Thế giới dược Vinh Gia
THƯƠNG HIỆU UY TÍN

Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?

ID: 2204   Ngày đăng:
Lượt đọc: 2544

Khi kỳ kinh bất thường, chị em thường lo lắng liệu rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không? Nhưng chu kỳ kinh nguyệt ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe sinh sản nên chị em cần chú ý và tìm biện pháp khắc phục sớm tình trạng này.

Mục lục [ Hiện ]

Chào bác sĩ! Năm nay tôi 35 tuổi và đã có 2 bé gái. Từ sau khi sinh bé thứ 2, chu kỳ kinh nguyệt của tôi không đều. Có tháng chưa tới 20 ngày tôi đã có kinh nhưng có tháng lại kéo dài hơn 40 ngày. Máu kinh có màu đỏ nâu hoặc chuyển sang đen chứ không đỏ tươi như trước nữa. Tình trạng này kéo dài được nửa năm rồi. Như vậy tôi có phải bị rối loạn kinh nguyệt không? Và rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không? Tôi phải làm thế nào bây giờ. Mong bác sĩ tư vấn giúp. Tôi xin cảm ơn!

(Mai Hương – Lê Hồng Phong, Đà Nẵng)

Chào chị Mai Hương,

Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Với những triệu chứng chị chia sẻ ở trên thì chị đang gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Chúng tôi xin thông tin đến chị như sau:

1. Kinh nguyệt như thế nào được coi là rối loạn?

Kinh nguyệt xuất hiện lần đầu tiên ở nữ giới trong khoảng 10 - 15 tuổi và kéo dài đến khi người phụ nữ mãn kinh. Chu kỳ kinh kéo dài từ 28 - 32 ngày, ngày có kinh dài từ 3 - 5 ngày. Lượng máu trung bình mất đi sau mỗi chu kỳ kinh là từ 50 - 100ml.

Nếu chu kỳ kinh nguyệt nằm ngoài những tiêu chuẩn trên với những bất thường về vòng kinh, thời gian có kinh, lượng máu kinh mất quá ít hoặc quá nhiều, huyết sắc tố khác thường… là những biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt.

Cần chú ý các biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt để có hướng khắc phục sớm

Cụ thể:

  • Vòng kinh dài trên 35 ngày (kinh thưa) hay ít hơn 22 ngày (kinh mau), thậm chí là mất kinh trên 6 tháng (vô kinh thứ phát).
  • Bất thường về máu kinh: Là những bất thường về số lượng và ngày có kinh.
  • Cường kinh: còn gọi là băng kinh, lượng máu kinh > 100ml
  • Thiểu kinh: số ngày có kinh < 2 ngày và lượng kinh < 20ml.
  • Rong kinh: số ngày có kinh > 7 ngày, lượng kinh không ổn định.
  • Màu máu kinh chuyển từ đỏ thẫm sang nâu đen hoặc đen, có lẫn cục máu đông và mùi bất thường.
  • Ngoài ra, những bất thường khác liên quan đến chu kỳ kinh có thể kể đến như: đau bụng dưới khi hành kinh, đau lưng kèm theo tức ngực, buồn nôn, tâm trạng thất thường…
  • Rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi với mức độ và biểu hiện khác nhau như: tuổi dậy thì, sinh con, tiền mãn kinh… gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của chị em phụ nữ.

2. Rối loạn kinh nguyệt do đâu?

5 nguyên nhân chính gây rối loạn kinh nguyệt chị em cần biết

2.1 Mất cân bằng nội tiết tố

Nội tiết tố nữ gồm estrogen và progesterone, 2 hormone này tăng giảm thất thường khi người phụ nữ mang thai, sinh con, cho con bú, tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh… Đây chính là nguyên nhân khiến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn.

2.2 Tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả

Phụ nữ bị rối loạn tuyến giáp thường có kinh nguyệt không đều. Nguyên nhân do hormone tuyến giáp làm ảnh hưởng đến hoạt động trao đổi chất của cơ thể chúng ta, gây rối loạn kinh nguyệt.

2.3 Mắc bệnh phụ khoa

Một số bệnh phụ khoa như: suy buồng trứng, buồng trứng đa nang, teo buồng trứng, ung thư cổ tử cung, u xơ tử cung… làm ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan sinh sản – nơi điều hành chu kỳ kinh nguyệt. Vì thế mà kinh nguyệt trở nên thất thường hoặc có thể biến mất trong vài năm.

2.4 Vấn đề về tâm lý

Tâm lý căng thẳng, thường xuyên mệt mỏi, lo lắng làm ảnh hưởng tới hoạt động của tuyến yên - cơ quan chi phối hoạt động tiết hormone nội tiết. Nội tiết tố mất cân bằng sẽ tác động lớn tới chu kỳ kinh nguyệt, lúc này kỳ kinh có thể kéo dài hơn hoặc gây đau nhiều hơn bình thường.

2.5 Tăng cân

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt mà rất nhiều chị em phụ nữ không để ý tới đó chính là do thừa cân. Theo các nhà khoa học, tình trạng thừa cân, béo phì tác động đến các hormone nội tiết và mức insulin trong cơ thể, làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, hiện tượng tăng cân và rối loạn kinh nguyệt là dấu hiệu phổ biến của hội chứng đa nang buồng trứng và suy giáp.

Ngoài các nguyên nhân trên, chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn còn do các yếu tố bên ngoài tác động như: tập luyện quá sức, chứng chán ăn, căng thẳng kéo dài, sử dụng chất kích thích, tác dụng phụ của thuốc kháng sinh….

3. Bị rối loạn kinh nguyệt có ảnh hưởng gì không?

Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không? Câu trả lời chắc chắn là có. Bởi rối loạn kinh nguyệt kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của chị em phụ nữ mà nó còn là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề nguy hiểm không ngờ đến.

Ảnh hưởng của rối loạn kinh nguyệt đến sức khỏe chị em

Gây thiếu máu

Các trường hợp rối loạn kinh nguyệt như: rong kinh, cường kinh, xuất huyết ngoài chu kỳ… khiến máu ra nhiều hơn bình thường và dẫn đến thiếu máu. Bạn sẽ cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi, tim loạn nhịp, thở gấp... trường hợp nghiêm trọng còn ảnh hưởng đến tính mạng.

Nguy cơ vô sinh, hiếm muộn

Đối với chị em trong độ tuổi sinh đẻ mà có chu kỳ kinh nguyệt không đều rất khó xác định chính xác ngày rụng trứng để tiến hành thụ thai. Hơn thế, trường hợp rối loạn kinh nguyệt liên quan đến các bệnh về buồng trứng, nếu không có biện pháp điều hòa kinh nguyệt trở lại, việc thụ thai sẽ càng khó khăn hơn, thậm chí là gây vô sinh.

Nguy cơ mắc bệnh ác tính

Như đã phân tích ở trên, rối loạn kinh nguyệt có thể là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa nguy hiểm như u xơ cổ tử cung, đa nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, viêm cổ tử cung... Nếu không được phát hiện sớm, bệnh sẽ chuyển thành ác tính, ảnh hưởng đến sức khỏe, thiên chức làm mẹ, thậm chí là tính mạng của chị em.

Ảnh hưởng đến “chuyện ấy”

Kinh nguyệt không đều khiến cơ thể mệt mỏi, cảm giác khó chịu ở vùng kín, hơn nữa nó còn làm tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa. Việc đó khiến bạn không tự tin, không có cảm giác hưng phấn hay thích thú với “chuyện ấy” và luôn tìm cách lảng tránh chồng.

Bên cạnh đó, rối loạn kinh nguyệt kéo dài khiến chị em cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, người lờ đờ, sắc mặt tái nhợt, xanh xao, thiếu sức sống

4. Điều trị và ngăn ngừa rối loạn kinh nguyệt bằng cách nào?

Khi có các triệu chứng bất thường về kinh nguyệt, bạn cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, thực hiện các biện pháp xét nghiệm để xác định nguyên nhân cũng như tình trạng bệnh. Nếu nguyên nhân là do các bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Trong trường hợp này, biện pháp thường được áp dụng là sử dụng thuốc tây hoặc can thiệp ngoại khoa nếu cần thiết.

Trong quá trình điều trị, bạn nên tuân thủ đúng theo sự hướng dẫn của bác sĩ, không bỏ dở giữa chừng khiến bệnh ngày càng nặng hơn.

Trường hợp kinh nguyệt không đều liên quan đến tuyến giáp hay chứng rối loạn nội tiết tố nữ, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng estrogen tổng hợp (liệu pháp thay thế hormone) để điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Ưu điểm của estrogen tổng hợp là tác dụng nhanh, giúp cải thiện ngay các triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên, chúng chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn, về lâu dài dễ gây dư thừa estrogen trong cơ thể và gia tăng nguy cơ ung thư vú, kích thích khối u. Do đó, liệu pháp hormone thay thế chỉ được sử dụng khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa và phương pháp này không áp dụng cho những phụ nữ bị bệnh về buồng trứng, chị em sau sinh hoặc những người bị u xơ tử cung, ung thư vú…

Trong khi đó, sử dụng estrogen thảo dược được xem là 1 giải pháp an toàn, hiệu quả, được áp dụng rộng rãi hiện nay. Estrogen thảo dược có thành phần từ tự nhiên, mang lại hiệu quả lâu dài mà không gây tác dụng phụ cho cơ thể. Tuy nhiên, không phải loại thảo dược nào cũng dồi dào estrogen và phù hợp với cơ thể.

Theo các chuyên gia, EstroG-100 (Đương quy, Tục đoạn, Cách sơn tiêu) được chứng minh là nguồn cung cấp estrogen dồi dào và an toàn nhất. Thực tế EstroG-100 cho tác dụng bổ sung estrogen mạnh gấp hơn 3 lần so với các estrogen thảo dược khác. Từ đó, mang lại hiệu quả vượt trội trong việc cải thiện đáng kể các triệu chứng gây ra bởi sự thiếu hụt estrogen, trong đó có rối loạn kinh nguyệt.

Các nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh EstroG-100 hoàn toàn không làm tăng khối lượng tử cung, không gây chảy máu âm đạo, không làm tăng kích thước khối u và có tác dụng ức chế tế bào ung thư. Thực tế, phương pháp này đã được sử dụng hơn 400 năm tại Hàn Quốc và Trung Quốc, cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa ghi nhận bất kỳ một tác dụng phụ nào.

Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng thường gặp ở chị em phụ nữ. Tuy nhiên, bạn đừng chủ quan mà hãy đến gặp bạn sĩ nếu thấy các dấu hiệu bất thường để được chẩn đoán chính xác, từ đó có biện pháp điều trị dứt điểm.

Bên cạnh đó, bạn hãy điều chỉnh chế độ sinh hoạt hàng ngày để giúp kinh nguyệt nhanh chóng ổn định.

  • Tích cực tập luyện thể dục thể thao với những động tác nhẹ nhàng, vừa sức cũng giúp đẩy lùi chứng rối loạn kinh nguyệt.
  • Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng: tích cực bổ sung các loại cá biển, rau xanh, hoa quả giàu vitamin và các hoạt chất có lợi khác giúp cơ thể khỏe mạnh, để mang chu kỳ kinh nguyệt trở về bình thường.
  • Tránh tâm lý căng thẳng, lo lắng, buồn phiền; luôn suy nghĩ đến những điều vui vẻ, tích cực, có thể nghe nhạc, đọc sách, dạo phố hoặc trò chuyện với bạn bè nhiều hơn để giải tỏa tinh thần, thư giãn đầu óc.
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích khác, bởi chúng không những ảnh hưởng đến nội tiết, gây rối loạn kinh nguyệt mà còn ảnh hưởng đến làn da của bạn nữa.

Rối loạn kinh nguyệt có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm sinh lý của người phụ nữ. Vì vậy, để chu kỳ kinh nguyệt diễn ra suôn sẻ, ngoài việc điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt hàng ngày chị em đừng quên bổ sung nội tiết tố nữ cho cơ thể. Đây chính là giải pháp giúp bảo vệ sức khỏe toàn diện cho phái đẹp.

Chúc bạn sức khỏe!

Để được chuyên gia tư vấn miễn phí về trường hợp rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không? - Hãy gọi: 1900.12590243.993.0899 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn.

  • TAGS

Bài viết được tham vấn bởi

Bác Sĩ Vũ Văn Lực

Chuyên gia tư vấn

Nguyên bác sĩ bệnh viện Đa khoa Hà Thành II

Tổng quan
0
Viết bình luận

Có 0 bình luận:

  1. Sức khỏe A - Z
  2. Góc phụ nữ
  3. Kinh nguyệt