Bệnh trĩ xuất hiện do tình trạng giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ ở mô xung quanh hậu môn, gây nhiều đau đớn và khó chịu cho người bệnh. Cùng tìm hiểu những điều liên quan đến bệnh lý này để có cách nhận biết, phòng tránh và điều trị đúng cách nhất cho bạn cho người thân nếu không may gặp phải.
1. Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ (còn được dân gian gọi là bệnh lòi dom) là bệnh lý xảy ra do tình trạng giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ ở mô xung quanh hậu môn. Các mô hậu môn giúp kiểm soát phân thải ra và khi bị sưng hay viêm sẽ phồng lên thì được gọi là bệnh trĩ.
Bệnh trĩ có dấu hiện khá giống ung thư đại trực tràng là đại tiện ra máu nên rất dễ nhầm và không ít trường hợp chủ quan nghĩ rằng mình chỉ bị trĩ nên có thể đến khi phát hiện ra ung thư đại trực tràng thì đã muộn. Đi ngoài ra máu ở người bệnh trĩ là sau khi đại tiện mới xuất hiện máu tươi, nhỏ thành giọt, có khi phun thành tia, không lẫn vào phân và thấy đau tức xung quanh hậu môn. Với người mắc ung thư đại trực tràng thì máu đi kèm phân ít hơn, thường phủ lẫn trên bề mặt phân và có màu tím sẫm, có khi lẫn dịch nhầy, có thể có mủ…
2. Phân loại bệnh trĩ
Bệnh trĩ được phân loại thành trĩ nội, trĩ ngoại do vị trí bị trĩ và trí hỗn hợp.
2.1. Trĩ nội
Trĩ nội là bệnh trĩ mà búi trĩ xuất phát từ đám rối tĩnh mạch trĩ trong, nằm bên trong trực tràng phía trên đường lược (hay gờ lược). Ban đầu không gây khó chịu nên người bệnh sẽ không thể cảm thấy hay nhìn thấy chúng. Chỉ khi đến giai đoạn nặng, đi đại tiện các búi trĩ có thể chịu áp lực và kích thích dẫn đến chảy máu. Thỉnh thoảng, áp lực có thể khiến búi trĩ nội lòi ra ngoài, tình trạng này gọi là sa búi trĩ và sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau, khó chịu. Tùy theo mức độ nặng nhẹ, trĩ nội được chia làm 4 độ:
- Trĩ độ 1: Lúc này búi trĩ mới hình thành và chưa gây nhiều đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Ở cấp độ này máu chảy ít nên chỉ thường phát hiện khi thấy máu dính ở giấy vệ sinh hoặc dính trên phân.
- Trĩ độ 2: Ở cấp độ này búi trĩ đã phát triển bằng hạt đậu, dễ bị sa ra ngoài mỗi khi đại tiện nhưng có thể co lên được. Kèm theo đó là các triệu chứng đi ngoài ra máu, đau rát và ngứa vùng hậu môn tăng.
- Trĩ độ 3: Sang đến cấp độ này, búi trĩ dễ dàng sa ra ngoài hậu môn khi người bệnh đại tiện, hắt xì hoặc đứng quá lâu và phải dùng tay đẩy vào. Lúc này hiện tượng chảy máu và đau rát hậu môn diễn ra thường xuyên hơn, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của người bệnh.
- Trĩ độ 4: Đây là cấp độ cuối của bệnh khi mà búi trĩ đã phát triển với kích thước lớn nằm ngoằn ngoèo ngoài rìa hậu môn gây đau, khó chịu, cộm vướng và khiến phân sót lại sau mỗi lần đại tiện. Máu cũng chảy nhiều, có thể phun thành tia và hậu môn tiết nhiều dịch nhầy gây ngứa rát vùng này.
2.2. Trĩ ngoại
Búi trĩ xuất phát từ đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài, nằm ở vùng da quanh hậu môn phía dưới đường lược. Do nằm ngay rìa hậu môn nên búi trĩ dễ phát hiện, khi bị kích thích trĩ ngoại có thể gây ngứa hoặc chảy máu. Máu có thể ứ lại bên trong búi trĩ và tạo thành những cục máu đông nên sẽ làm búi trĩ sưng, viêm và đau dữ dội.
2.3. Trĩ hỗn hợp
Đây là trường hợp người bệnh mắc cả trĩ nội và trĩ ngoại. Bệnh trĩ để lâu khiến trĩ nội sưng to và sa ra ngoài rồi liên kết với búi trĩ ngoại được hình thành bên ngoài rìa hậu môn. Trĩ hỗn hợp ít gặp nhưng nếu gặp thì sẽ phức tạp hơn và có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
3. Yếu tố nguy cơ khiến ai cũng có thể bị trĩ
Bệnh trĩ khá phổ biến, có đến 3/4 dân số sẽ mắc bệnh trĩ ở một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Bệnh có thể xảy ra với cả nam giới và nữ giới, thường xuất hiện ở độ tuổi từ 45 - 65. Đối tượng dễ mắc trĩ là những người phải ngồi nhiều, phụ nữ mang thai và những người có nguy cơ bị trĩ do các yếu tố sau:
- Thiếu chất xơ
- Đường tiêu hóa kém, hay bị táo bón hoặc tiêu chảy
- Thừa cân béo phì
- Thường xuyên lao động nặng
- Quan hệ tình dục qua đường hậu môn•
- U vùng tiểu khung: U tử cung, u đại trực tràng, thai nhiều tháng
4. Nguyên nhân gây bệnh trĩ
Tuổi tác
Ở những người cao tuổi, hệ tiêu hóa trở nên kém đi, các cơ dọc ống hậu môn, cơ vòng dần bị suy giảm chức năng. Chính vì độ đàn hồi của cơ vòng kém khiến tĩnh mạch trĩ bị mất neo và trượt xuống vùng hậu môn, gây nên tình trạng táo bón ở người già và bệnh trĩ.
Giao hợp qua đường hậu môn
Hậu môn không được cấu tạo để có thể co giãn tốt nên không tạo chất nhờn. Khi giao hợp bằng đường hậu môn sẽ có thể gây rách, chảy máu. Hơn nữa khi quan hệ bằng đường này, cơ vùng hông và lưng phải co giãn liên tục, sẽ làm chậm quá trình tuần hoàn máu quanh hậu môn, khiến tĩnh mạch bị tắc nghẽn, làm cho mạch máu căng lên và gây trĩ.
Phụ nữ mang thai
Khi chị em phụ nữ mang thai, tử cung ngày càng phát triển đặc biệt là những tháng cuối thai kỳ khi mà trọng lượng thai nhi tăng, từ đó dồn sức nặng lên vùng xương chậu, vùng hậu môn và các tĩnh mạch trĩ nên gây ra bệnh trĩ.
Rối loạn chức năng của ruột
Những bệnh lý liên quan đến đường ruột chiếm đến 80% nguyên nhân của bệnh trĩ.
Giấy vệ sinh kém chất lượng
Giấy vệ sinh kém chất lượng có thể chứa rất nhiều vi khuẩn, thêm vào đó là khi dùng giấy vệ sinh lau sau khi đại tiện mạnh có thể làm hậu môn bị xước, từ đó gây bệnh trĩ.
Khủng hoảng tâm lý
Khi bị căng thẳng, stress cơ thể sẽ tiết ra chất gây áp lực lên toàn bộ cơ thể làm cho não và hệ thống tiêu hóa bị ức chế và dẫn đến sự co bóp của hậu môn bị hạn chế và gây bệnh trĩ.
Tư thế đứng, ngồi một vị trí duy nhất quá lâu
Do tính chất công việc nên nhiều người phải đứng hoặc ngồi lâu tại một vị trí trong thời gian dài nên toàn bộ áp lực cơ thể dồn xuống phần hậu môn trực tràng. Tình trạng này gây cản trở lưu thông máu ngược trở lại, gây tắc nghẽn khiến các tĩnh mạch trĩ sưng và gây bệnh trĩ.
Chế độ ăn không lành mạnh
Chế độ ăn uống thiếu rau củ quả hay ăn thực phẩm không tốt cho tiêu hóa sẽ là nguyên nhân gây thiếu chất xơ dẫn đến bệnh trĩ xuất hiện.
Uống ít nước
Nước có tác dụng giúp tuần hoàn máu tốt và hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Cơ thể cần khoảng 2 lít nước mỗi ngày nên nếu không uống đủ nước sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, đến sự co bóp của hậu môn và gây nên bệnh trĩ khi co bóp của hậu môn yếu dần.
Đi tiêu quá lâu
Nhiều người có thói quen vừa đi vệ sinh vừa đọc báo mà không biết thói quen này dễ dẫn đến sự xuất hiện của bệnh trĩ do rối loạn chức năng đường ruột. Khi vừa đọc báo vừa đi vệ sinh dễ khiến phân tâm không tập trung đi đại tiện, tăng gánh nặng hậu môn. Hậu môn mở lâu sẽ thúc đẩy sự tích tụ chất thải, giảm máu tĩnh mạch ở khu vực này, lâu ngày dẫn đến bệnh trĩ.
Vệ sinh không đúng cách sau khi đi tiêu
Nhiều người có thói quen sử dụng giấy vệ sinh khi đi đại tiện. Thói quen này vừa khó làm sạch hậu môn vừa không loại bỏ hết nếp gấp trên da ở hậu môn đều là nguyên nhân gây bệnh trĩ.
Không chú ý giữa làm việc và nghỉ ngơi
Những người làm việc quá sức, đi đường dài hoặc thức đêm mà không được nghỉ ngơi rất dễ bệnh trĩ
Táo bón, tiêu chảy
Tình trạng táo bón và tiêu chảy sẽ phải đi vệ sinh liên tục làm cho tĩnh mạch, thành ruột bị tổn thương gây áp lực lên vùng xương chậu, vùng hậu môn làm xuất hiện bệnh trĩ.
Tăng áp lực ổ bụng
Tăng áp lực ổ bụng là tình trạng gia tăng áp lực ổ bụng ( IAP) > 10 mmHg do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể ảnh hưởng tới tuần hoàn, làm giảm chức năng các tạng, các cơ quan liên quan tới ổ bụng và là một trong nhiều nguyên nhân gây trĩ.
U bướu hậu môn trực tràng
Bệnh lý này có thể gây chèn ép và làm cản trở đường về tĩnh mạch hồi lưu làm cho các đám rối trĩ căng phồng dẫn đến bệnh trĩ.
Một số bệnh lý khác
Viêm nhiễm vùng hậu môn, các bệnh đường ruột, đường tiêu hóa
5. Triệu chứng của bệnh trĩ từ nhẹ tới nặng
- Đi ngoài ra máu: Lúc đầu chỉ có vài giọt máu lẫn trong phân, trên giấy vệ sinh nhưng sau sẽ chảy thành tia và số lượng nhiều hơn.
- Có cảm giác nặng tức ở hậu môn, mót rặn là một triệu chứng báo hiệu bệnh trĩ.
- Các tĩnh mạch bị sưng: Vùng hậu môn sẽ sưng phồng giống như các bọng máu.
- Búi trĩ phình to: Đây là dấu hiệu khi bệnh trĩ đã khá nặng, búi trĩ phình to, sa ra ngoài và không thể co lại.
- Đau rát hậu môn: Tình trạng này xảy ra khi đại tiện do các búi trĩ va chạm gây đau rát.
- Đau quanh vùng hậu môn: Do biến chứng tắc mạch, sa nghẹt hoặc tình trạng co thắt của các cơ hậu môn bị tổn thương nên vùng hậu môn có cảm giác đau.
- Sa búi trĩ: Các búi trĩ có thể sa xuống hậu môn, có thể nằm trong hoặc ra ngoài hậu môn và gây đau đớn cho người bệnh.
- Ngứa hậu môn: Khi bị trĩ, người bệnh sẽ thấy ngứa ngáy vùng hậu môn do các chất dịch ẩm ướt búi trĩ tiết ra khiến các vi khuẩn, nấm có cơ hội sinh sôi, phát triển.
6. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ
- Thiếu máu, nhiễm trùng máu: Một trong những dấu hiệu của bệnh trĩ là đại tiện ra máu. Mới đầu khi bệnh nhẹ máu chỉ dính ở phân hoặc giấy vệ sinh. Khi bệnh nặng máu có thể chảy thành giọt và tía. Đây là nguyên nhân làm người bệnh thiếu máu và nếu bệnh trĩ ở giai đoạn áp xe hậu môn thì khả năng nhiễm trùng máu rất cao.
- Nghẹt búi trĩ: Biến chứng này thường xảy ra với trĩ nội khi búi trĩ hay vòng trĩ bị sa ra ngoài hậu môn quá mức làm các vòng cơ hậu môn bị chèn ép. Nghẹt búi trĩ có thể chiếm 1 phần, 1 nửa hoặc cả hậu môn khiến người bệnh đau đớn, đi lại hay ngồi đều khó khăn.
- Tắc mạch trĩ: Người bệnh có thể bị tắc mạch trĩ nội hoặc tắc mạch trĩ ngoại. Tuy nhiên tắc mạch trĩ ngoại xảy ra nhiều hơn, đó là tình trạng cục máu đông trong lòng mạch máu hoặc có thể là bọc máu được tạo ra bởi vỡ các tĩnh mạch. Bọc máu đông này sẽ được bao bọc bởi màng xanh, dính chặt vào da và khó tách. Nếu không lấy ra có thể sẽ gây hoại tử da và rỉ máu.
- Nứt kẽ hậu môn: Khi búi trĩ sa ra ngoài, tình trạng co kéo khi rặn có thể làm nét kẽ hậu môn.
- Rối loạn thần kinh: Bệnh trĩ lâu ngày không được điều trị sẽ làm cho bệnh nhân bị đau nhức xương, đau lưng dưới thậm chí thần kinh phản xạ tiết niệu bị rối loạn.
- Bội nhiễm: Khi búi trĩ thò ra ngoài quá lâu và rỉ máu liên tục rất dễ dẫn đến tình trạng bội nhiễm vi khuẩn bởi hậu môn là đường ra của phân và nước mà trong phân lại có vô số vi khuẩn gây bệnh.
- Chức năng của hậu môn bị rối loạn: Hậu môn có chức năng bài tiết nên nếu bị trĩ lâu ngày sẽ làm chức năng này bị rối loạn. Các cơ hậu môn bị co thắt lại làm việc đi ngoài bị khó khăn và người bệnh mất tự chủ việc đi đại tiện.
- Bệnh về da: Khi búi trĩ lòi ra ngoài sẽ kèm theo dịch nhầy ngoài hậu môn khiến vùng da quanh hậu môn bị kích thích dẫn đến các bệnh về da.
- Hoại tử dẫn đến viêm nhiễm: Viêm nhiễm thường gặp ở bệnh trĩ là viêm nhú và viêm khe gây ngứa ngáy hay nóng rát, làm ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh.
- Nguy hại riêng ở nữ giới: Ở phụ nữ do khoảng cách giữa hậu môn và cơ quan sinh dục rất gần nhau nên nữ giới khi mắc bệnh trĩ rất dễ bị viêm nhiễm phụ khoa và nhất là phụ nữ mang thai.
7. Điều trị bệnh trĩ
7.1. Chữa bệnh trĩ bằng Tây y
7.1.1. Điều trị nội khoa
Với những trường hợp mắc trĩ nhẹ thường được điều trị bằng nội khoa bao gồm thuốc uống và thuốc bôi.
- Dùng thuốc: Các loại thuốc thường được dùng có thuốc co mạch như Phenylephrine, Epinephrine, thuốc giảm đau Trimebutin, Lidocain, thuốc kháng viêm, kháng sinh như Penicillin, Aspirin...
- Dùng thuốc bôi: Thuốc bôi được sử dụng điều trị bệnh trĩ có Proctolog, kem bôi trĩ chữ A của Nhật, Mastu S.
7.1.2. Điều trị ngoại khoa
Phương pháp điều trị này được áp dụng với người mắc bệnh trĩ nặng, đó có thể là thủ thuật như thắt búi trĩ, quang đông hồng ngoại hay phẫu thuật...
Điều trị bằng thủ thuật
- Chích xơ mạch máu: Phương pháp này còn có tên gọi là tiêm xơ búi trĩ, là kỹ thuật dùng cồn 700 tiêm trực tiếp vào gốc búi trĩ. Tùy thuộc tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ thực hiện tiêm liên tục để ngăn chặn việc máu chảy vào búi trĩ. Khi nguồn dinh dưỡng không có sẽ khiến các búi trĩ teo đi và tự rụng.
- Thắt dây chun: Bác sĩ sẽ dùng vòng cao su lồng vào cổ búi trĩ rồi thắt nghẹt lại để máu không tới nuôi búi trĩ được, làm búi trĩ tự teo và rụng.
- Quang đông hồng ngoại: Đây là phương pháp kết hợp tia hồng ngoại và quang đông, dùng sức nóng làm cho các mô trĩ đông lại để tạo sẹo xơ giảm máu lưu thông đến búi trĩ và cố định được búi trĩ vào ống hậu môn.
- Đốt laze búi trĩ: Phương pháp này đang được áp dụng phổ biến tại các cơ sở y tế và mang lại hiệu quả rất tích cực. Phương pháp này hoạt động dựa trên cơ chế sử dụng các chùm tia laser, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên các búi trĩ, giúp loại bỏ chung một cách nhanh chóng mà không gây đau đớn.
Điều trị bằng phẫu thuật
- Phương pháp khâu triệt mạch trĩ THD: Phương pháp phẫu thuật khâu thắt động mạch trĩ và khâu treo búi trĩ nhờ hướng dẫn của đầu dò siêu âm Doppler. Cách này cũng dựa trên nguyên tắc làm giảm lưu lượng máu đến búi trĩ và treo búi trĩ lên ống hậu môn bằng mũi khâu tay khâu xếp nếp niêm mạc trên đường lược 2 - 3cm.
- Phương pháp Milligan Morgan: Nguyên tắc của phương pháp này là can thiệp cắt riêng từng búi trĩ và để lại ở giữa các búi trĩ các mảnh da hay niêm mạc và khâu lại.
- Phương pháp Ferguson: Đây là phương pháp cắt trĩ kín thực hiện theo nguyên lý cắt riêng biệt từng búi trĩ một, quá trình cắt bỏ lại giữa các búi trĩ các mảnh da niêm mạc.
- Phương pháp Whitehead: Với phương pháp này bác sĩ sẽ cắt bỏ toàn bộ vòng da và lớp niêm mạc của ống hậu môn rồi kéo trực tràng xuống và khâu vào rìa hậu môn.
- Phẫu thuật Longo: Phương pháp này dựa trên nguyên lý kéo búi trĩ trở lại vị trí bình thường đồng thời cắt và khâu phần mạch máu cấp làm búi trĩ co nhỏ lại. Vết cắt và khâu được thực hiện ở vùng ít cảm giác của ống hậu môn nên giảm được đau đớn cho người bệnh, chỉ cần nằm viện 3 - 4 ngày là có thể sinh hoạt bình thường.
7.2. Cách điều trị bệnh trĩ bằng Đông Y
Bấm huyệt
Theo Đông y, bệnh trĩ là do tình trạng khí trệ, huyết ứ ở ruột và dạ dày, tác động đến hệ thống tĩnh mạch hậu môn. Do đó áp dụng bấm huyệt vào một số huyệt sẽ tác động làm cho khí huyết lưu thông, cải thiện tình trạng trĩ. Các huyệt thường được bấm huyệt để điều trị bệnh trĩ có huyệt Khổng tối, huyệt Bách hội, huyệt Tam túc lý, huyệt Thừa sơn, huyệt Thượng liêm.
Các bài thuốc nam
Điều trị bằng thuốc nam vừa an toàn, hiệu quả và chi phí thấp, đây là cách người bệnh có thể tự thực hiện để điều trị bệnh trĩ tại nhà.
- Rau diếp cá:Diếp cá có tính hàn và kháng viêm tốt. Trong rau diếp cá chứa lượng lớn quercetin và isoquercetin, là hai hoạt chất có tác dụng làm bền mao mạch và tĩnh mạch. Bên cạnh đó, tinh dầu của lá diếp cá còn có tác dụng giảm sưng, tránh nhiễm trùng búi trĩ; ngừa táo bón và giảm ngứa hậu môn. Người bệnh có thể áp dụng bài thuốc với diếp cá bằng cách ăn sống, làm trà hay xông hậu môn.
- Cây cúc tần:Cây cúc tần còn có tên gọi khác là cây từ bi. Cúc tần có vị cay và đắng; mùi thơm và tính ấm nên thường được Đông y dùng để kích thích tiêu hóa, lợi tiểu và kháng viêm. Cây cúc tần giúp làm giảm tình trạng táo bón, chống nhiễm trùng búi trĩ, giảm sưng và bớt ngứa. Người bệnh có thể dùng cúc tần vắt lấy nước uống hoặc xông hậu môn.
- Lá vông nem: Trong lá vông nem có chứa nhiều saponin, chất ức chế thần kinh, gây giãn đồng tử nhưng không ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ. Nên khi được dùng với liều lượng thích hợp sẽ có tác dụng an thần, giúp vết thương bị loét sớm lên da non. Đông y dùng lá này để điều trị cho người bệnh trĩ bằng cách đắp hậu môn hay kết hợp với giấm chanh.
7.3. Điều trị Đông Tây y kết hợp
Thuốc Tây được sử dụng khá phổ biến trong điều trị bệnh trĩ. Nhưng để thuốc Tây có hiệu quả tốt nhất cần sử dụng lâu dài, nếu không bệnh có thể tái phát và khi đã tái phát sẽ nặng nề, phức tạp hơn so với ban đầu. Do phải dùng thuốc Tây trong thời gian dài nên thuốc có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng gan, thận và dạ dày. Có trường hợp người bệnh không thích ứng khi dùng thuốc dẫn đến chóng mặt, nổi mề đay, đi ngoài...
Điều trị bệnh trĩ bằng thuốc Đông y thường an toàn cho người bệnh do các nguyên liệu đều lành tính, có nguồn gốc từ tự nhiên. Vì thế theo các chuyên gia, cách điều trị tốt nhất với người bệnh trĩ là kết hợp Đông Tây y. Người bệnh vừa uống thuốc Tây theo đơn thuốc của bác sĩ vừa có thể chọn dùng viên uống thảo dược hỗ trợ điều trị nhanh chóng và hiệu quả. Các thành phần thảo dược tự nhiên trong viên uống là Diếp cá, Meriva, Rutin, Đương quy nhờ các đặc tính sẽ giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ như chảy máu, sa búi trĩ, đau rát, ngứa và cả các biến chứng như sa trực tràng, viêm nứt hậu môn. Không chỉ tốt cho người bệnh trĩ mà viên uống này còn hỗ trợ, phòng ngừa táo bón, bảo vệ cũng như tăng sức bền của tĩnh mạch, tăng cường sức khỏe tĩnh mạch và đường tiêu hóa.
Để giảm đau rát, ngứa hậu môn, rò nứt hậu môn... trong quá trình điều trị, người bệnh có thể dùng gel bôi trĩ có nano nghệ, cao diếp cá, cao trầu không, cao nhọ nồi... Viên uống thảo dược và gel thảo dược này khi kết hợp với đơn thuốc Tây của bác sĩ sẽ mang đến hiệu quả điều trị tốt nhất, an toàn nhất mà bất cứ bệnh nhân trĩ nào cũng mong muốn.
7.4. Lưu ý khi điều trị bệnh trĩ
Khi thấy những dấu hiệu như táo bón, máu lẫn trong phân, ngứa rát hậu môn... thì người bệnh cần đi khám ngay để được điều trị kịp thời và đúng với tình trạng bệnh. Vì càng để lâu bệnh trĩ càng nặng thêm không chỉ gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh mà bệnh lý này còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
Người bệnh cần thực hiện đúng chỉ dẫn cũng như uống đúng đơn thuốc của bác sĩ, không được sốt ruột mà bỏ giữa chừng.
8. Phòng ngừa bệnh trĩ
- Ăn thực phẩm nhiều chất xơ: Chất xơ có tác dụng tốt trong việc phòng ngừa bệnh trĩ cũng như chứng táo bón và hỗ trợ tiêu hóa của bạn tốt hơn. Bạn có thể tìm thấy chất xơ trong các loại rau củ như bông cải xanh, cà rốt, rau xanh...
- Giữ khu vực hậu môn sạch sẽ: Hậu môn là nơi chứa nhiều vi khuẩn nên cần được giữ sạch sẽ và thói quen rửa hậu môn sau mỗi lần đi vệ sinh bằng nước sạch sẽ góp phần phòng ngừa bệnh trĩ.
- Uống nhiều nước: Nước chiếm đến 70% thể tích cơ thể bạn nên không chỉ cần thiết cho cơ thể mà còn giúp tiêu hóa dễ dàng và phòng ngừa tình trạng táo bón, tránh nguy cơ mắc bệnh trĩ.
- Không rặn mạnh khi đi cầu: Rặn mạnh khi đi cầu có thể tạo áp lực lên các tĩnh mạch ở trực tràng dưới làm búi trĩ phình to và dễ chảy máu.
- Không được nhịn đi cầu: Nếu bạn nhịn đi cầu sẽ thành thói quen, phân sẽ bị cứng lại và khô trong ruột, kéo dài sẽ làm bạn bị táo bón và việc đại tiện sẽ khó khăn hơn.
- Các bài tập thể dục: Tập thể dục không chỉ giúp bạn nâng cao sức khỏe mà còn kích thích hoạt động của ruột từ đó giảm chứng táo bón và phòng ngừa bệnh trĩ.
- Tránh ngồi lâu: Bạn nên tránh ngồi lâu một chỗ, nên đứng dậy vận động, đi lại cứ sau 1 tiếng đồng hồ để máu được lưu thông qua vùng hậu môn.
Hãy gọi tới tổng đài 1900.1259 – 0896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được chuyên gia tư vấn trực tiếp về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh trĩ hiệu quả nhất.
Có 0 bình luận: