Thế giới dược Vinh Gia
THƯƠNG HIỆU UY TÍN

Đuối nước ở trẻ cần sơ cứu đúng

ID: 2094   Ngày đăng:
Lượt đọc: 416

Nắng nóng kéo dài nhiều gia đình có xu hướng đi du lịch biển vào kỳ nghỉ , cũng như cho trẻ thường xuyên tắm hồ bơi, nguy cơ xảy ra các tai nạn đáng tiếc do đuối nước.

Mục lục [ Hiện ]

Theo BS. Lê Thanh Tuyền - K. Hô hấp 1 ( Bệnh viện Nhi đồng 2), trong hai tuần đầu tháng 5 năm 2020, khoa Hô Hấp 1 - bệnh viện Nhi Đồng 2 ( TPHCM) đã tiếp nhận 4 trường hợp đuối nước, các bé này đều nhập viện trong bệnh cảnh suy hô hấp nặng cần hỗ trợ hô hấp, may mắn chưa ghi nhận ca tử vong liên quan.

Trường hợp bé J. 17 tháng tuổi, khi gia đình không để ý, J. ra vườn nhà chơi và rơi xuống hồ bơi. Khi phát hiện bé đã ngất và tím tái, gia đình sơ cứu và chuyển J. vào bệnh viện Nhi Đồng 2. J. được thở máy 3 ngày tại khoa Hồi sức tích cực, hiện sức khỏe J. đã ổn định.

Việc sơ cứu đuối nước ban đầu kịp thời, đúng kỹ thuật đóng vai trò quyết định sự sống còn và di chứng về sau của trẻ.

Phương pháp ấn tim, hà hơi thổi ngạt giúp trẻ đuối nước
Cách sơ cứu tại hiện trường

Theo BS Tuyền, nếu trẻ mê: hồi sức hà hơi thổi ngạt khi còn dưới nước, sau vài nhịp trẻ sẽ đáp ứng, sau đó nhanh chóng đem lên bờ.
-Nếu trẻ mê nhưng còn thở (lồng ngực còn di động): đặt tư thế nằm nghiêng, nhanh chóng đưa đến bệnh viện.

-Nếu trẻ ngưng thở (lồng ngực bất động): thực hiện hồi sức tim phổi (ấn tim, hà hơi thổi ngạt), gọi cấp cứu hỗ trợ.

-Nếu trẻ tỉnh: mang lên bờ, đặt trẻ nằm ngửa, đầu lưng trên cùng mặt phẳng, nơi khô ráo, thoáng khí, nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện.

Một số các xử trí sai lầm cần tránh

Khi thấy trẻ bị đuối nước không được sốc nước, ấn bụng, hơ lửa, không đặt nạn nhân nằm đầu thấp để nước chảy ra vì đây là những xử trí sai lầm làm mất thời gian vàng trong sơ cấp cứu bệnh nhân.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Điều quan trọng nhất trong thực hiện phòng ngừa đuối nước ở trẻ em chính là ý thức của phụ huynh trong việc chăm sóc, bảo vệ con em mình. Các bậc cha mẹ phải luôn giám sát con em mình khi đi tắm biển, ao, hồ; đậy kín các vật dụng chứa nước trong nhà; không để trẻ nhỏ ở nhà một mình, đặc biệt đối với các trẻ mới biết đi, trẻ hiếu động luôn muốn tìm tòi hiểu biết thế giới xung quanh. Một phút sơ sẩy có thể trả giá bằng cả mạng sống của các em, hoặc để lại di chứng thần kinh nặng nề về sau

Phương pháp hồi sức tim-phổi ở trẻ nhỏ
Nếu trẻ không tự thở được:
- Nhẹ nhàng áp miệng bạn trùm lên cả miệng và mũi của trẻ
- Cách làm khác là chỉ dùng miệng của bạn trùm phần mũi của bé, tay bạn giữ phần miệng bé đóng chặt lại
- Nâng cằm lên, cho đầu hơi ngả về phía sau. Thổi ngạt 2 hơi, mỗi hơi nên kéo dài trong vòng một giây và phải đảm bảo làm cho lồng ngực trẻ phồng lên.

Thực hiện bóp tim ngoài lồng ngực
- Đặt 2 ngón tay của một bàn tay ở giữa ngựa nằm về phía dưới đường ngang nối 2 núm vú một chút. Tránh ấn nhầm do đặt tay quá sâu về phía dưới của ngực
- Bạn hãy đặt tay còn lại lên trán trẻ, vẫn giữ đầu trẻ hơi nghiêng về phía sau
- Ấn xuống và tạo một áp lực ép sâu khoảng từ 1/3 -1/2 ngực trẻ
- Ấn khoảng 30 lần. Sau mỗi lần ấn, hãy để cho ngực trẻ trả lại trạng thái bình thường trước khi thực hiện lần ấn tiếp theo. Hãy ấn “nhanh” và “mạnh”, tránh gián đoạn. Đếm nhanh mỗi khi bạn ấn xuống ; “1,2,3….29,30, hết”.

Hà hơi thổi ngạt cho bé 2 lần nữa và nên làm cho lồng ngực phồng lên
Tiếp tục thực hiện CPR : Bóp tim ngoài lồng ngực ( ấn 30 lần) và hà hơi thổi ngạt (2 hơi) sau đó lặp lại trong vòng 2 phút
- Sau 2 phút, nếu đứa trẻ vẫn chưa thể tự thở bình thường được, không ho, không có bất kỳ một cử động nào. Hãy để trẻ nằm yên rồi chạy đi gọi cấp cứu (trong trường hợp chỉ có một mình bạn tại hiện trường)
- Tiếp tục lặp lại quy trình hà hơi thổi ngạt và bóp tim ngoài lồng ngực cho đến khi có dấu hiệu sống hoặc có sự trợ giúp của nhân viên y tế
- Nếu trẻ bắt đầu tự thở trở lại, hãy đặt trẻ nằm ở tư thế hồi sức và nhớ thường xuyên quan sát kiểm tra hơi thở của trẻ cho đến khi bàn giao cho nhân viên y tế.

Theo suckhoedisong.vn

  • TAGS
Tổng quan
0
Viết bình luận

Có 0 bình luận:

  1. Tin tức
  2. Tin y-tế