim phải bơm nhiều máu hơn để bù cho lượng oxy thấp. Điều này có thể dẫn đến nhịp tim không đều hoặc nhịp tim nhanh. Trong trường hợp nghiêm trọng, nó có thể gây biến chứng suy tim hoặc tim to.
- Biến chứng thai kỳ: Bà bầu thiếu sắt có thể dẫn tới sảy thai, sinh non hoặc sinh con nhẹ cân. Ngoài ra, nó còn tăng nguy cơ xuất huyết, nhiễm trùng, trầm cảm sau khi sinh.
- Chậm phát triển ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Thiếu sắt nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh có thể dẫn đến thiếu máu, làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, sự phát triển trí não và khả năng ngôn ngữ của trẻ. Bên cạnh đó, trẻ cũng rất nhạy cảm với các bệnh nhiễm trùng, cảm mạo.
6. Bổ sung sắt như thế nào mới tốt?
6.1. Bổ sung sắt từ thực phẩm
Thực phẩm chính là nguồn cung cấp sắt chủ yếu để mà chúng ta không thể bỏ qua. Sắt trong thực phẩm đến từ hai nguồn chính là động vật và thực vật. Trong đó, sắt từ động vật là dạng sắt heme chủ yếu được tìm thấy trong của các loại thịt đỏ, gia cầm và hải sản như: thịt bò, lợn, gà, cừu, cá hồi, tôm, cua, trứng…
Trong khi đó, sắt non-heme được tìm thấy ở thực vật như loại đậu, ngũ cốc, rau xanh đậm, nấm, măng tây… Tuy nhiên sắt có nguồn gốc từ thực vật thường khó hấp thu hơn sắt từ động vật.
Bên cạnh đó để tăng khả năng hấp thụ sắt cho cơ thể, bạn nên kết hợp bổ sung sắt với các thực phẩm giàu vitamin C như: cam, chanh, bưởi, ổi, ớt chuông, kiwi…
6.2. Các sản phẩm bổ sung sắt
Viên sắt Fumarat
Thuốc sắt Fumarat có thành phần chính là sắt Fumarat 60mg cùng với một số thành phần khác như acid folic, vitamin B (B2, B6, B12). Thuốc có tác dụng phòng và điều trị chứng thiếu máu do thiếu sắt; bổ sung sắt trong các trường hợp như trẻ em suy nhược, người sau phẫu thuật…
Thuốc chống chỉ định cho những người mẫn cảm với thành phần của thuốc, người thừa sắt hoặc phụ nữ có thai cần thận trọng tránh sử dụng quá liều. Bởi chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ như táo bón, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, dị ứng, phát ban.
Sắt Gluconat
Thuốc sắt Gluconat được chỉ định trong phòng và điều trị các bệnh thiếu sắt trong các trường hợp sau phẫu thuật cắt dạ dày, phụ nữ mang thai và hội chứng suy dinh dưỡng ở trẻ.
Thuốc sắt chống chỉ định cho người mẫn cảm với thành phần sắt gluconat, người thừa sắt, người bị hẹp thực quản hoặc mắc bệnh về đường tiêu hóa; trẻ dưới 12 tuổi và người cao tuổi.
Một số tác dụng phụ mà thuốc sắt Gluconat có thể gây ra đó là: táo bón, nôn, buồn nôn, đau bụng, đi ngoài phân đen, răng đen…
Viên sắt hữu cơ
Nếu thuốc sắt thường gây tác dụng phụ là nóng trong, táo bón, khó tiêu thì một số loại thực phẩm chức năng chất lượng sẽ giúp giảm thiểu các tác dụng phụ trên. Nổi bật trong đó là viên sắt hữu cơ với chất lượng, thành phần và công dụng của sản phẩm cũng được kiểm nghiệm và được Bộ Y tế cấp phép lưu hành trên thị trường.
Viên có nhiều lợi thế hơn các sản phẩm bổ sung sắt thông thường ở những điểm sau:
- Chứa sắt hữu cơ dễ hấp thụ, không có mùi tanh, dễ uống.
- Chứa các thành phần tạo máu như acid folic, vitamin B12, vitamin E, kẽm nano. Việc bổ sung cả khoáng chất kẽm với sắt sẽ hiệu quả hơn việc chỉ bổ sung một mình sắt.
- Bổ sung thêm thành phần dầu mè đen giúp hạn chế tình trạng nóng trong, táo bón khi uống sắt.
Bổ sung sắt hữu cơ sẽ giúp cơ thể hấp thụ một cách chủ động và có kiểm soát theo nhu cầu. Đồng thời, sắt hữu cơ có khả năng tự đào thải qua đường tiêu hóa, vì vậy không gây lắng đọng trong cơ thể và gây ra các tác dụng phụ như các loại thuốc sắt. Đặc biệt, viên sắt hữu cơ có thể sử dụng cho những người phải uống thuốc kháng axit do bệnh dạ dày mà không gây tác dụng phụ.
6.3. Lưu ý khi bổ sung sắt
Khi bổ sung sắt bạn nên “ghi nhớ” một số lưu ý dưới đây để đạt hiệu quả tốt nhất:
- Bạn nên chọn các sản phẩm bổ sung sắt dạng hữu cơ để giúp cơ thể hấp thụ tốt và hạn chế tình trạng táo bón. Tốt nhất trong thành phần nên có thêm một số thành phần như acid folic, kẽm, mè đen cũng giúp nhuận tràng, giảm táo bón khi sử dụng.
- Bạn không nên uống đúng liều lượng theo hướng dẫn in trên sản phẩm hoặc theo định của bác sĩ. Bổ sung thừa sắt đều gây ra những tác hại khôn lường cho sức khỏe.
- Nên uống sắt trước khi ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ. Không uống sắt vào buổi tối sẽ làm giảm tác dụng của sắt.
- Không nên uống sắt và canxi cùng lúc với nhau vì chúng sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thụ sắt. Đối với bà bầu phải bổ sung 2 nguyên tố này thì cần uống các nhau ít nhất 2 giờ. Tốt nhất bạn nên uống canxi vào buổi sáng và sắt vào buổi trưa.
- Tránh sử dụng chúng với một số thực phẩm gây ức chế hấp thụ sắt như: chè, thức uống chứa cafein, thuốc lá… Đồng thời, bạn cũng không nên uống sắt với một số loại thuốc gây cản trở sự hấp thụ sắt như: thuốc kháng sinh, thuốc giảm cholesterol, thuốc chống đột quỵ…
Hãy gọi tới tổng đài 1900.1259 – 0896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được chuyên gia giải đáp trực tiếp về các nguồn bổ sung sắt an toàn hiệu quả nhất.
Có 0 bình luận: