Trong thời gian mang thai, chị em rất dễ bị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa "tấn công", trong đó có viêm phần phụ. Nếu không chú ý phát hiện sớm và có biện pháp xử lý kịp thời, chị em sẽ gặp rất nhiều rắc rối. Dưới đây là những điều các mẹ cần hiểu rõ về viêm phần phụ khi mang thai.
Nguyên nhân bị viêm phần phụ khi mang thai
Phụ nữ trong thời gian mang thai rất dễ bị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa và một trong những bệnh phổ biến trở thành nỗi ám ảnh của các chị em là viêm phần phụ - tình trạng viêm nhiễm tại buồng trứng - ống dẫn trứng - hệ thống các dây chằng.
Phụ nữ mang thai rất dễ bị viêm phần phụ vì các lý do sau:
- Nồng độ nội tiết tố trong thời kỳ mang thai thường tăng cao hơn bình thường: Nội tiết tố tăng cao, nồng độ pH trong môi trường vùng kín thay đổi, các loại vi khuẩn và nấm kí sinh theo đó mà phát triển nên rất dễ bị các bệnh lý về phụ khoa, trong đó có viêm phần phụ
- Viêm phần phụ do viêm nhiễm ngược dòng từ viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung. Bắt đầu thai kỳ, cơ thể nữ giới có thay đổi lớn về nội tiết tố để phù hợp với sự phát triển của thai nhi trong bụng. Tình trạng thay đổi này gây rối loạn nội tiết tố dẫn đến mất cân bằng môi trường âm đạo từ đó gây viêm âm đạo và viêm lộ tuyến cổ tử cung.
- Cơ thể nữ giới khi mang thai thường yếu hơn bình thường: sức đề kháng kém nên dễ bị các tác nhân gây viêm phần phụ xâm nhập.
- Các mẹ bầu không đảm bảo vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách: lạm dụng các dung dịch vệ sinh không phù hợp, mặc đồ lót quá chặt rất dễ bị viêm phần phụ.
- Quan hệ tình dục không an toàn, có tiền sử nạo hút thai,... cũng góp phần làm tăng nguy cơ viêm phần phụ khi mang thai.
Làm sao để biết dấu hiệu viêm phần phụ khi mang bầu?
Hầu hết các chị em đều có thể mắc bệnh vào bất cứ thời điểm nào. Và trong thời gian mang thai, nguy cơ lại càng cao hơn vì các nguyên nhân như trên. Để biết mình có đang bị viêm phần phụ hay không, chị em chú ý theo dõi các dấu hiệu sau:
- Đau bụng dưới.
- Sốt nhẹ, buồn nôn, cơ thể dễ mệt mỏi.
- Đau vùng hạ vị và hai bên hố chậu.
- Xuất huyết bất thường.
- Khí hư ra nhiều bất thường, thậm chí kèm theo mủ.
- Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần.
- Đau khi giao hợp.
Bác sĩ Nguyễn Thái Hà - Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh, bệnh viện Từ Dũ TP.HCM chỉ rõ các triệu chứng của viêm phần phụ.
Viêm phần phụ khi mang thai ảnh hưởng gì đến mẹ và bé?
Viêm phần phụ ảnh hưởng đến mẹ
Bệnh viêm phần phụ khi mang thai khiến mẹ bầu phải chịu đựng những triệu chứng khó chịu, làm ảnh hưởng tới tâm lý, khiến mẹ bầu luôn tự ti, lo lắng, căng thẳng ,... cũng như ảnh hưởng tới mọi sinh hoạt hàng ngày.
Viêm phần phụ khiến sức đề kháng suy giảm, cộng thêm việc mệt mỏi trong thai kỳ, nhất là phải chịu những cơn ốm nghén vật vã sẽ khiến mẹ bầu dễ mắc thêm các bệnh cảm cúm, sốt virus…
Viêm phần phụ cũng làm ảnh hưởng tới khả năng mang thai tiếp theo của mẹ vì gây viêm nhiễm tại các cơ quan sinh sản như buồng trứng, ống dẫn trứng.
Viêm phần phụ ảnh hưởng đến thai nhi
Không chỉ gây ảnh hưởng cho bản thân người mẹ, viêm phần phụ nếu không được can thiệp kịp thời còn rất nguy hiểm vì làm ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi.
- Tăng nguy cơ thai ngoài tử cung: Tình trạng viêm phần phụ kéo dài sẽ làm ống dẫn trứng bị chít hẹp, trở nên cứng, bị gấp khúc dễ dẫn đến chửa ngoài tử cung vì noãn thụ tinh không về được đến buồng tử cung, phải làm tổ ở ngay nơi chít hẹp của ống dẫn trứng.
- Tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu, sinh non: Tình trạng viêm nhiễm tại buồng trứng, vòi trứng, dây chằng rộng nếu không được chữa trị hiệu quả sẽ gây viêm màng ối, dẫn đến nguy cơ sảy thai, thai chết lưu trong những tháng đầu và sinh non trong những tháng cuối.
- Thai nhi chậm phát triển: Viêm phần phụ là một trong những bệnh viêm nhiễm phụ khoa khiến thai nhi chậm phát triển vì bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng, còi xương ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ.
- Lây lan mầm bệnh sang con: Mẹ bầu bị viêm phần phụ nếu sinh thường có thể làm lây lan mầm bệnh viêm nhiễm sang con vì con nuốt, tiếp xúc với dịch âm đạo nhiễm bệnh. Vi khuẩn và mầm bệnh, nhất là khuẩn lậu sẽ dễ gây các bệnh da liễu, bệnh về mắt và đường hô hấp cho trẻ sơ sinh.
Điều trị viêm phần phụ khi mang thai như thế nào?
Tốt nhất, khi thấy các dấu hiệu bị viêm phần phụ, mẹ bầu nên làm những điều sau:
- Đi tới bệnh viện lớn, cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và hướng dẫn điều trị. Việc sử dụng thuốc trong thai kỳ rất nhạy cảm nên mẹ bầu cần được các bác sĩ chỉ định cụ thể, cẩn thận, không được tự ý mua thuốc. Các bác sĩ sẽ cân nhắc cho mẹ bầu dụng thuốc an toàn để ổn định tình trạng bệnh.
- Chăm sóc và bảo vệ vùng kín đúng cách: Mẹ bầu chỉ nên vệ sinh vùng kín mỗi ngày 1 lần (hoặc 2 lần nếu cần thiết) bằng sản phẩm vệ sinh phù hợp, chỉ nên vệ sinh nhẹ nhàng bên ngoài chứ không thụt sâu vào âm đạo, những lần khác chỉ nên rửa bằng nước sạch.
- Mẹ bầu nên tham khảo sản phẩm vệ sinh vùng kín phù hợp, an toàn cho phụ nữ mang thai như gel vệ sinh chứa Nano bạc, pH =(4-6), tinh chất bạc hà, chè xanh để giúp kháng khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm vừa giúp khử mùi, duy trì độ ẩm tự nhiên của âm đạo. Hoặc mẹ bầu có thể sử dụng sản phẩm vệ sinh vùng kín chuyên dụng trong quá trình mang thai chứa axit lactic, dầu bơ, dưỡng ẩm, betain,...Tìm hiểu sản phẩm tại đây
Và sau sinh sẽ là lúc chị em nên tích cực điều trị bệnh để tránh bệnh dai dẳng hoặc tái phát. Để quá trình điều trị nhanh chóng và đạt hiệu quả cao, sau khi cai sữa cho em bé hoặc khi em bé ít phụ thuộc vào sữa mẹ, cùng với đơn thuốc của bác sĩ, chị em nên kết hợp sử dụng thêm sản phẩm có chứa Immune Gamma (chiết xuất từ thành tế bào vi khuẩn có lợi Lactobacillus) và các thảo dược gồm Diếp cá, Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm, Dây kí ninh. Tìm hiểu thêm viên uống thảo dược được chuyên gia khuyên dùng tại đây
Lợi ích của sản phẩm này là sẽ hỗ trợ chống viêm mà không làm mất cân bằng pH âm đạo, kiểm soát dịch âm đạo, làm lành nhanh tổn thương do viêm và tăng cường sức đề kháng cơ thể, từ đó giúp ngăn ngừa bệnh tái phát hoặc biến chứng. Sản phẩm chứa các thành phần như trên được mệnh danh là chìa khóa giúp chị em thoát khỏi tình trạng viêm nhiễm dai dẳng.
Cách phòng ngừa viêm phần phụ khi mang thai
- Mẹ bầu cần giữ vệ sinh vùng kín thật tốt, giữ vùng kín luôn khô thoáng, tránh ẩm ướt.
- Mẹ bầu nên dùng nước ấm để làm sạch vùng kín hoặc nên sử dụng sản phẩm vệ sinh vùng kín bằng sản phẩm vệ sinh chuyên dụng như trên. Mẹ bầu không nên dùng xà phòng hoặc sản phẩm vệ sinh vùng kín có tính sát khuẩn cao vì các hóa chất trong sản phẩm vệ sinh như vậy sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có lợi, làm mất độ pH tự nhiên trong môi trường âm đạo khiến mầm bệnh phát triển gây bệnh và còn dễ khiến vùng kín khô rát.
- Mẹ bầu sau khi đi vệ sinh hoặc đi tiểu, cần làm sạch vùng kín bằng cách lau khô bằng khăn bông chuyên dụng, khăn bông cần được thay giặt hàng ngày hoặc vệ sinh bằng giấy vệ sinh đảm bảo chất lượng.
- Vệ sinh vùng kín theo thao tác từ trước ra sau vì thói quen lau từ sau ra trước sẽ làm lây lan vi khuẩn từ hậu môn; không thụt rửa sâu trong âm đạo vì dễ gây tổn thương cho vùng âm đạo và xuất huyết tử cung.
- Mẹ bầu cần tránh giao hợp ở những tuần đầu mang thai và tháng cuối cùng vì sẽ nguy hiểm tới thai nhi, có thể dẫn tới sinh non. Trước và sau khi quan hệ, hai vợ chồng cần phải vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ. Tốt nhất người chồng nên dùng bao cao su, không xuất tinh vào trong âm đạo.
- Chị em cần chủ động phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm và tốt nhất trước khi có kế hoạch sinh đẻ nên tới cơ sở y tế chuyên khoa để khám sức khỏe tổng quát, điều trị các bệnh lý liên quan nếu mắc phải.
- Mẹ bầu nên hạn chế ăn đồ ngọt, nhiều dầu mỡ và cay nóng.
- Mẹ bầu nên mặc đồ lót chất liệu bằng cotton thoáng mát, thấm hút mồ hôi, không nên mặc chất liệu nilon tổng hợp vì sẽ gây bí vùng kín và nên lựa chọn quần vừa size.
- Chị em cũng cần duy trì chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi đúng giờ, đủ giấc để tránh viêm phần phụ khi mang thai.
Hãy gọi: 1900.1259 – 0243.993.0899 để được tư vấn hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được các chuyên gia tư vấn chi tiết hơn về viêm phần phụ khi mang thai và cách phòng tránh, điều trị kịp thời, hiệu quả nhé (miễn phí).
Có 0 bình luận: