Thế giới dược Vinh Gia
THƯƠNG HIỆU UY TÍN

Mẹo giúp điều trị chuột rút ngón tay

ID: 2230   Ngày đăng:
Lượt đọc: 17957

Chuột rút có thể xảy ra ở khắp cơ thể và thường gặp ở bắp chân, bàn chân nhưng cũng có thể ở tay, ngón tay. Nếu bạn gặp chuột rút ngón tay thì những mẹo sau đây sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này.

Mục lục [ Hiện ]

1. Hiện tượng chuột rút ngón tay

Chuột rút ngón tay tay xảy ra với người cao tuổi hoặc với những người làm các công việc đòi hỏi cử động nhiều, lặp đi lặp lại ở cổ tay và ở tay. Các cơn co thắt xảy ra ở các cơ vùng cổ tay, bàn tay thường ở dạng nhẹ do nhiều nguyên nhân nhưng sẽ nguy hiểm nếu chuột rút tay xuất hiện khi bạn đang cầm nắm vật nặng, nóng hay khi bạn đang lái xe.

Tình trạng chuột rút ở ngón tay là do những nguyên nhân nào?

  • Thiếu canxi, magie: khi bị thiếu canxi và hàm lượng magie thấp sẽ làm tăng hoạt động của mô thần kinh và dẫn đến chuột rút. Nếu thiếu hụt canxi trong máu không chỉ gây ra sự co thắt của cơ bắp tay, cơ cổ tay, mà nó còn có thể gây ra cảm giác tê liệt và ngứa ran xung quanh miệng và các vùng khác.
  • Cơ thể thiếu nước làm cơ bắp dễ bị co rút: khi bạn hoạt động với cường độ cao, làm việc ngoài trời nắng nóng.… khiến cơ thể ra mồ hôi, nếu không bù đủ nước sẽ làm bạn bị chuột rút. Mồ hôi ra nhiều sẽ kèm theo cả mất nước lẫn muối.
  • Mắc hội chứng ống cổ tay: hội chứng này thường gặp ở chị em phụ nữ, những người có công việc sử dụng tay nhiều và liên tục duy trì ở một tư thế cố định trong thời gian dài.
  • Xuất hiện khi chúng ta già: chuột rút thường xảy ra với người cao tuổi, do cơ thể không còn hấp thu tốt như trước nên dễ thiếu canxi, magie….

2. Mẹo để điều trị chuột rút ở tay

2.1. Bổ sung canxi

Thiếu canxi là nguyên nhân dẫn đến bị chuột rút ở nhiều người. Do đó bổ sung canxi là cách giúp bạn điều trị chuột rút hiệu quả. Bạn có thể bổ sung canxi bằng các cách sau:

  • Thực phẩm: chọn bổ sung canxi bằng cách thêm các thực phẩm giàu khoáng chất này vào bữa ăn hàng ngày. Bạn có thể tìm thấy canxi trong các thực phẩm như tôm, cua, cá, ốc, rau lá xanh đậm, các loại hạt, sữa và các chế phẩm từ sữa.
  • Thuốc: nhiều người chọn bổ sung canxi từ thuốc, cách bổ sung này hiệu quả nhưng cần phải có chỉ định của bác sĩ. Nếu bạn tự bổ sung sẽ có thể thiếu hoặc thừa canxi, chữa chuột rút được nhưng lại có thể mắc bệnh khác do thừa canxi.
  • Viên uống bảo vệ sức khỏe: đây là cách bổ sung canxi an toàn, đang được nhiều người lựa chọn. Bạn nên chọn cách bổ sung này vì có thể chế độ dinh dưỡng của bạn chưa đủ đáp ứng nhu cầu canxi của cơ thể (khoảng 100mg – 1200mg canxi/ngày). Viên uống bảo vệ sức khỏe có canxi nano là lựa chọn thích hợp cho bạn. Canxi nano siêu nhỏ, tan nhanh và tăng khả năng hấp thu gấp khoảng 200 lần so với canxi thông thường. Khi sử dụng canxi nano bạn sẽ không phải lo thừa thiếu canxi do canxi sẽ được vitamin D3MK7 có trong viên uống đặt đúng chỗ cần, tránh tình trạng thừa canxi gây táo bón hay sỏi thận. Cùng với canxi nano, vitamin D3 và MK7, trong viên uống còn có các dưỡng chất tốt cho sức khỏe và giúp cải thiện tình trạng chuột rút như magie, kali, kẽm, mangan….

2.2. Cho đôi tay nghỉ ngơi

Một trong những nguyên nhân gây chuột rút tay là do sử dụng tay quá nhiều nên tay mỏi. Cách tốt nhất là bạn nên cho đôi tay nghỉ ngơi một thời gian bằng cách không cử động tay. Với những người thường xuyên dùng đến tay trong công việc như phải đánh máy, viết, vẽ tranh… thì cứ nửa giờ nên dừng để cho tay nghỉ ngơi.

Trong trường hợp cơn chuột rút đến bất ngờ thì nên cho tay nghỉ từ 15 – 30 phút. Với trường hợp cơn co giật tay diễn ra thường xuyên, trong một thời gian dài, thì bạn nên cân nhắc việc nghỉ ngơi vài ngày và nghỉ ngơi hoàn toàn.

Nếu cơn đau kéo dài hơn 2 tuần, thì bạn nhất định phải đến bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng hơn.

2.3. Ngưng các hoạt động gây đau

Những công việc hay hoạt động có thể làm đau tay: đánh máy, viết, làm vườn, chơi tennis, golf, nhạc cụ, vẽ, lái xe… và những công việc cần nắm chặt vật nào đó trong thời gian dài kèm theo kéo căng các ngón tay.

Để điều trị chuột rút với những trường hợp này, bạn nên ngừng các hoạt động lặp đi lặp lại ngay để có thể giúp giảm đau và giảm chuột rút.

Điều quan trọng là phải nghỉ giải lao thường xuyên khi thực hiện các hoạt động này để ngăn chặn bất kỳ vấn đề nào và thậm chí là viêm gân.

2.4. Thực hiện một số động tác co duỗi tay

Các động tác co duỗi tay có tác dụng như một bài tập luyện cho bàn tay. Trong quá trình co duỗi, bàn tay được vận động giữ cân bằng với những chuyển động lặp đi lặp lại. Bạn có thể thực hiện các động tác sau đây:

  • Bạn giữ lòng bàn tay thẳng lên và sau đó đưa đối diện và rất nhẹ nhàng đặt một lực theo hướng ngược lại. Cứ 10 giây, bạn thực hiện 2 lần trên mỗi bàn tay.
  • Bạn duỗi thẳng tay và áp tay vào một mặt phẳng. Sau đó, bạn từ từ nhấn tay xuống và nhẹ nhàng thêm tạ vào tay, giữ nguyên trong 60 giây rồi đổi tay.
  • Bạn cũng có thể kéo căng tay bằng cách nắm tay thành nắm đấm chắc chắn. Bạn giữ ở vị trí đó trong ít nhất 60 giây và sau đó mở bàn tay rồi kéo căng một lần nữa.

Nên bỏ túi những mẹo giúp khắc phục và giảm cơn đau khi bị chuột rút ngón tay

2.5. Massage để trị chứng chuột rút tay

Đây là phương pháp điều trị mang đến hiệu quả cao cho trường hợp chuột rút ở tay và có tác dụng xoa nhẹ cơ bắp bị co. Đầu tiên bạn nên kéo căng cơ bắp rồi nhẹ nhàng xoa bóp theo chuyển động tròn. Việc này sẽ giúp tay được thư giãn và trở về trạng thái bình thường sau khi bị cứng do chuột rút.

Nếu bạn bị đau cơ xung quanh cánh tay thì nên đặt tạ lên lòng bàn tay và hơi cong cổ tay.

Massage cho tay và ngón tay không chỉ thích hợp để điều trị chuột rút mà còn rất tốt nếu bạn áp dụng thường xuyên vừa giúp tay thư giãn sau một ngày làm việc và cũng để tránh được cơn co thắt có thể xảy ra.

2.6. Giữ cho cơ thể đủ nước

Do công việc bận rộn có thể bạn uống không đủ nước. Chuột rút xảy ra là dấu hiệu báo cơ thể bạn đang thiếu nước, mất nước làm ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ và khiên tay bạn bị chuột rút.

2.7. Bổ sung vitamin

Chuột rút có thể xảy ra khi cơ thể bạn thiếu một số dưỡng chất cơ bản cần cho hoạt động bình thường như canxi, magie, kali… Chuột rút do nguyên nhân này thường xảy ra với vận động viên, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh thận, rối loạn ăn uống hay những người trải qua hóa trị. Ngoài các dưỡng chất này nếu thiếu hụt vitamin B cũng có thể dẫn đến tình trạng chuột rút một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

2.8. Xây dựng sức mạnh cho bàn tay và cẳng tay

Luyện tập để nâng cao sức mạnh của bàn tay cẳng tay cũng là điều bạn nên làm. Bạn có thể dùng một quả bóng có tính giãn nở để bắt đầu thực hiện các tập nâng cao sức mạnh bàn tay. Với mỗi lần tập, bạn cần bóp quả bóng từ 10 đến 15 lần trên mỗi bàn tay và thực hiện từ 2 đến 3 ngày mỗi tuần. Hoặc bạn cũng có thể tăng cường sức mạnh cho bàn tay bằng cách chơi các môn thể thao liên quan đến việc ném hoặc bắt bóng như bóng ném, bóng rổ, bóng bàn hoặc tennis.

2.9. Cải thiện chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống lành mạnh, cân đối với đủ nước cho cơ thể, đủ chất dinh dưỡng sẽ tốt cho sức khỏe và đôi tay bạn. Đặc biệt bạn chú ý bổ sung canxi, magie, kali, vitamin B.

Hãy cân nhắc tới việc thay đổi thói quen hằng ngày để phòng ngừa tình trạng chuột rút ở tay

2.10. Sử dụng các vật có kích thước thích hợp phù hợp với bàn tay

Kích thước của những vật dụng bạn hay dùng hoặc cầm nắm bằng tay có thể tác động lớn đến các cơ và khớp tay. Để tránh cho tay khỏi bị chuột rút, bạn nên chọn những vật dụng hay dùng như công cụ, thiết bị luyện tập, dụng cụ và đồ gia dụng phù hợp với bàn tay, tạo cảm giác thoải mái cho bàn tay khi cầm nắm.

2.11. Thay đổi chuột máy tính

Nếu công việc của bạn dùng đến máy tính thường xuyên thì chuột máy tính có thể là nguyên nhân gây chuột rút. Một số con chuột có thể gây đau tay trong thời gian dài. Do đó hãy chọn một con chuột có kích thước phù hợp với bàn tay bạn để tránh được chuột rút và để không ảnh hưởng đến chất lượng công việc.

2.12. Chườm nóng hoặc lạnh lên bàn tay

Chườm nóng hoặc lạnh lên bàn tay đều giúp bạn giảm đau. Bạn nên sử dụng khăn ấm hoặc miếng đệm nóng trên cơ bắp. Tắm nước ấm cũng có thể làm giãn cơ và giảm một số cơn đau. Ngoài ra, xoa bóp cơ khi bị chuột rút với đá lạnh có thể làm giảm sưng. Nhiệt độ lạnh hoặc đá giúp máu lưu thông trở lại các phần khác của cơ thể, giúp giảm nhiệt và viêm.

Chuột rút ở ngón tay tuy không xảy ra nhiều như với bắp chân nhưng bạn vẫn nên cẩn thận. Nếu thấy tay bị chuột rút bạn nên dành thời gian để tay được nghỉ ngơi và massage cho tay thư giãn. Trong trường hợp chuột rút xảy ra thường xuyên, liên tục thì bạn nên đi khám để được điều trị kịp thời.

Hãy gọi tới tổng đài 1900.1259 – 0896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được chuyên gia giải đáp trực tiếp các thắc mắc về những cách điều trị chứng chuột rút ở ngón tay.

  • TAGS

Bài viết được tham vấn bởi

Bác Sĩ Vũ Văn Lực

Chuyên gia tư vấn

Nguyên bác sĩ bệnh viện Đa khoa Hà Thành II

Tổng quan
0
Viết bình luận

Có 0 bình luận:

  1. Sức khỏe A - Z
  2. Cơ - Xương - Khớp