Tăng cường sử dụng thực phẩm giàu sắt trong bữa ăn hằng ngày và uống bổ sung viên sắt theo hướng dẫn sẽ giúp phòng ngừa và làm giảm các rối loạn do thiếu sắt gây ra. Vậy người bị thiếu máu do thiếu sắt nên ăn gì và kiêng gì để nhanh chóng hồi phục sức khỏe?
1. Hậu quả khi cơ thể thiếu máu thiếu sắt
Sắt có mặt trong mọi tế bào của cơ thể và giữ vai trò quan trọng trong việc tạo ra huyết sắc tố, một phần của các tế bào máu, cũng như thực hiện nhiều chức năng khác. Hầu hết các trường hợp thiếu sắt nhẹ đều không gây biến chứng, tuy nhiên thiếu sắt kéo dài có thể dẫn đến thiếu máu gây ra những hệ lụy không mong muốn. Cụ thể:
- Thiếu sắt có thể gây mệt mỏi và làm giảm khả năng tập trung, giảm trí nhớ. Các biểu hiện mất ngủ, mệt mỏi, da xanh xao, không tập trung, dễ bị kích thích hay gặp ở những người thiếu máu sẽ gây ảnh hưởng đến kết quả học tập, công việc của bệnh nhân.
- Trẻ em bị thiếu máu có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, trẻ dễ mắc các bệnh về đường ruột; hoạt động thể chất, trí tuệ kém; mất ngủ, kém tập trung, dễ bị kích thích.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh tim: Khi cơ thể bị thiếu sắt sẽ ảnh hưởng đến quá trình tạo máu. Lúc này tim tim phải bơm nhiều máu hơn để bù cho lượng oxy thấp. Điều này có thể dẫn đến nhịp tim không đều hoặc nhịp tim nhanh. Trong trường hợp nghiêm trọng, nó có thể gây biến chứng suy tim hoặc tim to.
- Biến chứng thai kỳ: Phụ nữ mang thai bị thiếu máu dễ sảy thai, sinh non; người mẹ dễ bị tăng huyết áp và tai biến sản khoa khi sinh. Trẻ sinh ra dễ bị nhẹ cân, chậm lớn, dị tật ống thần kinh… Phụ nữ cho con bú thiếu sắt, thiếu máu dinh dưỡng sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, không đủ khả năng chăm con tốt; đặc biệt trẻ sơ sinh có nguy cơ thiếu máu dinh dưỡng.
- Chậm phát triển ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Thiếu sắt nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể dẫn đến thiếu máu cũng như chậm tăng trưởng và phát triển. Ngoài ra, thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ cũng liên quan đến yếu tố tăng nhạy cảm với bệnh nhiễm trùng.
Bên cạnh đó, thiếu sắt, thiếu máu dinh dưỡng có thể khiến cho tim đập nhanh, da bị nhăn nheo, móng tay mỏng đi và tóc dễ bị rụng.
2. Người bị thiếu máu do thiếu sắt nên ăn gì để giúp hồi phục cơ thể?
Chế độ dinh dưỡng trong điều trị thiếu máu thiếu sắt bao gồm: đủ năng lượng, giàu đạm nguồn động vật, đủ vitamin C, hạn chế các thực phẩm ảnh hưởng đến hấp thu sắt và chế biến thực phẩm để đảm bảo hấp thu sắt tốt hơn.
Rau xanh đậm, trái cây
Các loại rau lá xanh đậm như rau bina, củ cải và cải xoăn là nguồn cung cấp sắt tự nhiên rất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, một số trái cây như cam, quýt, ổi.. rất giàu vitamin C giúp hấp thụ sắt tốt hơn, đồng thời làm giảm bớt tác động tiêu cực của các hợp chất phytates ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt.
Thịt gia súc gia cầm
Thịt (đặc biệt là thịt bò, thịt bê và gan) chứa hàm lượng sắt dồi dào. Những loại thịt này còn chứa phức hợp heme sắt, giúp cơ thể dễ dàng hấp thu lượng sắt cần thiết. Ngoài ra, các loại thịt đỏ còn là nguồn cung cấp hàm lượng lớn vitamin B12 rất tốt cho sức khỏe.
Trứng các loại
Lòng đỏ trứng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể như vitamin A, canxi, magie và sắt. Vì vậy, bạn có thể chế biến trứng thành nhiều món ăn để thay đổi khẩu vị và bổ sung thêm sắt nhé.
Gan
Gan là nguồn bổ sung sắt dồi dào cho cơ thể. Bạ có thể được chế biến bằng cách chiên, xào, luộc, nướng… để tạo sự đa dạng cho bữa ăn. Bạn nên tiêu thụ các loại gan tốt nhất như gan bò, gan ngỗng, gan gà và gan lợn.
Củ cải đường
Củ cải đường được biết đến là loại rau củ mang lại hiệu quả cao trong cuộc chiến chống lại căn bệnh thiếu máu, thiếu sắt. Loại củ này có chứa hàm lượng sắt cao, tham gia vào quá trình sửa chữa và kích hoạt các tế bào hồng cầu. Một khi được kích hoạt, các tế bào hồng cầu sẽ cung cấp được nhiều lượng oxy hơn cho các bộ phận trong cơ thể. Bổ sung củ cải đường vào chế độ ăn hàng ngày là giải pháp hiệu quả để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu thiếu sắt.
Hải sản
Cá cũng là loại thực phẩm không thể thiếu vì nó bổ sung lượng sắt cần thiết cho cơ thể. Một số loài cá béo phổ biến như cá hồi, cá ngừ cũng như các loại thực phẩm khác như sò, hàu rất giàu chất sắt. 100g thịt hàu Thái Bình Dương chứa khoảng 7,2 mg sắt.
Chuối
Chuối là một trong những loại thực phẩm bổ sung sắt không thể bỏ qua với hàm lượng chất dinh dưỡng lớn. Theo nghiên cứu thành phần trong một quả chuối gồm có sắt, kali, vitamin cùng các loại protein giúp cơ thể thư giãn, minh mẫn và cung cấp năng lượng cần thiết cho một ngày làm việc sắp tới.
Hạnh nhân
Ngoài công dụng bổ sung sắt, quả hạch còn mang đến cho bạn nguồn protein, chất béo cùng các loại vitamin bão hòa giúp bồi bổ sức khỏe và tham gia vào quá trình tạo máu, cải thiện vóc dáng.
Các loại hạt
Các loại hạt như hạt thông, lạc, hạt điều… không chỉ là muốn ăn vặt ưa thích mà còn là nguồn bổ sung sắt dồi dào. Với 100g hạt cung cấp khoảng 3,7mg chất sắt cho cơ thể.
Chế độ ăn có thể giúp điều chỉnh tình trạng thiếu máu thiếu sắt nhẹ, nhưng nếu trường hợp nặng hơn có thể cần phải bổ sung sắt bằng đường uống. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án bổ sung sắt phù hợp nhất.
3. Cách giúp hấp thụ sắt hiệu quả
- Khi uống viên bổ sung sắt, bạn sẽ rất dễ gặp phải tình trạng bị táo bón. Vì vậy, hãy uống nhiều nước và ăn những thực phẩm giàu chất xơ để phòng ngừa táo bón.
- Nên uống sắt kèm với các loại nước giàu vitamin C như nước cam, nước chanh. Vitamin C sẽ có tác dụng làm tăng sự hấp thu của sắt với cơ thể.
- Nên bổ sung sắt kết hợp với acid folic, dầu mè đen… để giúp tổng hợp sắt tốt hơn, đồng thời phòng ngừa nguy cơ táo bón, khó tiêu khi uống sắt.
- Không nên dùng thuốc sắt cùng thời điểm với sữa hoặc thực phẩm giàu canxi. Bởi sắt và canxi là hai chất kỵ nhau, khi sử dụng đồng thời sẽ làm giảm sự hấp thu các dưỡng chất này vào cơ thể.
- Không dùng trà, cafe, nước uống có gas khi bổ sung sắt bởi chúng sẽ làm giảm hiệu quả sự hấp thu sắt vào cơ thể.
- Ăn gan động vật như lợn, gà,…bởi chúng có hàm lượng dinh dưỡng cao. Bên cạnh bổ sung sắt, gan động vật còn cung cấp thêm protein, vitamin, choline,…Tuy là một loại thực phẩm siêu dinh dưỡng, nhưng phụ nữ mang thai cũng cần lưu ý chỉ bổ sung ở mức vừa phải, không nên ăn quá nhiều.
Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều sản phẩm viên sắt hữu cơ với xuất xứ, giá cả khác nhau. Tuy nhiên, các mẹ bầu cần tìm hiểu thông tin thật kỹ để lựa chọn sản phẩm có những thành phần phù hợp với mình, cũng như đảm bảo an toàn. Tốt nhất nên chọn sản phẩm đã được kiểm nghiệm và được Bộ Y tế cấp phép lưu hành trên thị trường.
Sản phẩm bổ sung sắt đạt chất lượng phải đáp ứng các tiêu chí sau:
- Sắt có nguồn gốc hữu cơ: So với những sản phẩm sắt vô cơ, các sản phẩm sắt hữu cơ có một số đặc điểm nổi bật hơn như không có mùi tanh, dễ hấp thu. Ưu điểm của sắt hữu cơ là giúp cơ thể tự hấp thụ theo nhu cầu. Khi cơ thể đã đủ lượng sắt dự trữ, chúng sẽ tự đào thải bằng đường tiêu hóa. Từ đó, giúp hạn chế tình trạng sắt dư thừa và lắng đọng trong cơ thể, gây ra tác dụng phụ.
- Thành phần có chứa acid folic, kẽm nano, vitamin B12, vitamin E là các chất tạo máu. Trong đó, acid folic thường được dùng để hỗ trợ bệnh thiếu máu, giảm nguy cơ ung thư, ngăn ngừa một số bệnh lý như: đau cơ bắp, khó ngủ,… Ngoài ra, kẽm cũng là một dưỡng chất quan trọng, giúp việc bổ sung sắt hiệu quả hơn.
- Nên lựa chọn chế phẩm chứa sắt có dầu mè đen có tác dụng nhuận tràng, giúp người sử dụng tránh được tình trạng bị táo bón.
Bài viết trên đây đã cung cấp thông tin về một số thực phẩm giàu sắt mà bạn có thể thêm vào thực đơn hàng ngày để bổ sung sắt cho cơ thể. Bên cạnh đó, bạn hãy lựa chọn cho mình sản phẩm viên sắt hữu cơ phù hợp để phòng ngừa tình trạng thiếu sắt và bảo vệ sức khỏe bản thân nhé!.
Hãy gọi tới tổng đài 1900.1259 – 0896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được chuyên gia giải đáp trực tiếp về những thực phẩm cho người bị thiếu sắt.
Có 0 bình luận: