Người tham gia BHYT được quỹ BHYT thanh toán số tiền khám chữa bệnh không giới hạn theo phạm vi, mức hưởng, có thể lên tới hàng tỷ đồng/năm. Qua đó, BHYT đã giúp nhiều người có thẻ BHYT vượt qua những khó khăn về kinh tế khi không may bị ốm đau bệnh tật.
Nhiều lợi ích thiết thực của BHYT
Theo BHXH Việt Nam, tham gia BHYT mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực cho người dân, nhất là các gia đình có mức thu nhập thấp khi chẳng may đau ốm đau, bệnh tật. BHYT còn mang ý nghĩa nhân đạo cộng đồng sâu sắc vì khi mọi người cùng nhau tham gia BHYT, người khỏe sẽ hỗ trợ cho những người chẳng may bị ốm đau bệnh tật. Qua đó, góp phần quan trọng thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe Nhân dân.
BHYT hộ gia đình là hình thức tham gia đối với người có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký thường trú hoặc những người có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký thường trú.
Với tính nhân văn, ưu việt của chính sách BHYT hộ gia đình, người dân khi tham gia sẽ được những lợi ích sau:
- Được cấp thẻ BHYT để chăm sóc sức khỏe khi ốm đau, bệnh tật.
- Được giảm trừ một phần mức đóng cho các thành viên khi tham gia BHYT theo hộ gia đình.
- Được khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế trên toàn quốc theo quy định.
- Được quỹ BHYT thanh toán trong phạm vi, mức hưởng.
- Được quỹ BHYT chi trả các loại thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế theo danh mục do Bộ Y tế ban hành.
- Được lựa chọn và thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu vào tháng đầu của mỗi quý.
- Giúp bản thân và gia đình giảm gánh nặng về chi phí khám chữa bệnh khi ốm đau, tai nạn.
- Góp phần chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia.
Thay đổi mức đóng, tăng quyền lợi hưởng BHYT từ ngày 01/7/2023
Về mức đóng, phương thức đóng BHYT hộ gia đình
Theo quy định, mức đóng BHYT hộ gia đình đang được quy định bằng 4,5% mức lương cơ sở hiện hành. Từ ngày 01/7/2023 khi mức lương cơ sở tăng lên 1.800.000 đồng/tháng theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP, mức đóng BHYT hộ gia đình cũng sẽ tăng theo.
Từ 01/7/2023 khi tham gia BHXH hộ gia đình, người tham gia sẽ được Nhà nước giảm một phần mức đóng cho các thành viên cùng tham gia trong năm tài chính, cụ thể như sau:
- Người thứ nhất đóng = Mức lương cơ sở x 4,5% = 972.000 đồng/năm (mức cũ 804.600 đồng/năm).
- Người thứ 2 đóng 70% mức đóng của người thứ nhất = 680.400 đồng/năm (mức cũ 563.220 đồng/năm).
- Người thứ 3 đóng 60% mức đóng của người thứ nhất = 583.200 đồng/năm (mức cũ 482.760 đồng/năm).
- Người thứ 4 đóng 50% mức đóng của người thứ nhất = 486.000 đồng/năm (mức cũ 402.300 đồng/năm).
- Người thứ 5 trở đi đóng 40% mức đóng của người thứ nhất = 388.800 đồng/năm (mức cũ 321.840 đồng/năm).
Người tham gia BHYT hộ gia đình được chi trả chi phí khám chữa bệnh trong phạm vi quyền lợi và mức hưởng theo quy định, được lựa chọn đóng định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng một lần.
Về mức hưởng BHYT khi đi khám chữa bệnh
Đối với các trường hợp khám chữa bệnh đúng tuyến trong các trường hợp sau sẽ được quỹ BHYT thanh toán trong phạm vi quyền lợi và mức hưởng:
+ Khám chữa bệnh đúng nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ.
+ Chuyển tuyến khám chữa bệnh BHYT theo đúng quy định .
Tỷ lệ hưởng |
Trường hợp |
100% tổng chi phí khám chữa bệnh |
Khi đi khám chữa bệnh tại tuyến xã |
Nếu chi phí khám chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở |
|
Khi có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám chữa bệnh không đúng tuyến. |
|
80% tổng chi phí khám chữa bệnh |
Các trường hợp khác. |
Đối với trường hợp khám chữa bệnhBHYT không đúng tuyến, trường hợp không có Giấy chuyển tuyến, mà xuất trình đầy đủ thủ tục khám chữa bệnh BHYT, được quỹ BHYT thanh toán trong phạm vi, mức hưởng và tỷ lệ hưởng theo quy định như sau:
Loại hình khám chữa bệnh |
Tuyến chuyên môn kỹ thuật |
Tỷ lệ hưởng (chi phí khám chữa bệnh) |
Ngoại trú |
Bệnh viện tuyến huyện |
100% |
Nội trú |
Bệnh viện tuyến huyện |
100% |
Bệnh viện tuyến tỉnh |
100% |
|
Bệnh viện tuyến TW |
40% |
Về nơi đăng ký thuận tiện, đơn giản
Người dân muốn tham gia BHYT hộ gia đình có thể Lập Tờ khai tham gia BHYT hộ gia đình theo mẫu quy định, đăng ký tại:
- Trụ sở cơ quan BHXH tỉnh, huyện.
- Các tổ chức dịch vụ thu BHXH, BHYT.
- Cổng Dịch vụ công quốc gia (dichvucong.gov.vn) hoặc Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam (dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn)./.
Để đảm bảo quyền lợi BHYT, người tham gia BHYT hộ gia đình lưu ý: Đối với người tham gia lần đầu hoặc không liên tục từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính thì thẻ có giá trị sử dụng sau 30 ngày, kể từ ngày đóng BHYT; khi đi khám chữa bệnh BHYT, cần xuất trình thẻ BHYT hoặc hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID và giấy tờ tùy thân có ảnh hoặc căn cước công dân gắn chíp; sử dụng thẻ BHYT đúng mục đích, không cho người khác mượn thẻ và không sử dụng thẻ của người khác trong khám chữa bệnh; gia hạn thẻ tại tổ chức dịch vụ thu BHXH, BHYT/trụ sở cơ quan BHXH/trực tuyến trên Cổng dịch vụ công.
Tham gia BHYT là hình thức "đóng góp khi lành, để dành khi ốm". Vì vậy, mọi người dân hãy tích cực tham gia BHYT ngay hôm nay để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình, đồng thời cũng là cách để được chia sẻ trách nhiệm của bản thân với cộng đồng và xã hội
Ngày 16/6/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 823/QĐ-TTg lấy ngày 1/7 hàng năm là Ngày BHYT Việt Nam để tuyên truyền về Luật BHYT; khuyến khích, vận động Nhân dân tham gia BHYT, tiến tới BHYT toàn dân.
BHYT là chế độ bảo hiểm của Đảng và Nhà nước nhằm chăm sóc sức khỏe Nhân dân, được Nhà nước bảo hộ, do cơ quan BHXH tổ chức thực hiện không vì mục đích lợi nhuận.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn.
Có 0 bình luận: