Để có thể theo dõi chính xác sự phát triển về chiều cao của con, ba mẹ cần phải biết cách tính chiều cao của trẻ khi trưởng thành. Tìm hiểu ngay những cách dự tính chiều cao và các yếu tố ảnh hưởng dưới đây sẽ giúp ba mẹ hiểu hơn về sự phát triển của trẻ.
1. Phép toán dự đoán chiều cao lúc trưởng thành của trẻ
Để có thể dự đoán chiều cao lúc trưởng thành của trẻ, ba mẹ có thể dựa vào bốn phép toán dưới đây:
1.1. Dựa vào số đo chiều cao khi mới sinh
Chiều cao của trẻ khi mới sinh là một yếu tố quan trọng để ba mẹ có thể tính chiều cao của trẻ khi trưởng thành. Công thức tính được áp dụng như sau:
Đối với bé trai:
Chiều cao của bé = chiều cao của bé khi mới sinh (mm) : 0,2949
Đối với bé gái:
Chiều cao của bé = chiều cao của bé khi mới sinh (mm) : 0,3109
Kết quả thu được sau phép toán này là con số trung bình về chiều cao của bé trong tương lai. Vì vậy, bé nhà bạn có thể cao hơn hoặc thấp hơn con số đó khoảng 5cm.
Một lưu ý nho nhỏ khi ba mẹ áp dụng phép toán này để tính chiều cao của trẻ khi trưởng thành, đó là: Công thức này chỉ áp dụng dành cho những bé sinh đủ tháng. Khi bé mới sinh, chiều cao của bé càng được đo chính xác thì kết quả thu được sẽ càng ít sai số hơn.
Ba mẹ có thể tham khảo cách tính qua ví dụ sau:
Bé gái chào đời có chiều cao 57cm = 570 mm. Vậy khi bé trưởng thành có thể đạt chiều cao là:
570 : 0,3109 = 1833,3 mm=183,3 cm (số đo này sai số +/- 5cm)
Vậy khi bé gái trưởng thành chiều cao của bé có thể đạt ngưỡng từ 1m78 đến 1m88.
1.2. Dựa vào chiều cao của trẻ khi được 2 tuổi
Nhiều người tin rằng chiều cao của bé khi trưởng thành sẽ gấp đôi chiều cao của bé khi 2 tuổi. Vì vậy đây sẽ là cách tính chiều cao của bé khi trưởng thành đơn giản nhất. Ba mẹ chỉ cần lấy chiều cao của bé khi được 2 tuổi nhân đôi là ra chiều cao của bé khi trưởng thành.
Ví dụ: Khi 2 tuổi bé cao 80cm =>> Khi bé trưởng thành sẽ cao: 80 x 2 = 160 cm = 1,6m.
1.3. Dựa vào chiều cao của trẻ khi được 3 tuổi
Khi bé nhà bạn được 3 tuổi, bạn có thể áp dụng cách tính chiều cao cho bé khi trưởng thành như sau:
Đối với bé trai:
Chiều cao của bé trai = chiều cao khi bé được 3 tuổi x 0,545 + chiều cao trung bình của bố mẹ x 0,544 + 37,69 (cm)
Đối với bé gái:
Chiều cao của bé gái = chiều cao khi bé được 3 tuổi x 0,545 + chiều cao trung bình của bố mẹ x 0,544 +25,63 (cm)
Một ví dụ cho phép toán này:
Bé trai tròn 3 tuổi có chiều cao đạt 91 cm. Bố của bé cao 1m75 và mẹ bé cao 1m68
>> Chiều cao trung bình của bố và mẹ là:
(175 + 168) : 2 = 171,5
>> Chiều cao dự đoán khi bé trai trưởng thành là:
91 x 0,545 + 171,5 x 0,544 + 37,69 = 180,36 (cm) = 1,80 (m)
Như vậy sử dụng cách tính này, chiều cao của bé khi trưởng thành có thể đạt 1.80 m.
1.4. Công thức tính chiều cao của trẻ theo di truyền
Đây là cách tính được cách chuyên gia đánh giá là có tính chính xác khá cao. Cách tính chiều cao của trẻ khi trưởng thành có thể được tính như sau:
Đối với bé trai
Chiều cao của bé = [(Chiều cao của bố + Chiều cao của mẹ) + 13 cm] : 2
Đối với bé gái
Chiều cao của bé = [(Chiều cao của bố + Chiều cao của mẹ) - 13 cm] : 2
Giống như phương pháp tính dựa và chiều cao của bé khi mới sinh, kết quả của phép tính này cũng là số đo trung bình và có thể sai số 5cm.
Ví dụ cho phương pháp tính này:
Bố cao 1m75, mẹ cao 1m65, bố mẹ sẽ có bé gái với chiều cao dự kiến là:
[(175 + 165) – 13] : 2 = 170
Như vậy chiều cao của bé sẽ nằm trong khoảng từ 1m65 đến 1m75, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa.
2. Yếu tố nào ảnh hưởng tới chiều cao của trẻ?
Theo nghiên cứu từ các chuyên gia, chiều cao trong tương lai của trẻ được quyết định 23% di truyền và giới tính của trẻ, hơn 70% còn lại là cái yếu tố bên ngoài. Vậy đâu là những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ trong tương lai?
2.1. Yếu tố dinh dưỡng
Về yếu tố dinh dưỡng, những trẻ mắc bệnh béo phì thường có nguy cơ phát triển chiều cao sớm. Theo đó, khi trẻ lớn hơn, trẻ sẽ bị chậm lớn hoặc ngừng phát triển chiều cao so với các bạn đồng trang lứa.
Bên cạnh đó, với những bé bị tình trạng liên quan đến bệnh suy dinh dưỡng, nhẹ cân và thấp bé hơn các bác đồng trang lứa sẽ phát triển chiều cao chậm hơn các bạn cùng tuổi. Tình trạng này thường gặp do các bé không được ăn uống đầy đủ hoặc chế độ ăn của bé bị thiếu chất.
2.2. Yếu tố nội tiết
Nội tiết cũng là một trong những nguyên nhân gây rối loạn tăng trưởng ở trẻ và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển chiều cao trong tương lai. Những trẻ bị mắc bệnh nội tiết sẽ không sinh sản đủ hormone để cho xương phát triển. Từ đó, trẻ cũng sẽ chậm phát triển chiều cao.
2.3 Tác dụng phụ của thuốc
Nếu trẻ có sử dụng các loại thuốc chống viêm, mẩn ngứa hay dị ứng thì đây cũng có thể là một nguyên nhân ảnh hưởng đến chiều cao của bé. Những loại thuốc này nếu chưa các thành phần corticosteroids (hay còn gọi là cortisone) có thể làm giảm sự hấp thụ của canxi trong ruột. Do vậy, xương sẽ không đủ dinh dưỡng để tiếp tục phát triển.
2.4. Tình trạng sức khỏe
Tình trạng sức khỏe cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ. Đối với những trẻ mắc các bệnh mạn tính như viêm khớp, bệnh Celiac hay dạ dày hoặc một số bệnh liên quan đến miễn dịch sẽ rất khó khăn để phát triển chiều cao giống như những bạn đồng trang lứa.
2.5. Các bệnh liên quan đến đột biến gen
Với những trẻ mắc các bệnh liên quan đến đột biến gen, thì đây là gần như là yếu tố quyết định chiều cao của trẻ. Những trẻ mắc bệnh Down thường thấp bé hơn các trẻ đồng trang lứa. Nhưng ngược lại những bé bị Marfan lại bị tăng chiều cao một cách “bất thường”.
2.6. Một số yếu tố khác
Bên cạnh các yếu tố được kể trên, thì chiều cao của trẻ còn được quyết định bởi các yếu tố như: môi trường sống, thói quen sinh hoạt, luyện tập thể thao, chế độ ăn,….
3. Cách cải thiện chiều cao cho trẻ
Để có thể cải thiện chiều cao của trẻ, ba mẹ có thể thay đổi thói quen sinh hoạt của trẻ cũng như chế độ dinh dưỡng, hay môi trường sống,…. Luôn cổ vũ và cùng bé luyện tập thể dục thể thao, tham gia các hoạt động ngoại khóa là cách đầu tiên ba mẹ có thể áp dụng để giúp bé cải thiện chiều cao của mình.
Bên cạnh đó, môi trường sống của trẻ cũng cần được cải thiện. Một môi trường ô nhiễm sẽ khiến trẻ khó để phát triển tốt chiều cao, thậm chí còn gây hại đến sức khỏe của bé. Thêm nữa, để trẻ có thể tăng chiều cao hợp lý, ba mẹ cũng nên thường xuyên thay đổi thực đơn ăn uống, đa dạng các chất dinh dưỡng trong bữa ăn.
Một cách hiệu quả để ba mẹ cải thiện chiều cao cho trẻ là cho bé sử dụng những thực phẩm chức năng uy tín, phù hợp. Hiện sản phẩm được nhiều ba mẹ tin dùng là những sản phẩm có chứa bộ ba: Canxi nano, Vitamin D3 và MK7. Đây là những dưỡng chất vô cùng cần thiết đối với trẻ cần phát triển chiều cao.
Trong đó Canxi nano có kích thước nhỏ hơn 200 lần so với canxi thường, có thể dễ dàng hấp thụ vào cơ thể. Hai dưỡng chất Vitamin D3 và MK7 giúp canxi hấp thụ tối đa vào xương mà không để bị lắng đọng ở các cơ quan khác. Thông thường những sản phẩm này còn chứa các thành phần khoáng chất khác giúp trẻ phát triển trí não tốt hơn như: Magie, Mangan, Silic, DHA,…. Xem chi tiết sản phẩm tại đây.
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp ba mẹ hiểu được cách tính chiều cao của trẻ khi trưởng thành cũng như những yếu tố ảnh hưởng. Chúc ba mẹ và các bé khỏe mạnh!
Để được chuyên gia tư vấn miễn phí về cách tính chiều cao khi trưởng thành cho trẻ, hãy gọi tới tổng đài 1900.1259 – 0896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn.
Có 0 bình luận: