Thế giới dược Vinh Gia
THƯƠNG HIỆU UY TÍN

Viêm phần phụ có quan hệ được không?

ID: 1903   Ngày đăng:
Lượt đọc: 13407

Không chỉ là nhu cầu sinh lý cơ bản, "chuyện ấy" còn là ngọn lửa nhỏ ấm áp giúp duy trì tình yêu, gắn kết sợi dây tình cảm giữa hai người, nhưng khi điều trị viêm nhiễm phụ khoa, bác sĩ thường chỉ định “kiêng quan hệ” trong một thời gian nhất định. Vậy còn khi bị viêm phần phụ có quan hệ được không?

Mục lục [ Hiện ]

Đối tượng nào dễ bị viêm phần phụ?

Viêm phần phụ là căn bệnh phụ khoa phổ biến ở nữ giới và là một trong những nguyên nhân chính gây nên hiện tượng thai ngoài tử cung và gây vô sinh. Phần phụ ở nữ giới bao gồm vòi trứng (vòi tử cung), buồng trứng, hệ thống dây chằng rộng. Viêm phần phụ chính là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở các bộ phận trên. Bộ phận thường bị viêm nhiễm khởi phát chính là vòi trứng.

Viêm phần phụ thường có các biểu hiện như đau bụng dưới, sốt, dịch âm đạo bất thường, tiểu rắt hoặc tiểu buốt, rối loạn kinh nguyệt,…

Bệnh viêm phần phụ thường phổ biến ở những đối tượng:

  • Phụ nữ quan hệ tình dục không an toàn.
  • Phụ nữ vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, không đúng cách.
  • Phụ nữ sinh đẻ quá nhiều lần, nạo phá thai thường xuyên.
  • Phụ nữ sử dụng thủ thuật y tế không đảm bảo.
  • Phụ nữ bị viêm nhiễm âm đạo, cổ tử cung nhưng chủ quan không điều trị hoặc điều trị không dứt điểm.

4 lý do nên kiêng quan hệ khi bị viêm phần phụ

Quan hệ tình dục tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển

Khi bị viêm phần phụ, nếu không kiêng mà vẫn gần gũi, tình trạng viêm nhiễm sẽ trầm trọng hơn. Nguyên nhân là bởi việc quan hệ sẽ khiến cho các vi khuẩn gây bệnh có cơ hội lan sâu vào bên trong hơn hoặc lan rộng ra xung quanh hơn. Chưa kể với các thao tác quan hệ mạnh bạo hoặc cọ xát nhiều, diện tích vùng bị viêm cũng bắt đầu lan rộng hơn, tổn thương viêm nặng hơn.

Quan hệ tình dục khi bị viêm phần phụ gây tổn thương vùng kín

Như chị em có thể thấy, việc quan hệ khi bị viêm phần phụ sẽ khiến diện tích vùng tổn thương lan rộng hơn và mức độ tổn thương nặng hơn nên tốt nhất chị em nên tạm thời tránh gần gũi.

Không chỉ ảnh hưởng tới vùng diện tích bị viêm, tổn thương có thể lan rộng ra các bộ phận xung quanh do trong thời gian bị bệnh, sức đề kháng của cơ thể bị suy yếu. 

Quan hệ tình dục khi bị viêm phần phụ sẽ lây bệnh cho bạn tình

Một trong những nguyên nhân khiến chị em bị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa dai dẳng, trong đó có bệnh viêm phần phụ là không tránh giao hợp. Đây là nguyên nhân rất phổ biến nhưng thường bị bỏ qua.

Khi "yêu", dương vật sẽ tiếp xúc trực tiếp với các vi khuẩn gây bệnh. Và khi bị nhiễm bệnh, cơ quan sinh dục nam có thể hoặc rất ít biểu hiện. Lúc này, mầm bệnh đã lây sang đối tác và chỉ chờ cơ hội để lây nhiễm chéo trở lại qua con đường giao hợp.

Gây khó khăn cho việc điều trị bệnh

Quan hệ khi đang bị bệnh có thể làm tăng các triệu chứng đau và khó chịu, từ đó gây ảnh hưởng tới quá trình điều trị bệnh. Tình trạng đau rát liên tục tiếp diễn, khí hư ra nhiều hơn, tổn thương nặng và rộng hơn,…

Và nhất là khi chị em được chỉ định đặt thuốc phụ khoa, loại thuốc này sẽ có tác dụng tại chỗ (âm đạo) nên nếu đang đặt thuốc mà vẫn “gần gũi” thì tác dụng của thuốc sẽ bị giảm đi phần nào, từ đó khiến bệnh khó khỏi.

Tránh phải “nhịn” yêu lâu, hãy điều trị viêm phần phụ theo cách này

Bệnh viêm phần phụ nếu không điều trị kịp thời hoặc đúng cách không chỉ gây ảnh hưởng tới chuyện sinh hoạt hàng ngày, sinh hoạt vợ chồng mà còn gây nhiều hậu quả khó lường.

Viêm phần phụ mãn tính, tái đi tái lại sẽ khiến buồng trứng và các cơ quan khác như vòi trứng, ống dẫn trứng cũng bị tổn thương, gây hiện tượng rối loạn kinh nguyệt và tăng nguy cơ gây rối loạn chức năng buồng trứng. Nặng hơn nữa, viêm phần phụ có thể sẽ gây xơ hóa tử cung, sa tử cung do dính tử cung ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và đe dọa thiên chức làm mẹ của chị em.

Vậy làm sao để điều trị bệnh viêm phần phụ nhanh chóng và hiệu quả?

Vậy làm sao để điều trị bệnh viêm phần phụ nhanh chóng và hiệu quả?

Đa số tác nhân gây bệnh viêm phần phụ là do các tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu cầu, Chlamydia trachomatis, cũng có khi do các vi khuẩn khác như Bacterial Vaginalis, Helicobater influenza, Streptococcus agalatiae, Mycoplasma hominis, E. coli,… Bệnh cũng có thể bắt nguồn do các nguyên nhân gặp trong viêm cổ tử cung, âm đạo nếu không được điều trị sớm, đúng cách. Khi đó, rất dễ dẫn đến vô sinh do tắc hai vòi trứng.

Các chuyên gia sản phụ khoa khuyên chị em, khi thấy các biểu hiện của bệnh viêm phần phụ, trước tiên, chị em cần tới các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám, chẩn đoán tình trạng bệnh, xem bệnh đang ở giai đoạn cấp tính hay mãn tính.

Điều trị bệnh viêm phần phụ ở giai đoạn cấp tính thường sẽ nhanh, dễ dàng và bớt tốn kém hơn. Còn ở giai đoạn mãn tính, biểu hiện bệnh sẽ nặng hơn, quá trình điều trị gặp khó khăn, tốn kém chi phí và lâu dài hơn.

Dù ở giai đoạn cấp tính hay mãn tính, người bệnh cũng cần lưu ý phải tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ về đơn thuốc, chế độ ăn uống, kiêng khem,… Nếu không, bệnh sẽ rất dễ chuyển sang hình thái mãn tính điều trị ngay từ đầu không tốt.

Nếu viêm phần phụ ở giai đoạn mãn tính, quá trình điều trị sẽ lâu hơn, khó khăn hơn nên người bệnh cần phải kiên trì, không được nóng vội bỏ dở đơn thuốc hoặc bỏ cách điều trị này theo cách điều trị khác. Trong một số trường hợp cần thiết, các bác sĩ có thể sẽ chỉ định can thiệp ngoại khoa (phẫu thuật) .

Việc sử dụng các kháng sinh có hoạt tính kháng khuẩn mạnh, phổ rộng và dùng kéo dài là không thể tránh khỏi trong điều trị bệnh, không loại trừ bệnh viêm phần phụ, ở giai đoạn cấp tính hay mãn tính cũng vậy. Tuy nhiên, kháng sinh sẽ diệt luôn cả vi khuẩn có lợi làm cho hệ vi sinh đường sinh dục bị rối loạn nghiêm trọng, pH vùng kín bị mất cân bằng và sức đề kháng cũng suy giảm đáng kể, từ đó khiến bệnh khó khỏi hoặc tái phát nhanh sau đó.

Vì vậy, ngoài đơn thuốc kháng sinh tây y, người bệnh nên kết hợp sử dụng sản phẩm hỗ trợ chứa Immune Gamma và các thảo dược gồm Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm, Diếp cá và Dây ký ninh.

Đồng thời, hàng ngày, người bệnh cũng cần chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng sản phẩm vệ sinh chuyên dụng chứa Nano bạc, pH =(4-6), tinh chất bạc hà, chè xanh giúp kháng khuẩn, duy trì pH âm đạo và khử mùi hôi. Sản phẩm vệ sinh vùng kín chỉ nên sử dụng 1 lần/ngày, các lần còn lại nên sử dụng nước sạch và khi vệ sinh, chị em chỉ nên vệ sinh nhẹ nhàng bên ngoài, không thụt rửa hoặc ngâm vùng kín.

Mẹo phòng tránh viêm phần phụ

  • Không nên chủ quan trước những biểu hiện của bệnh viêm phần phụ, hãy điều trị thật sớm và thật đúng cách để bảo vệ sức khỏe chính mình.
  • Hạn chế stress bởi stress sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch, từ đó tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển gây bệnh hoặc khiến bệnh khó khỏi.
  • Tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Không dừng, bỏ thuốc đột ngột hoặc điều trị theo cách người này, người kia mách bảo mà không có sự thăm khám của bác sĩ.
  • Không lạm dụng thuốc.
  • Không thụt rửa âm đạo thường xuyên vì sẽ khiến độ pH âm đạo bị kiềm chế, tạo điều kiện cho tác nhân gây bệnh phát triển. Khi môi trường âm đạo bị mất cân bằng, viêm nhiễm lại tiếp tục xảy ra.
  • Kiêng quan hệ trong thời gian bị bệnh.
  • Quan hệ tình dục lành mạnh.
  • Tránh uống bia rượu, hút thuốc lá: Chất kích thích nicotin trong thuốc lá có thể làm cho lượng oxy máu giảm đi nên lượng máu cung cấp cho vùng kín cũng bị giảm mức oxy cần thiết. Rượu làm cho vùng kín thường xuyên trong tình trạng nóng ẩm khiến bệnh dai dẳng.
  • Tránh ăn nhiều đồ ngọt, đồ béo nhiều dầu mỡ: Các thực phẩm béo ngậy, nhiều dầu mỡ và thực phẩm chứa hàm lượng đường cao khiến nhiệt độ ở vùng kín cao hơn, khiến lượng dịch âm đạo tăng tiết, ảnh hưởng tới quá trình điều trị bệnh và gây nhiều khó chịu.
  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Bác sĩ Nguyễn Thái Hà - Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh, bệnh viện Từ Dũ TP.HCM chỉ rõ những lưu ý để ngăn ngừa viêm phần phụ biến chứng.

Hãy gọi: 1900.1259 – 0243.993.0899 để được tư vấn hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được các chuyên gia tư vấn chi tiết hơn nếu bạn còn thắc mắc về câu hỏi: "Viêm phần phụ có quan hệ được không?" nhé (miễn phí).

Bài viết được tham vấn bởi

Bác Sĩ Vũ Văn Lực

Chuyên gia tư vấn

Nguyên bác sĩ bệnh viện Đa khoa Hà Thành II

Tổng quan
0
Viết bình luận

Có 0 bình luận:

  1. Sức khỏe A - Z
  2. Bệnh phụ khoa