Virus SARS - CoV - 2, tác nhân gây ra đại dịch COVID - 19, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gặp được kẻ thù đáng gờm nhất: Hệ thống miễn dịch đang chờ đợi, sẵn sàng hành động và đóng một vai trò quyết định ai chết và ai sống sót. Đó chính là lý do, ta cần tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, nhất là trong những bối cảnh đại dịch hoành hành như hiện nay.
Hệ miễn dịch: Bách khoa toàn thư về các mầm bệnh
Hệ thống miễn dịch được xem như một cuốn bách khoa toàn thư, nắm giữ một kỷ lục về mọi mầm bệnh từ vi trùng đến vi khuẩn mà nó đã từng đánh bại để các kháng thể có thể nhận ra và tiêu diệt các mầm bệnh một cách nhanh chóng nếu nó xâm nhập vào cơ thể một lần nữa.
Khi hoạt động đúng, hệ thống miễn dịch xác định và tìm diệt các mối đe dọa, bao gồm virus, vi khuẩn và ký sinh trùng, phân biệt chúng với mô khỏe mạnh của chính cơ thể. Hệ thống miễn dịch có thể được phân loại thành miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thích ứng. Hệ thống bẩm sinh cung cấp phản ứng đầu tiên chống lại virus, trong khi đóng góp của hệ thống thích nghi chậm hơn khi cơ thể đủ thời gian cần thiết tăng cường sản xuất kháng thể chống lại kẻ xâm nhập mới.
Miễn dịch bẩm sinh tồn tại từ khi chúng ta được sinh ra, chủ yếu bao gồm các hàng rào cản giúp ngăn chặn các mối đe dọa xâm nhập từ bên ngoài. Các thành phần của miễn dịch bẩm sinh bao gồm da, axit dạ dày, các enzyme được tìm thấy trong nước mắt và dầu trên da, chất nhầy niêm mạc và phản xạ ho. Ngoài ra còn có các thành phần hóa học của miễn dịch bẩm sinh, bao gồm các chất gọi là interferon và interleukin-1.
Hệ thống miễn dịch của chúng ta giống như một dàn nhạc hòa tấu. Một loạt các tế bào và hóa chất đa dạng mà cơ thể chúng ta tạo ra trong buổi hòa nhạc giúp loại bỏ các mầm bệnh xâm lược từ bên ngoài khỏi cơ thể. Tất cả các tế bào và hóa chất này phải hoạt động cùng nhau - mỗi loại có một phần khác nhau để chơi - để đánh bại virus.
Khi mắc COVID - 19, có sự khác biệt về tỷ lệ tử vong giữa nam (2,8%) và nữ (1,7%). Sự khác biệt đó có thể là do nam giới thường mắc nhiều bệnh nền hơn so với nữ giới, chẳng hạn như tăng huyết áp và đái tháo đường. Đây là một trong những nguy cơ khiến bệnh COVID - 19 tiến triển nặng. Một thủ phạm nữa có thể chính là hệ thống miễn dịch. Những khác biệt sinh học, hormone và gien giới tính, có thể bảo vệ phụ nữ khỏi một số biến chứng nguy hiểm nhất của COVID - 19.
Trong trường hợp COVID - 19, được truyền chủ yếu qua các giọt bắn, có thể xảy ra ở đâu đó trong niêm mạc mũi hoặc trong khu vực phổi. Khi vào cơ thể, virus chiếm quyền điều khiển tế bào để sao chép. Những bản sao đó thoát ra khỏi tế bào và sau đó lan ra khắp cơ thể bạn. Các bản sao càng nhập vào nhiều tế bào, tạo nhiều bản sao hơn…
Nếu hệ thống miễn dịch là một dàn nhạc trong buổi hòa nhạc, âm nhạc của nó có thể được chia thành hai cao trào. Đầu tiên, mở đầu: phản ứng miễn dịch bẩm sinh. Đây là sự bảo vệ cấp cơ sở của cơ thể chống lại nhiễm trùng - ngay cả những cơ thể bạn chưa từng tiếp xúc với mầm bệnh lạ. Sau đó, phản ứng miễn dịch bẩm sinh sẽ cố gắng ngăn chặn virus khi bắt đầu lần tìm các dấu vết trong ký ức của bộ bách khoa toàn thư - và có thể thất bại.
Nếu hệ thống miễn dịch bẩm sinh không thể loại bỏ được sự lây nhiễm, giai đoạn hai của sự phối hợp này bắt đầu: hệ thống miễn dịch thích nghi. Đó là những tế bào sinh kháng thể, chuyên săn lùng và tiêu diệt những tế bào đã bị nhiễm bệnh. Các kháng thể cũng có thể xác định kẻ xâm lược để các tế bào miễn dịch khác tiêu diệt và chúng có thể đánh dấu các tế bào bị nhiễm bệnh để phá hủy trước khi virus có bùng phát. Và sau khi nhiễm trùng mất dần, các kháng thể tồn tại trong cơ thể, ghi nhớ đặc tính của virus để sẵn sàng ngăn chặn cùng một loại virus nếu tái nhiễm.
Nhưng quá trình này cần có thời gian. Khi bạn bị nhiễm virus SARS - CoV - 2 lần đầu tiên, thường phải mất từ 10 đến 14 ngày để tạo ra các kháng thể một cách hiệu quả. Sự miễn dịch đó thực sự đạt đến đỉnh điểm trong khoảng từ bốn đến tám tuần sau khi bạn bị nhiễm bệnh. Vì một kháng thể phải là duy nhất đối với virus mà nó nhận diện và cố gắng bảo vệ cơ thể chống lại. Đây cũng là quy trình tinh tế mà nhiều quốc gia đang chạy đua để nghiên cứu vắc-xin ngừa COVID - 19 hay nhiều loại bệnh nhiễm khác.
Bảo vệ hiệu lực “đối kháng” của miễn dịch?
Lối sống và chế độ ăn uống đều được biết sẽ ảnh hưởng đến sức mạnh của hệ thống miễn dịch thông qua một số cơ chế.
Đầu tiên - chúng ta cần đảm bảo rằng chúng ta ăn đủ; hệ thống miễn dịch của chúng ta cần năng lượng - và các chất dinh dưỡng phù hợp - để tạo ra các tế bào miễn dịch. Hệ thống này cần vitamin và khoáng chất để hoạt động hiệu quả, nên chúng ta cần đảm bảo đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể về các chất dinh dưỡng đa lượng, vitamin và khoáng chất, bao gồm vitamin C và D, cũng như B6, B12 và folate, kẽm, đồng, sắt và selen, cũng như axit amin cần thiết và axit béo thiết yếu.
Khi bạn bị nhiễm virus SARS - CoV - 2 lần đầu tiên, thường phải mất từ 10 - 14 ngày để tạo ra các kháng thể một cách hiệu quả. Sự miễn dịch đó thực sự đạt đến đỉnh điểm trong khoảng từ bốn đến tám tuần sau khi bạn bị nhiễm bệnh.
Những chất dinh dưỡng này thường được tìm thấy phần lớn trong chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả. Trái cây và rau củ là vài trong những thực phẩm tăng cường miễn dịch tốt nhất, do hàm lượng polyphenol cao, đặc biệt là flavonoid - các chất chống viêm và chống ôxy hóa. Các nghiên cứu đã phát
hiện ra rằng ăn trái cây trước khi tập thể dục giúp giảm viêm, ngăn ngừa stress oxy hóa và rối loạn chức năng miễn dịch trong cơ thể sau khi tập thể dục. Nhưng để duy trì những lợi ích này, cần phải có sự nhất quán, thay vì ồ ạt bổ sung các loại sinh tố và nước ép trong thời gian ngắn như trong mùa COVID - 19 này. Nói tóm lại, đường ruột khỏe mạnh có thể giúp đóng góp vào hệ thống miễn dịch mạnh mẽ - và chìa khóa cho đường ruột khỏe mạnh là chế độ ăn uống lành mạnh và giàu chất xơ.
Nhưng, tôi vẫn phải nhấn mạnh rằng, chế độ ăn hàng ngày phải luôn đa dạng. Bên cạnh các chế độ ăn uống khoa học và thay đổi lối sống lành mạnh, chúng tôi, những nhân viên y tế, vẫn khuyến nghị bạn nên thực hiện rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách an toàn với người khác.
Theo suckhoedoisong.vn
Có 0 bình luận: