Thế giới dược Vinh Gia
THƯƠNG HIỆU UY TÍN

Mẹo tránh chuột rút khi bơi

ID: 2229   Ngày đăng:
Lượt đọc: 8884

Chuột rút khi bơi rất nguy hiểm nếu bạn không biết cách xử lý, ngay cả những người bơi giỏi cũng có thể gặp chuột rút. Hãy nhớ những mẹo này để tránh bị chuột rút khi bơi và những nguy hiểm có thể xảy ra khi bạn ở dưới nước.

Mục lục [ Hiện ]

1. Tại sao lại bị chuột rút khi bơi?

Chuột rút khi bơi là hiện tượng có thể xảy ra với tất cả mọi người, kể cả người bơi giỏi. Nguyên nhân chủ yếu là không đủ oxy cung cấp cho quá trình hoạt động của cơ bắp. Ngoài ra chuột rút khi bơi còn có thể xảy ra do một số nguyên nhân như: 

  • Bạn không khởi động kỹ trước khi bơi.
  • Dùng quá nhiều sức khi bơi.
  • Cơ thể không được cung cấp đủ canxi.

Giải đáp thắc mắc lý do vì sao lại bị chuột rút khi bơi

Khi bạn bơi trong nước, đặc biệt là ở môi trường nhiệt độ giảm, nước lạnh khiến cho cơ thể mất nhiệt nhanh. Để tạo ra nhiệt bên trong và duy trì nhiệt độ chính, cơ thể bắt đầu run lên. Cơ chế điều hòa nhiệt độ được vùng dưới đồi não kích hoạt, khiến các mạch cung cấp máu tới các chi bắt đầu co lại để tránh mất nhiệt từ các cơ quan chính. Điều này dẫn tới các chi bị thiếu oxy, trong điều kiện nhiệt độ thấp, nước lạnh, rất dễ xảy ra tình trạng chuột rút khi bơi.

Thêm vào đó khi bơi, khi bạn duỗi mũi chân làm cho tất cả các cơ quan của chân tạo thành một đường căng cứng từ bắp chân đến ngón chân và tư thế này rất dễ làm bạn bị chuột rút. 

Chuột rút khi bơi có thể do bạn thiếu muối ăn hay do rối loạn chất điện giải gây ra và cũng có thể do thiếu hụt canxi, hạ kaki máu khi bạn hoạt động nhiều gây toát mồ hôi. Nếu bạn không biết để bổ sung hai chất này thì chuột rút khi bơi rất dễ xảy ra.

2. Đối tượng dễ bị chuột rút khi bơi

Trong số những người bơi thì nhóm đối tượng dễ bị chuột rút khi bơi là người mới tập bơi, người không bơi thường xuyên, người cao tuổi và người tập luyện với cường độ cao.

Những người đang học bơi có thể chưa nắm chắc kỹ thuật, khi xuống nước chưa giữ thăng bằng tốt nên độ nổi kém hơn dẫn đến đạp chân rất mạnh và gập gối nhiều. Việc này làm mất sức, tạo nên gánh nặng cho cơ chân khiến xảy ra tình trạng chuột rút khi bơi. Tình huống này càng dễ xảy ra nếu bơi ở bể nước lạnh. 

Những đối tượng nào dễ bị chuột rút khi bơi?

Chuột rút khi bơi có thể xảy ra với người không thường xuyên bơi. Do cơ thể khi bơi sẽ phải vận động nhiều hơn bình thường để nổi người. Vận động quá mức làm cơ thể nhanh mệt và dễ bị chuột rút. Với những người tập thể hình lại càng dễ bị chuột rút bởi cơ thể những người này có khối cơ nặng nên cơ thể dễ chìm khi họ cố vận động cho người nổi.

Những người lớn tuổi cũng là đối tượng dễ bị chuột rút do người lớn tuổi ít vận động hơn. Các cơ ở người lớn tuổi không co rút nhanh và hiệu quả, nhất là khi phải hoạt động thể chất đột ngột. Các cơ không thể đáp ứng kịp sự thay đổi đột ngột khi luyện tập hoặc nhiệt độ, dẫn đến tình trạng chuột rút khi bơi. Có một số người cao tuổi mắc bệnh như bệnh tiểu đường, tim mạnh thường mắc bệnh động mạch ngoại biên, khiến cho lưu lượng máu đến chân giảm nên dễ xảy ra chuột rút trong khi bơi.

Không chỉ người ít bơi mới bị chuột rút mà cả những người thường xuyên tập luyện với cường độ cao cũng dễ bị chuột rút khi bơi. Do cơ thể chưa thích nghi được với lượng vận động lớn và do axit lactic bị ứ đọng khi gắng sức bơi ở cường độ cao, khiến bạn dễ bị chuột rút khi bơi.

3. Cách xử lý chuột rút khi bơi

Chuột rút khi bơi rất nguy hiểm, không chỉ làm giảm tốc độ bơi của bạn mà còn có thể làm chết đuối nếu không biết cách khắc phục, ứng phó khi ở dưới nước.

  • Điều đầu tiên và cũng rất quan trọng là bạn cần phải thật bình tĩnh nếu phát hiện bị chuột rút khi bơi, gọi trợ giúp hoặc tự cứu mình. Sự hoảng loạn, mất bình tĩnh, hay giãy giụa chỉ làm bạn mất sức nhiều hơn và chìm xuống nhanh hơn. 
  • Bạn nên cố gắng thả nổi cơ thể. Cách thả nổi tốt nhất bạn nên thả lỏng cơ thể rồi ngửa người theo dòng nước, đầu gối hơi co lại và cánh tay quặp lại một góc 90 độ, đầu ngón tay chụm lại hướng lên trời. Làm như vậy sẽ giúp phần đầu của bạn nổi lên mặt nước và một phần cơ thể sẽ chìm trong nước. Tiếp đến tùy vào bộ phận cơ thể bị chuột rút bạn sẽ có cách xử lý chuột rút khác nhau.
  • Trong trường hợp bạn bị chuột rút ở cơ bụng, bạn nên bình tĩnh thả lỏng toàn thân với tư thế dang rộng hai chân. Sau đó, hít thật sâu và dùng tay bấm nhẹ vào các huyệt đạo xung quanh hoặc bạn cũng có thể dùng tay xoa nhẹ vùng bụng bị chuột rút rồi chờ người đến cứu hộ.

Cần làm gì để xử lý chứng chuột rút khi bơi?

Nếu vị trí bị chuột rút là các bộ phận khác, bạn cần tìm cách bơi lên bờ hoặc tìm đến những vũng nước nông hơn sau đó xử lý chuột bằng cách sau:

  • Bắp chân là vị trí thường hay bị chuột rút. Khi đã lên được bờ bạn nên cố gắng ngồi nhổm dậy rồi duỗi thẳng chân ra. Tiếp đến đứng bằng ngón chân hoặc gót chân để làm giãn cơ bắp. Hoặc bạn có thể xử lý chuột rút bằng cách nằm xuống và duỗi thẳng hai chân ra rồi nhờ người khác đẩy ngược các ngón chân về hướng đầu gối.
  • Nếu chuột rút xảy ra ở đùi, bạn nên ngồi xuống rồi nhờ người kéo thẳng chân ra, cùng lúc bạn nâng gót chân lên và dùng tay ấn mạnh xuống đầu gối.
  • Với trường hợp chuột rút ở xương sườn, để cơ hoành thư giãn, bạn nên hít thở thật sâu và xoa bóp nhẹ ở bắp thịt xung quanh ngực.

Chuột rút nếu do thiếu oxy thì sẽ khắc phục được bằng việc hít thở sâu và làm giãn cơ. Nếu chuột rút do thiếu nước hay muối ăn có thể uống nhiều nước và ăn thêm muối.

Khi đã cải thiện được tình trạng chuột rút, bạn nên tắm nước nóng và nghỉ ngơi, không nên bơi tiếp. Nước nóng sẽ giúp bắp thịt giãn ra, máu lưu thông và vận chuyển oxy tốt hơn, giảm đau, chống chuột rút tái diễn trong lần bơi tiếp theo.

4. Mẹo cần làm để tránh chuột rút khi bơi

Để tránh trường hợp bị chuột rút khi bơi, bạn nên nhớ “nằm lòng” những mẹo đơn giản sau: 

  • Bạn không nên xuống nước khi chưa vận động và thực hiện những động tác khởi động. Nên khởi động các khớp theo thứ tự: khớp các đốt sống cổ, thắt lưng, khớp hông, các khớp gối, cổ chân, ngón bàn chân, các khớp vai, khuỷu, cổ tay, các ngón tay. Thực hiện vận động vặn xoay vòng các khớp theo chiều kim đồng hồ và ngược lại sẽ làm nóng cơ thể, bắp chân trước khi xuống nước. Tuy nhiên cũng chú ý không tập quá sức tránh mất nước do ra nhiều mồ hôi. 
  • Sau khi khởi động xong để cơ thể thích nghi, bạn nên thả người xuống nước từ từ.
  • Không nên bơi khi đang đói hoặc ăn quá no hay mệt mỏi. Cơ thể lúc này đang bị thiếu oxy, không cung cấp đủ cho cơ bắp nên rất dễ bị chuột rút khi đang bơi.
  • Bạn nên uống nước chanh hoặc nước cam trước khi bơi để bù đắp chất điện giải cho cơ thể, ngăn ngừa nguy cơ chuột rút.

Chuột rút có thể xảy ra với bất kỳ ai nên để phòng tránh chuột rút nói chung và chuột rút khi bơi, bạn nên bổ sung canxi, kali, magie…. theo cách đơn giản nhất là qua các thực phẩm ăn hàng ngày. Hoặc để không lo thiếu những dưỡng chất này bạn có thể chọn bổ sung an toàn và hiệu quả từ viên uống có canxi nano, vitamin D3, MK7, magie, kẽm, silic, boron.… Canxi nano siêu nhỏ nên tăng khả năng hấp thu lên đến hơn 200 lần so với canxi thông thường.(Tìm hiểu sản phẩm tại đây)

Biết được nguyên nhân gây chuột rút khi bơi cùng với cách xử lý và phòng chống là rất cần thiết để bạn có thể bơi một cách an toàn và an tâm hơn. Tốt nhất không nên bơi khi bể quá vắng người hoặc không có cứu hộ đang trực sẵn, không nên cố bơi khi cơ thể không được khỏe và giữ bình tĩnh khi bị chuột rút để giữ hơi thở được lâu, không mất sức trước khi tìm cách vào được bờ hay được trợ giúp.

Hãy gọi tới tổng đài 1900.12590896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được chuyên gia giải đáp trực tiếp các thắc mắc về chứng chuột rút khi bơi.

  • TAGS

Bài viết được tham vấn bởi

Bác Sĩ Vũ Văn Lực

Chuyên gia tư vấn

Nguyên bác sĩ bệnh viện Đa khoa Hà Thành II

Tổng quan
0
Viết bình luận

Có 0 bình luận:

  1. Sức khỏe A - Z
  2. Cơ - Xương - Khớp