Thế giới dược Vinh Gia
THƯƠNG HIỆU UY TÍN

Hướng dẫn cách đặt thuốc viêm âm đạo đúng chuẩn

ID: 2208   Ngày đăng:
Lượt đọc: 77661

Đặt thuốc âm đạo là bước quan trọng trong các phương pháp điều trị bệnh bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Tuy nhiên, nếu đặt thuốc sai cách sẽ dẫn đến tình trạng "phản tác dụng" khiến cho vùng kín viêm nhiễm nặng và gây khó khăn cho việc điều trị. Vậy cách đặt thuốc viêm âm đạo như thế nào là đúng chuẩn?

Mục lục [ Hiện ]

1. Thuốc đặt âm đạo được sử dụng trong trường hợp nào?

Ở trong trường hợp nào chị em mới cần sử dụng thuốc đặt trị viêm âm đạo?

Thuốc đặt âm đạo là loại thuốc có tác dụng tại chỗ, được sử dụng nhằm tiêu diệt tác nhân gây bệnh, điều trị và ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm tại vùng kín, nấm ngứa phụ khoa. Phương pháp này được bác sĩ chỉ định trong trường hợp viêm phụ khoa cấp độ nhẹ 1, 2. Với những chị em đang mắc bệnh nhẹ ở cấp độ 3, 4 thì việc đặt thuốc chưa hẳn cần thiết. Với những trường hợp bệnh tiến triển nặng, việc đặt thuốc âm đạo sẽ không mang lại hiệu quả tốt. Lúc này, chị em nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị về phương pháp ngoại khoa như đốt điện, áp lạnh, dao leep… để bệnh được dứt hoàn toàn.

Hiện nay, thuốc đặt phụ khoa được rao bán khá nhiều trên mạng xã hội với lới quảng cáo “có cánh” như: thuốc Đông y gia truyền, cam kết khỏi bệnh sau một liệu trình, chi phí tiết kiệm, không cần đi khám vẫn khỏi bệnh… Những tác dụng thần kỳ này khiến nhiều chị em “siêu lòng” và tin tưởng mù quáng. Theo lời khuyên của các chuyên gia đầu ngành, các loại thuốc đặt âm đạo này xuất hiện một cách tràn lan và không được kiểm định về chất lượng. Nếu tự ý mua về dùng một cách tự do, bừa bãi bệnh không những không thuyên giảm mà còn có xu hướng nặng hơn. Thực tế, đã có rất nhiều trường hợp do cả tin và dùng thuốc đặt sai cách dẫn đến viêm nhiễm âm đạo nặng hơn và buộc phải phẫu thuật.

2. Các loại thuốc đặt viêm âm đạo phổ biến hiện nay

Trên thị trường hiện nay phổ biến những loại thuốc đặt viêm âm đạo nào?

Thuốc đặt trị viêm âm đạo gồm các thành phần có tác dụng kháng khuẩn và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, làm thay đổi môi trường âm đạo. Các loại thuốc đặt phụ khoa được sử dụng phổ biến và đánh giá là có hiệu quả tốt nhất hiện nay thường là:

  • Thuốc đặt âm đạo Mycogynax: Đây là loại thuốc đặt âm đạo được đánh giá khá cao và nằm trong top các loại thuốc đặt phụ khoa tốt nhất. Mycogynax có tác dụng điều trị viêm âm đạo do nhiễm nấm, đặc biệt là nấm Candida, Trichomonas, Gardnerella Vaginalis, vi khuẩn gây mủ...
  • Viên đặt phụ khoa Sadetab: Có tác dụng điều trị viêm nhiễm âm đạo tại chỗ, đặc biệt là viêm âm đạo do nấm.
  • Thuốc đặt Neo Tergynan: Giúp điều trị viêm âm đạo do nhiễm nấm, vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc nhiễm nhiều mầm bệnh cùng lúc.
  • Thuốc đặt Fluomizin: Thuốc có tác dụng điều trị nhiễm nấm âm đạo Candida, nhiễm Trichomonas hoặc nhiễm khuẩn hỗn hợp tại âm đạo.
  • Thuốc đặt phụ khoa Canesten: Thuốc thường được dùng trong trường hợp mắc viêm âm đạo do nấm, thường là nấm Candida hoặc những ca bội nhiễm bởi các vi khuẩn nhạy cảm với Clotrimazole.

Ngoài ra, còn có thuốc đặt âm đạo chứa hormone nội tiết tố estrogen. Thuốc này có tác dụng làm cho niêm mạc âm đạo phát triển đủ độ dày, điều hòa tiết dịch âm đạo, tăng sức đề kháng tại âm đạo để tiêu diệt hoặc ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm.

Các loại thuốc đặt âm đạo đều phải được kê đơn từ bác sĩ điều trị và nó chỉ có tác dụng giảm triệu chứng viêm nhiễm bên ngoài chứ không điều trị bệnh tận gốc. Đối với các trường hợp viêm âm đạo mạn tính thì các tác nhân gây bệnh có khả năng nhờn thuốc cao, khiến bệnh nhanh tái phát. Do đó, để chữa viêm âm đạo hiệu quả, chị em phụ nữ nên đến các sơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và hỗ trợ điều trị kịp thời. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc hay áp dụng cách chữa dân gian khi chưa có sự thăm khám của bác sĩ. Điều này chỉ khiến tình trạng bệnh nặng hơn, gây tốn kém chi phí và thời gian điều trị.

3. Cách đặt thuốc viêm âm đạo đúng cách và chính xác

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc đặt âm đạo khác nhau, trong đó gồm cả thuốc Đông y lẫn thuốc tây. Mỗi loại thuốc đặt phụ khoa sẽ có công dụng và cách đặt khác nhau.

Tuy nhiên, điều đầu tiên trước khi tiến hành đặt thuốc vào âm đạo là cần vệ sinh sạch tay và vùng kín nhẹ nhàng bằng nước sạch, tránh làm tình trạng phụ khoa trở nên nặng hơn khi đưa tay chứa vi khuẩn vào trong. Một mẹo dành cho chị em là có thể đeo bao cao su vào đầu ngón tay để tránh gây ra các tổn thương đối với âm đạo.

Hướng dẫn cách đặt thuốc viêm âm đạo

3.1. Cách đặt thuốc viêm âm đạo với thuốc tây

Thuốc tây được sử dụng vào âm đạo thường là dạng viên nén cứng hoặc ở dạng viên trứng. Do đó, khi đặt thuốc chị em cần thận trọng để tránh làm tổn thương âm đạo.

  • Trước tiên chị em cần chuẩn bị thuốc đặt phụ khoa, nước sạch, khăn ấm.
  • Đối với thuốc dạng viên nén thì trước khi đặt cần làm ẩm viên thuốc bằng cách nhúng vào nước trong khoảng 10 giây để thuốc mềm và dễ dàng hấp thụ. Nếu là dạng viên trứng thì bỏ qua bước này.
  • Sau đó, kẹp thuốc vào 2 đầu ngón tay rồi đưa vào trong âm đạo. Chị em có thể thực hiện bằng các tư thế là ngồi xổm, nằm ngửa hoặc gác 1 chân lên ghế để âm đạo mở rộng ra và dễ dàng đưa thuốc vào bên trong.

Lưu ý: Cần đặt thuốc đúng liều lượng, không lạm dụng. Thuốc đặt âm đạo thường được kê đơn trong 7 ngày. Sau mỗi liệu trình cần nghỉ vài ngày. Do đó,  nếu kéo dài thời gian sử dụng thuốc trong vùng kín sẽ làm xuất hiện các hiện tượng mẫn cảm hoặc gây nhờn thuốc. Cần tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ trong suốt thời gian đặt thuốc. Thời gian đặt thuốc tốt nhất là buổi tối trước khi đi ngủ, giúp hạn chế mọi vận động làm thuốc rơi ra ngoài.

3.2. Cách đặt thuốc viêm âm đạo với thuốc Đông y

Thuốc đặt phụ vùng kín Đông y thường được bào chế ở dạng bột và được gói thành kén. Kén thuốc được gói bằng bông có sợi chỉ buộc chặt nhằm giữ chặt thuốc, đồng thời để chị em kéo thuốc ra ngoài 1 cách dễ dàng.

Cách đặt thuốc Đông y cũng tương tự với các đặt thuốc tây. Sau khi lấy kén ra ngoài nếu quan sát chị em sẽ nhìn thấy rất nhiều khí hư và mảng viêm nhiễm bám vào kén đi theo ra ngoài.

3.3. Khoảng cách đặt sâu bao nhiêu là tốt nhất?

Nếu đặt thuốc không đủ sâu thì thuốc có thể bị rơi ra ngoài và không mang lại hiệu quả. Khoảng cách đặt thuốc thích hợp nhất là cách 2-3 cm từ cửa âm đạo. Sau khi đặt thuốc, chị em cần nằm yên trong khoảng 15 - 20 phút để thuốc không bị rơi ra, cần thiết có thể sử dụng băng vệ sinh khi giữ thuốc trong âm đạo ban ngày.

4. Lưu ý trong khi dùng thuốc đặt viêm âm đạo để đạt hiệu quả cao nhất

Kiêng quan hệ sau khi đặt thuốc

Đối với các bệnh phụ khoa và phải đặt thuốc âm đạo, tốt nhất chị em nên kiêng việc sinh hoạt tình dục trong thời gian này. Bởi các động tác khi “yêu” sẽ khiến tổn thương trở nên nặng hơn. Vì vậy, tốt nhất không nên quan hệ cho tới khi bệnh khỏi hẳn.

Thuốc đặt âm đạo không sử dụng trong những trường hợp sau

  • Trước khi đặt cần tránh những ngày có kinh nguyệt. Trong quá trình đặt nếu thấy có kinh thì cần dừng việc đặt thuốc.
  • Trường hợp viêm nhiễm nặng cần điều trị theo phương pháp khác bởi việc đặt thuốc lúc này không mang lại hiệu quả và gây mất thời gian.

Đặt thuốc phụ khoa vào âm đạo khi mang thai

Do thuốc âm đạo là loại thuốc chỉ tác dụng tại chỗ nên phụ nữ có thai hoàn toàn có thể sử dụng được thuốc. Việc mắc các bệnh viêm nhiễm âm đạo với thai phụ là rất dễ xảy ra và trường hợp này tương đối nhạy cảm. Do đó, khi có triệu chứng của bệnh, thai phụ cần đến các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ thực hiện nhằm đảm bảo tính an toàn cao nhất. Tuyệt đối không được sử dụng các loại hóa chất để rửa hay có bất cứ tác động gì đến âm đạo để tránh gây ảnh hưởng không tốt đến cả mẹ và bé.

Khi đặt thuốc viêm âm đạo cần lưu ý những gì?

Cách đặt thuốc vào âm đạo cho người chưa quan hệ

Đối với người chưa quan hệ tình dục vẫn có thể đặt thuốc bình thường. Do kích thước của viên thuốc khá nhỏ nên vẫn có thể lách qua được màng trinh.

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc đối với đối tượng này cần phải thật cẩn thận để tránh gây ảnh hưởng đến màng trinh, gây ra sự bất tiện cho người dùng.

  • Thuốc đặt phụ khoa chỉ nên dùng trong khoảng 7-10 ngày, không nên quá 14 ngày. Khi đã dùng đúng liều mà không có hiệu quả thì có thể thay thuốc khác theo chỉ định của bác sĩ hoặc chuyển sang phương pháp điều trị hiệu quả hơn.
  • Một vài trường hợp chị em thường bị dị ứng với thuốc đặt phụ thì nên ngừng thuốc báo cho bác sĩ điều trị biết và yêu cầu đổi thuốc.
  • Tránh lạm dụng: Trường hợp chị em ra huyết trắng sinh lý, trường hợp viêm âm đạo do các chất kích thích mà không do nhiễm khuẩn thì không nhất thiết phải dùng thuốc đặt âm đạo. Việc lạm dụng thuốc  sẽ gây kháng thuốc, làm mất cân bằng môi trường âm đạo, gây bội nhiễm các tác nhân gây bệnh khác.

Bên cạnh việc đặt thuốc theo đơn của bác sĩ, chị em có thể sử dụng thêm các sản phẩm chứa các “kháng sinh thực vật” như Hoàng bá, Dây ký ninh, Diếp cá, Khổ sâm. Đây đều là những thảo dược có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn có hại mà không làm ảnh hưởng đến lợi khuẩn, giúp duy trì độ pH tự nhiên của âm đạo.

Nhóm kháng sinh thực vật sẽ phát huy tác dụng tốt nhất khi được kết hợp cùng Immune Gamma - một chế phẩm được chiết tách từ thành vách tế bào vi khuẩn có lợi. Nhờ đó, mang lại tác dụng hỗ trợ phòng và điều trị các bệnh phụ khoa nhờ cơ chế tăng cường sản xuất vi khuẩn có lợi, giảm hại khuẩn, giúp cân bằng pH âm đạo. Bên cạnh đó, nó còn giúp kích thích khả năng miễn dịch, nhanh chóng làm lành tổn thương do viêm nhiễm nên có thể hạn chế được tác dụng phụ của các loại thuốc kháng sinh và rút ngắn thời gian điều trị cũng như ngăn ngừa viêm nhiễm tái phát.

Song song với việc đặt thuốc thì việc giữ vệ sinh vùng kín cũng rất quan trọng. Để giữ cho vùng kín luôn sạch sẽ và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập. Chị em nên chọn gel vệ sinh có thành phần là Nano Bạc và các chiết xuất thảo dược thiên nhiên không gây kích ứng như chè xanh, mít, bạc hà. Những thảo dược này có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn, nấm gây bệnh tấn công, giúp vùng kín luôn khỏe mạnh, sạch sẽ.

Hãy gọi tới tổng đài 1900.1259 – 0896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được chuyên gia tư vấn trực tiếp về cách đặt thuốc viêm âm đạo làm sao hiệu quả nhất.

  • TAGS

Bài viết được tham vấn bởi

Bác Sĩ Vũ Văn Lực

Chuyên gia tư vấn

Nguyên bác sĩ bệnh viện Đa khoa Hà Thành II

Tổng quan
0
Viết bình luận

Có 0 bình luận:

  1. Sức khỏe A - Z
  2. Bệnh phụ khoa
  3. Viêm âm đạo