Thế giới dược Vinh Gia
THƯƠNG HIỆU UY TÍN

NGUY CƠ CAO BỊ ĐỘT QUỴ Ở NGƯỜI BỆNH TIM MẠCH VÀ GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA SỚM

ID: 2683   Ngày đăng:
Lượt đọc: 1565

Đột quỵ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong hiện nay. Đột quỵ đặc biệt nguy hiểm bởi tỷ lệ tử vong cao, diễn biến khó đoán, nếu được cứu sống cũng có thể để nhiều di chứng nặng nề và tỷ lệ tái phát cao. Những đối tượng có nguy cơ đột quỵ cao là người trung niên và cao tuổi, người có các bệnh nền tim mạch như huyết áp cao, mỡ máu cao, vữa xơ động mạch. Vậy giải pháp nào để ngăn ngừa sớm và dự phòng đột quỵ tái phát.

Mục lục [ Hiện ]

1. Bệnh đột quỵ là gì?

Theo thống kê hiện nay, mỗi năm trên thế giới có khoảng 1,5 triệu ca đột quỵ. Trong đó số lượng ca đột quỵ ở Việt Nam ghi nhận là 200.000 ca. Đột quỵ thường xảy ra phổ biến ở những người trên 65 tuổi và thường mắc các bệnh lý nền tim mạch như huyết áp cao, mỡ máu cao, Tuy nhiên trong những năm gần đây đột quỵ đang có xu hướng trẻ hóa, thậm chí có bệnh nhân mắc đột quỵ mới chỉ 7 tuổi.

Theo các chuyên gia, đột quỵ là tình trạng não bộ bị thương tổn nghiêm trọng do quá trình cấp máu bị gián đoạn khiến không thể đưa oxy và chất dinh dưỡng lên nuôi các tế bào não. Nếu không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, các tế bào não sẽ bắt đầu chết. Khi thời gian càng kéo dài, số lượng tế bào bị thương tổn và chết ngày càng nhiều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tư duy, vận động của cơ thể sau này và có thể gây tử vong. Người bệnh sống sót qua cơn đột quỵ sức khỏe sẽ bị suy yếu và mắc các di chứng như liệt, suy giảm vận động cơ thể, mất ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc, rối loạn thị giác,...

Hiện nay, đột quỵ được phân chia thành 2 loại với hai cơ chế khác nhau:

  • Đột quỵ do thiếu máu não cục bộ (chiếm 85% ca bệnh): nguyên nhân chủ yếu là do việc hình thành các cục máu đông trong lòng mạch, chúng di chuyển lên động mạch não gây tắc mạch và cản trở một phần hoặc hoàn toàn máu lưu thông lên não.
  • Đột quỵ do xuất huyết: xảy ra khi mạch máu não bị vỡ (xuất huyết não) khiến máu chảy ra ồ ạt và gây tổn thương tế bào não. Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ xuất huyết não thường do thành động mạch yếu hoặc xuất hiện các vết nứt hoặc chất thương trên thành mạch.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp phải những cơn đột quỵ nhỏ do thiếu máu thoáng qua trong vài phút gây choáng váng, đây cũng là dấu hiệu để phát hiện và phòng ngừa sớm đột quỵ xảy ra.

2. Những ai có nguy cơ mắc đột quỵ nhất

2.1. Người trung niên và cao tuổi

Theo các nghiên cứu, từ 55 tuổi tỷ lệ đột quỵ lại tăng gấp 2 lần sau mỗi 10 năm. Ở người cao tuổi, quá trình lão hóa khiến mạch máu bị xơ hóa và mất đi độ đàn hồi. Chức năng cơ thể suy giảm, người cao tuổi còn mắc nhiều bệnh nền như các bệnh tim mạch, tiểu đường, xơ vữa động mạch,... Đây là những yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ ở người cao tuổi.

Tuy nhiên, đột quỵ hiện nay đang ngày càng có chiều hướng gia tăng ở người trẻ tuổi.

2.2. Người có bệnh nền tim mạch, huyết áp cao, béo phì và huyết khối

Đây là những yếu tố nguy cơ dẫn đến tăng nguy cơ đột quỵ ở mọi lứa tuổi:

  • Huyết áp cao: bệnh lý huyết áp cao gây ra tình trạng tăng áp lực máu lên thành động mạch, tăng gánh nặng cho tim từ đó dẫn đến nguy cơ đau tim, đột quỵ và các bệnh khác liên quan đến thận, mắt.
  • Mỡ máu cao, xơ vữa động mạch: Việc gia tăng lượng mỡ xấu trong máu khiến các phân tử mỡ có thể bám vào thành động mạch, lâu dần sẽ hình thành các mảng xơ vữa gây hẹp và tắc thành động mạch. Khi các mảng xơ vữa bong ra, di chuyển đến lòng mạch hẹp hơn sẽ gây tắc mạch và dẫn đến đột quỵ.
  • Huyết khối: đây là tình trạng hình thành các cục máu đông trong lòng mạch. Các cục máu đông di chuyển trong lòng mạch gây cản trở quá trình lưu thông máu và có thể gây ra tắc mạch và đột quỵ.

2.3. Người thường xuyên bị stress

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, làm việc trên 55 giờ mỗi tuần sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ tới 33 do căng thẳng. Khi căng thẳng, tim sẽ làm việc nhiều hơn, đồng thời làm tăng huyết áp, tăng lượng đường và chất béo trong máu, tăng sản sinh các gốc tự do làm hư hại tế bào não và thành mạch máu.

Stress kéo dài cũng khiến người bệnh giải tỏa căng thẳng bằng cách sử dụng các chất kích thích, uống rượu bia, hút thuốc lá. Lối sống thiếu lành mạnh này cũng là nguyên nhân phát triển cơn đột quỵ cấp.

2.4. Người có tiền sử gia đình mắc đột quỵ

Tiền sử gia đình là một trong những yếu tố nguy cơ của đột quỵ. Nếu bạn có người thân từng bị đột quỵ, hãy báo với bác sĩ về những tiền sử bệnh lý của gia đình để có được những lời khuyên tốt nhất.

2.5. Lối sống không lành mạnh

Ăn uống không điều độ, không cân bằng đầy đủ các loại dưỡng chất, lười vận động, làm dụng các chất kích thích, rượu bia, thuốc là là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ.

2.6. Người bị rối loạn giấc ngủ, mất ngủ mãn tính

Theo các nghiên cứu, người bị mất ngủ hoặc ngủ dưới 5 tiếng mỗi đêm có nguy cơ đột quỵ tăng tới hơn 83% so với những ngủ đủ 7-8h. Theo hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, nguy cơ đột quỵ do mất ngủ ở tuổi thanh niên cao gấp 8 lần so với người lớn tuổi.

Mất ngủ làm thay đổi sức khỏe tim mạch do viêm hệ thống, rối loạn dung nạp glucose, tăng huyết áp và cường giao cảm. Rối loạn giấc ngủ kéo dài cũng khiến tinh thần và tâm lý căng thẳng, làm tăng nguy cơ đột quỵ.

3. Những triệu chứng điển hình của đột quỵ

Các dấu hiệu của đột quỵ có thể xuất hiện hiện và biến mất rất nhanh, hoặc lặp lại nhiều lần như:

  • Cơ thể mệt mỏi, đột nhiên không còn cảm thấy có sức lực, tê cứng mặt hoặc một nửa mặt, cười méo mó.
  • Cử động khó hoặc không thể cử động được chân tay, liệt một bên cơ thể, không thể nhấc hai tay qua đầu cùng một lúc.
  • Nói không rõ, khó phát âm, nói bị dính chữ, ngọng bất thường và không thể nhắc lại được những câu mà người khác nói.
  • Mất thăng bằng đột ngột, hoa mắt, chóng mặt, không thể thực hiện được các hoạt động.
  • Mắt mờ, thị lực giảm, nhìn không rõ.
  • Đau đầu dữ dội, có cảm giác buồn nôn hoặc nôn.

Các triệu chứng này có thể xuất hiện trong thời gian ngắn trong vài phút (được gọi là cơn thiếu máu não thoáng qua) đây cũng là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ có thể xảy ra.

Các chuyên gia đưa ra quy tắc F.A.S.T để nhận biết và điều trị sớm đột quỵ:

  • Face (Mặt): mặt bệnh nhân mất cân đối, méo xệ một bên. Yếu hoặc tê một bên mặt
  • Arm (tay) Yếu, liệu một bên tay hoặc chân. Có thể yêu cầu bệnh nhân đưa cả hai tay lên. Bên nào nâng yếu hoặc rơi xuống trước cho thấy có điều bất thường.
  • Speech (Ngôn ngữ): bệnh nhân gặp khó khăn khi nói hoặc khi nghe người khác hổi.
  • Time (thời gian) thời gian vàng trong cấp cứu đột quỵ là 3-4 giờ đầu tiên khi có dấu hiệu khởi phát bệnh.

Ghi nhớ quy tắc FAST, nếu bạn hoặc người thân có các dấu hiệu trên, hãy liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.

4. Giải pháp giúp ngăn ngừa sớm đột quỵ ở người bệnh tim mạch

4.1. Có chế dinh dưỡng hợp lý

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và cân đối là chiến lược dài hạn để tăng cường sức khỏe của cơ thê cũng như giảm thiểu các tác nhân gây ra đột quỵ. Theo đó, bạn nên cân bằng 4 nhóm dưỡng chất cần thiết là tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất trong những bữa ăn hàng ngày. Nên chia thành từng bữa nhỏ và hạn chế ăn quá nhiều nhóm dưỡng chất trong một bữa.
  • Bạn nên ăn đúng bữa, không bỏ bữa, giảm ăn mặn và giảm sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
  • Ăn nhiều rau xanh, các loại đậu, ngũ cốc.
  • Bổ sung các loại thịt trắng, hải sản, trứng để bổ sung protein cho cơ thể, hạn chế ăn thịt đỏ.
  • Hạn chế các loại thực phẩm nhiều chất béo, đồ chiên xào, thức ăn nhanh.
  • Hạn chế đồ ngọt, các thực phẩm nhiều đường.
  • Uống nhiều nước lọc, nước trái cây, sữa tươi.

4.2. Điều trị các bệnh liên quan

Việc phối hợp điều trị các bệnh lý liên quan là vô cùng quan trọng. Các bệnh lý như huyết áp cao, tiểu đường, mỡ máu cao là các nguyên nhân chủ yếu gây ra đột quỵ. Tuy nhiên nhiều người lại chủ quan, bỏ qua các dấu hiệu ban đầu khi bệnh còn nhẹ. Theo thời gian, bệnh sẽ tiến triển nặng sẽ dẫn đến các biến chứng là đột quỵ, tai biến mạch máu não.

Vì vậy, người bệnh cần đảm bảo tuân thủ điều trị các bệnh lý nền, đây cũng là cách tốt nhất để phòng ngừa sớm đột quỵ.

4.3. Tập thể dục nhiều hơn

Tập luyện thể dục, thể thao không những giúp cho cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh hơn mà còn giúp lưu thông tuần hoàn máu, tốt cho tim mạch và phòng ngừa tai biến. Với những người trẻ tuổi có thể lựa chọn các bộ môn tập luyện có cường độ cao như chạy, tập gym, bóng đá, bóng rổ. Người cao tuổi có thể tập các bài tập nhẹ nhàng hơn như đi bộ, thiền/thở, dưỡng sinh, yoga,... tùy theo thể trạng.

4.4. Giữ ấm cơ thể vào mùa đông

Vào mùa đông, tỷ lệ mắc đột quỵ thường chiếm tới 70-80% tùy theo độ tuổi khác nhau. Khi thời tiết trở lạnh, nhiệt độ giảm xuống, cơ thể có phản xạ tiết ra hormone catecholamine nhằm có các mạch máu ngoại vi để giữ ấm cơ thể. Khi mạch máu co lại khiến gia tăng áp lực lên thành mạch gây tăng huyết áp. Điều này khiến bệnh nhân dễ bị chảy máu trong não gây xuất huyết não.

Thêm vào đó, hiện tượng co mạch khiến cơ thể không bị mất nước khiến tăng độ nhớt của máu, nhiệt độ giảm cũng làm cơ thể tăng sản xuất hồng cầu và tiểu cầu để đáp ứng sự trao đổi chất của cơ thể, dẫn đến hình thành máu vón cục tạo thành cục máu đông.

Vì vậy, việc giữ cho cơ thể vào mùa lạnh là rất quan trọng, đặc biệt là ở người trung niên và cao tuổi, ngay cả lúc ngủ hay ra ngoài tuyệt đối không để cơ thể lạnh đột ngột. Ngoài ra cũng chú ý nên uống nhiều nước ấm, không tắm muộn hay tắm nước lạnh vào những ngày nhiệt độ thấp.

4.5. Tránh stress, sống lạc quan

Stress, căng thẳng kéo dài là nguy cơ dẫn đến các tác nhân hình thành đột quỵ. Căng thẳng khiến bạn dễ gặp phải tình trạng cao huyết áp, mất ngủ, lưu thông máu kém. Để giảm stress, người bệnh thường tìm đến những thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu, bia.

Tóm lại, cần duy trì lối sống tích sức, giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ để nâng cao sức khỏe cả thể chất và tinh thần là phương pháp để ngăn ngừa đột quỵ.

4.6. Hạn chế các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá

Thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích là một trong những nguyên nhân nghiêm trọng dẫn đến đột quỵ.

Khói thuốc lá, kể cả hút trực tiếp hay hút thụ động đều làm tăng nguy cơ đột quỵ đáng kể.

Vì vậy, hãy hạn chế các chất kích thích, rượu bia và thuốc lá nhằm phòng tránh căn bệnh cực kỳ nguy hiểm này.

4.7. Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Kiểm tra sức khỏe định kỳ không những giúp bạn có thể tầm soát được nguy cơ đột quỵ sớm mà còn phát hiện các bệnh lý khác trong cơ thể.

Những người nên tầm soát đột quỵ bao gồm người có tiền sử gia đình bị đột quỵ; người có bệnh nền tim mạch như huyết áp cao, mỡ máu cao, xơ vữa động mạch, suy tim, rung nhĩ; người bị tiểu đường; người béo phì; người hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia.

Đối với những người trẻ và sức khỏe bình thường cũng nên duy trì khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/1 lần nhằm phát hiện sớm những bất thường để có biện pháp điều trị kịp thời.

Đối với các bệnh nhân có nguy cơ đột quỵ cao như người cao tuổi hoặc người mắc bệnh nền tim mạch như huyết áp cao, mỡ máu cao, xơ vữa động mạch hoặc với bệnh nhân đã điều trị đột quỵ và muốn phòng ngừa tái phát thường phải sử dụng thuốc điều trị đến suốt đời. Việc sử dụng thuốc tây thời gian dài gây ra nhiều tác dụng phụ như tăng men gan, hoa mắt, chóng mặt, đau dạ dày,...sử dụng kéo dài sẽ gây nhờn thuốc, người dùng phải tăng liều thì mới đạt hiệu quả.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, các chuyên gia cũng đưa ra khuyến nghị nên bổ sung thêm Omega-3 Triglyceride giàu EPA mỗi ngày để cải thiện các bệnh lý tim mạch như huyết áp cao, mỡ máu cao, xơ vữa động mạch, nhờ đó giúp phòng ngừa nguy cơ đột quỵ ở người bệnh và tái phát ở người tiền sử đột quỵ.

Cụ thể:

  • Mỡ máu cao: Omega-3 (giàu EPA) điều hòa Triglyceride (TG) bằng cách giảm tổng hợp TG, giảm sự kết hợp TG vào LDL (cholesterol xấu), giảm tiết TG, và tăng cường thanh thải TG khỏi LDL. Bổ sung 3g Omega-3 mỗi ngày giúp ổn định mỡ máu và cải thiện tình trạng mỡ máu cao
  • Xơ vữa động mạch: Các nghiên cứu cho thấy, bổ sung 1g Omega-3 (giàu EPA) giúp cải thiện tình trạng hình thành các mảng xơ vữa động mạch – đây là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh lý như đau thắt ngực, suy tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
  • Huyết áp cao: Omega-3 (giàu EPA) giúp làm giảm huyết áp chủ yếu thông qua cơ chế giãn mạch, giảm viêm và cải thiện cơ chế nội mô. Omega-3 kích thích sản xuất oxit nitric, epoxit và eicosanoid giúp giãn mạch và hạ huyết áp. Bổ sung 3g Omega-3 giàu EPA mỗi ngày sẽ giúp cải thiện cả huyết áp tâm thu và tâm trương
  • Dự phòng các bệnh tim mạch – giảm nguy cơ đột quỵ: Với liều 1g Omega-3 (giàu EPA) mỗi ngày giúp còn giúp chống rối loạn nhịp tim, chống huyết khối và giảm viêm. Nhờ đó sẽ giúp cải thiện và nâng cao sức khỏe của hệ tim mạch và phòng ngừa đột quỵ.

Với nhu cầu như trên, việc cung cấp Omega-3 thông qua thực phẩm hàng ngày là không đủ để cải thiện sức khỏe tim mạch và phòng ngừa đột quỵ. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe sẽ là nguồn cung cấp omega-3 đảm bảo đủ nhu cầu về lượng để cho hiệu quả tốt nhất.

Nắm bắt được nhu cầu về có sản phẩm bổ sung Omega-3 có tiêu chuẩn chất lượng cao, Dược phẩm Vinh Gia ra mắt sản phẩm Omega 3 Vinh Gia chứa Omega-3 dạng Triglyceride với DHA và EPA hàm lượng cao từ Na Uy được đánh giá là loại Omega-3 tốt nhất hiện nay.

Cụ thể, Omega 3 Vinh Gia được sản xuất bằng nguyên liệu omega-3 tinh chế, dạng triglyceride, được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy GC Rieber VivoMega As của Na Uy, ứng dụng công nghệ cao cho tổng hàm lượng DHA và EPA cao. Ngoài ra, Omega 3 Vinh Gia có hai sản phẩm chuyên biệt cho từng độ tuổi:

  • Omega 3 Vinh Gia (hộp màu xanh, 100 viên) chứa omega-3 dạng triglyceride, giàu DHA (150mg DHA) và tỷ lệ DHA/EPA ≈ 4/1, thích hợp với trẻ em, phụ nữ mang thai, người trẻ cần bảo vệ và nâng cao sức khỏe của mắt, tim mạch và não bộ Viên nhỏ dễ uống.
  • Omega 3 Vinh Gia2 (hộp màu đỏ cam, 60 viên) chứa omega-3 dạng Triglyceride, giàu EPA (EPA 340mg), thích hợp cho người trưởng thành bị mỡ máu cao, xơ vữa động mạch; người cần chăm sóc sức khỏe tim mạch; người có nguy cơ xơ vữa động mạch, phòng ngừa đột quỵ.

Bộ sản phẩm Omega 3 Vinh Gia đã được cấp phép lưu hành tại Việt Nam và phân phối trên toàn quốc bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Vinh Gia.

Cách dùng Omega 3 Vinh Gia để bảo vệ và nâng cao sức khỏe:

Với trẻ em, phụ nữ mang thai, người trẻ, nên dùng Omega 3 Vinh Gia (hộp màu xanh, lọ 100 viên), giàu DHA hơn, có tỷ lệ vàng DHA/EPA xấp xỉ 4/1. Cách dùng như sau:

  • Trẻ em từ 2 đến 8 tuổi: uống 1 viên Omega 3 Vinh Gia/ngày (nếu bé nuốt hoặc nhai được viên)
  • Trẻ em từ 8 tuổi trở lên và người trẻ (liều bình thường, để bảo vệ sức khỏe): uống 1- 2 viên Omega 3 Vinh Gia chia 2 lần/ngày.
  • Phụ nữ mang thai, cho con bú: uống 2 - 4 viên Omega 3 Vinh Gia chia 2 lần/ngày.

Với trung niên đến cao tuổi, hoặc đang bị mỡ máu cao, huyết áp cao, xơ vữa động mạch, khô mắt, thoái hóa điểm vàng, hoặc cần phòng nguy cơ đột quỵ, nên dùng Omega 3 Vinh Gia2 (hộp màu đỏ cam, lọ 60 viên), giàu EPA hơn. Cách dùng như sau:

  • Người đang bị mỡ máu cao: uống 4 viên Omega 3 Vinh Gia2 chia 2 lần/ngày.
  • Người đang bị huyết áp cao: uống 6 viên Omega 3 Vinh Gia2 chia 2 lần/ngày.
  • Xơ vữa động mạch, rối loạn nhịp tim, cần hỗ trợ phòng đột quỵ và dự phòng các bệnh tim mạch: 2 viên Omega 3 Vinh Gia2/2 lần.. Với liều này cũng đáp ứng đủ lượng DHA (trên 340mg DHA/ngày) để hỗ trợ sáng mắt, cải thiện thị lực, hỗ trợ giảm khô mắt, thoái hóa điểm vàng.

Lưu ý:

Nên uống Omega 3 Vinh Gia sau các bữa ăn. Nên dùng liên tục hàng ngày hoặc dùng thành từng đợt, mỗi đợt từ 3 - 6 tháng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

  • TAGS

Bài viết được tham vấn bởi

Bác Sĩ Vũ Văn Lực

Chuyên gia tư vấn

Nguyên bác sĩ bệnh viện Đa khoa Hà Thành II

Tổng quan
0
Viết bình luận

Có 0 bình luận:

  1. Sức khỏe A - Z
  2. Dược chất tốt