Thế giới dược Vinh Gia
THƯƠNG HIỆU UY TÍN

Dấu hiệu chứng tỏ bà bầu thiếu sắt nghiêm trọng trong thai kỳ

ID: 2336   Ngày đăng:
Lượt đọc: 11993

Theo ước tính của WHO, có tới 50% bà bầu bị thiếu máu trong thai kỳ là do thiếu sắt. Tuy nhiên các biểu hiện thiếu sắt lại tương tự với biểu hiện thường gặp khi mang thai nên nhiều mẹ bầu không để ý. Vì vậy, việc nhận biết sớm các dấu hiệu thiếu sắt sẽ giúp bà bầu có kế hoạch điều trị kịp thời, hạn chế ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Mục lục [ Hiện ]

1. Nguyên nhân gây thiếu sắt khi mang thai

Sắt tham gia vào quá trình tạo ra huyết sắc tố Hemoglobin - sắc tố trong tế bào hồng cầu có vai trò vận chuyển oxy đến tất cả các mô và cơ quan trong cơ thể. Đối với phụ nữ mang thai, bổ sung sắt trong giai đoạn này là để tạo thêm máu cho cả mẹ và thai nhi. Lúc này, sắt là yếu tố cần thiết để đảm bảo quá trình vận chuyển oxy từ phổi đến các phần còn lại của cơ thể và chuyển qua nhau thai đến “em bé”.

Những lý do dẫn đến tình trạng thiếu sắt khi mang thai

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ở phụ nữ mang thai, nhu cầu sắt của cơ thể sẽ tăng lên gấp đôi và lượng sắt này sẽ còn tiếp tục tăng nhiều hơn nữa trong những tháng cuối của thai kỳ. Nguyên nhân là do trong quá trình mang thai, tim của người mẹ phải hoạt động “chăm chỉ” hơn để cung cấp máu nuôi dưỡng thai nhi. Kéo theo đó là thể tích máu cũng tăng 30 – 50% so với bình thường. Sự tăng thể tích máu này đòi hỏi cơ thể phải được “nạp” thêm lượng sắt và acid folic để tạo ra nhiều máu hơn cung cấp cho nhu cầu của cơ thể. Đây là nguyên nhân khiến đa số phụ nữ mang thai bị thiếu máu do thiếu sắt và cần được bổ sung đầy đủ.

Nếu không cung cấp đủ sắt, lượng huyết sắc tố cũng giảm theo. Điều này có thể làm giảm việc cung cấp oxy cho các tế bào và các cơ quan, từ đó có thể gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.

2. Dấu hiệu mẹ bầu đang thiếu sắt cần bổ sung

Dấu hiệu nào cho thấy mẹ bầu bị thiếu sắt?

Khi thiếu sắt, bà bầu sẽ có những dấu hiệu tiêu biểu như:

  • Mệt mỏi kéo dài: Cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức là những dấu hiệu thiếu sắt phổ biến nhất đối với những người bị thiếu sắt. Nguyên nhân là do việc vận chuyển oxy tới các mô và cơ bắp bị sụt giảm, dẫn đến tình trạng mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, thậm chí là ngất xỉu.
  • Tim đập nhanh: Khi thiếu sắt, nồng độ huyết sắc tố thấp khiến trái tim của bạn phải làm việc gấp đôi để mang oxy đi khắp cơ thể. Đây là nguyên nhân dẫn đến nhịp tim không đều hoặc cảm giác tim đập nhanh bất thường. Hệ quả của nó là làm suy giảm chức năng của hệ hô hấp và hệ tim mạch.
  • Rụng tóc, bong móng: Thiếu sắt là nguyên nhân chính dẫn đến thiếu máu, điều này khiến cho da bệnh nhân bị nhăn nheo, móng tay mỏng đi và tóc dễ bị rụng.
  • Da nhợt nhạt hoặc vàng nhạt: Các huyết sắc tố trong tế bào hồng cầu làm cho máu có màu đỏ. Khi cơ thể bị thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu huyết sắc tố và làm cho máu bớt đỏ. Đó là lý do tại sao những người thiếu máu thiếu sắt sẽ thấy da nhợt nhạt, sắc mặt xanh xao.
  • Khó thở: Khi cơ thể thiếu sắt, nồng độ oxy cũng thấp đi. Điều này có nghĩa là cơ bắp của bạn không nhận đủ oxy để hoạt động bình thường. Do đó, nhịp thở của bạn sẽ gấp hơn để có thể nhận được nhiều oxy hơn.
  • Nhức đầu, chóng mặt: Khi thiếu sắt, nồng độ hemoglobin thấp trong các tế bào hồng cầu sẽ không đủ oxy vận chuyển đến não. Do đó, mạch máu trong não có thể bị sưng lên, gây ra áp lực và khiến bạn đau đầu.

Ngoài các triệu chứng trên, khi thiếu sắt mẹ bầu cũng có thể gặp hiện tượng khác như: chân bồn chồn, đau và sưng lưỡi, thèm ăn đồ lạ như đất sét, đá, phấn, giấy…, chân tay lạnh…

Nếu có những biểu hiện trên, tốt nhất bạn nên đến các cơ sở y tế để làm xét nghiệm, từ đó có biện pháp bổ sung sắt kịp thời, tránh để tình trạng kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

3. Cách bổ sung cho bà bầu thiếu sắt

3.1. Bà bầu bị thiếu sắt nên bổ sung qua thực phẩm

  • Nấm: trong nấm rất giàu acid folic cùng một số chất như protein, vitamin, acid amin, canxi,…Nó còn có tác dụng giảm mỡ máu, tăng cường hệ miễn dịch.
  • Ớt chuông là nguồn cung cấp acid folic tuyệt vời cho bạn. Trung bình khoảng 92g ớt chuông thô có thể cung cấp 10,5% nhu cầu acid folic cần thiết mỗi ngày.
  • Thịt bò: Trong 100g thịt bò sẽ cung cấp khoảng 3,1mg sắt. Do đó, bổ sung thịt bò vào thực đơn mỗi ngày là cách cung cấp sắt cho bà bầu hiệu quả.
  • Gan: Đây là nguồn cung cấp hàm lượng sắt dồi dào cho cơ thể. 100g gan động vật cung cấp khoảng 6,1mg sắt. Tuy nhiên, mẹ bầu cần hết sức lưu ý lựa chọn loại gan động vật an toàn, không mắc bệnh để đảm bảo không gây hại cho sức khỏe mẹ và con.
  • Đậu đỗ: Các loại cây họ đậu như đậu nành, đậu Hà Lan, đậu trắng,…cũng sẽ giúp bạn bổ sung 8% nhu cầu acid folic cho cơ thể với 30g đậu. Ngoài ra, trong các loại hạt còn rất giàu omega 3 là dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển não bộ của thai nhi.
  • Các loại rau như: rau chân vịt, rau cải xoăn, măng tây, bông cải xanh, bắp cải, bí đao. Những loại rau này có thể cung cấp lượng lớn acid folic cho cơ thể, ví dụ: 1 bát bí đao cung cấp khoảng 15% nhu cầu acid folic cho cơ thể mỗi ngày; hay 1/2 bát bông cải xanh, bắp cải cung cấp 51mg acid folic,…
  • Các loại quả chín giàu vitamin C hỗ trợ hấp thu sắt: Ngoài tác dụng làm tăng sức đề kháng, khả năng miễn dịch, giúp chống oxy hóa,… vitamin C còn được biết đến với tác dụng làm tăng hấp thu sắt vào cơ thể. Vì vậy, khi bổ sung sắt, bạn nên uống thêm một cốc nước cam, hoặc sử dụng các loại trái cây giàu vitamin C như dâu tây, đu đủ, kiwi,…

Khi bị thiếu sắt mẹ bầu cần được bổ sung như thế nào?

3.2. Sử dụng sản phẩm bổ sung sắt

Để tăng hàm lượng Hemoglobin trong máu, mẹ bầu cần phải bổ sung chất sắt thông qua các loại chế phẩm chứa sắt để đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu sắt trong thai kỳ. Ngoài ra, để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng tăng cao của thai phụ trong suốt giai đoạn mang thai, các mẹ bầu cũng cần chú ý bổ sung thêm các loại khoáng chất cần thiết khác như acid folic, omega 3, vitamin A, B, E, K,…

Để tiện lợi, bạn có thể lựa chọn các sản phẩm sắt hữu cơ đang có trên thị trường hiện nay. Đặc điểm chung của chúng là dễ uống, thành phần bổ sung thêm nhiều dưỡng chất cần thiết khác cho cơ thể như: acid folic, vitamin E, vitamin B12, dầu mè đen.

  • Trong đó, acid folic có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tạo máu, phòng ngừa bệnh thiếu máu kể cả các trường hợp thiếu máu nặng. Đồng thời, giúp thai nhi phát triển các tế bào ống thần kinh, từ đó hình thành nên tủy sống và não bộ. Bổ sung đầy đủ acid folic đặc biệt trong 3 tháng đầu giúp bé tránh khỏi được các dị tật ống thần kinh,…
  • Vitamin E có tác chống oxy hóa, thúc đẩy quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể và giúp các mẹ bầu hạn chế được tình trạng đau bụng, chuột rút.
  • Sản phẩm này còn được bổ sung thêm một lượng dầu mè đen có tác dụng nhuận tràng và hạn chế tình trạng nóng trong, táo bón cho bà bầu khi uống sắt.

Với việc lựa chọn những sản phẩm sắt hữu cơ, bạn sẽ có thể bổ sung đồng thời acid folic cùng nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể một lúc, mà không tốn nhiều thời gian, chi phí. Bên cạnh đó, sắt hữu cơ còn có ưu điểm hơn so với sắt vô cơ. Khi vào trong cơ thể, sau khi được hấp thu đủ, chúng sẽ được đào thải qua đường tiêu hóa. Vì vậy, sắt hữu cơ sẽ không bị lắng đọng trong cơ thể hay gây ra các tác dụng phụ như sắt vô cơ.

4. Những lưu ý giúp mẹ bầu hấp thụ sắt một cách tốt nhất

Mẹ bầu khi bổ sung sắt cũng cần phải chú ý những điều này

  • Để hấp thu sắt tốt nhất, các bác sĩ khuyên thai phụ nên uống viên sắt cách bữa ăn khoảng 1-2 giờ đồng hồ.
  • Mẹ bầu không nên uống viên sắt cùng lúc với sữa hoặc canxi vì chúng sẽ làm giảm khả năng hấp thụ sắt cho cơ thể. Nếu phải bổ sung đồng thời sắt và canxi, bạn nên uống cách quãng: chẳng hạn sau bữa sáng uống canxi và sau bữa trưa uống sắt.
  • Mẹ bầu nên chú ý hạn chế uống sắt trước giờ đi ngủ; bởi vì, chúng có thể gây nóng người khiến bạn khó ngủ ngon.
  • Trà, cafe, coca và các loại đồ uống có gas có thể cản trở sự hấp thụ sắt trong cơ thể; vì vậy, bạn nên hạn chế hoặc kiêng những loại đồ uống này.
  • Nên uống sắt kèm với thức uống giàu vitamin C như nước cam, chanh… bởi vitamin C có tác dụng giúp cơ thể hấp thụ chất sắt dễ dàng hơn.
  • Uống viên sắt có thể gây chứng táo bón khi mang thai. Do đó, bạn nên tăng cường rau xanh, hoa quả trong chế độ ăn hàng ngày. Nếu chứng táo bón có dấu hiệu trầm trọng, bạn nên trao đổi với bác sĩ để chọn cách bổ sung sắt hợp lý.
  • Bổ sung sắt phải đúng liều lượng của bác sĩ. Nếu cơ thể bị thừa sắt, gan sẽ hoạt động kém hiệu quả, thừa sắt có thể làm gia tăng tỷ lệ sinh non, sinh bé nhẹ cân.

Trên đây là những dấu hiệu giúp mẹ bầu nhận biết tình trạng thiếu sắt khi mang thai. Hi vọng có thể giúp ích cho mẹ bầu để bổ sung các khoáng chất cũng như vitamin cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và đảm bảo cho sức khỏe của mẹ trong suốt thai kỳ.

Hãy gọi tới tổng đài 1900.12590896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được chuyên gia giải đáp trực tiếp về tình trạng thiếu sắt ở bà bầu.

  • TAGS

Bài viết được tham vấn bởi

Bác Sĩ Vũ Văn Lực

Chuyên gia tư vấn

Nguyên bác sĩ bệnh viện Đa khoa Hà Thành II

Tổng quan
0
Viết bình luận

Có 0 bình luận:

  1. Sức khỏe A - Z
  2. Dinh dưỡng