Thế giới dược Vinh Gia
THƯƠNG HIỆU UY TÍN

Mọi điều cần biết về rối loạn kinh nguyệt - Chị em chớ nên chủ quan

ID: 2202   Ngày đăng:
Lượt đọc: 2098

Rối loạn kinh nguyệt có thể gặp ở bất kỳ người phụ nữ trong bất cứ độ tuổi nào và đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của chị em đang gặp vấn đề. Để không còn lo lắng hay "hoảng loạn" khi kỳ kinh của mình bất thường, mời chị em xem bài viết sau đây.

Mục lục [ Hiện ]

1. Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Rối loạn kinh nguyệt là gì mà khiến chị em lo lắng?

Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng kinh nguyệt diễn ra không đều với những biểu hiện bất thường về chu kỳ kinh nguyệt, số ngày có kinh, màu sắc và lượng máu kinh so với những chu kỳ thông thường trước đó.

Rối loạn kinh nguyệt thường bao gồm nhiều hiện tượng khác nhau như: rong kinh, bế kinh, vô kinh, chậm kinh, tắc kinh…

Bất cứ chị em nào cũng có thể gặp phải rối loạn kinh nguyệt từ lứa tuổi dậy thì cho đến độ tuổi sinh sản, tiền mãn kinh, mãn kinh... với mức độ và biểu hiện khác nhau. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe, tâm sinh lý và chức năng sinh sản. Do vậy, bạn đừng chủ quan trước những triệu chứng bất thường của "ngày ấy" nha.

2. 10 nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt phổ biến nhất

2.1. Dậy thì

Bước vào tuổi dậy thì, cơ quan sinh sản cụ thể là buồng trứng hoạt động chưa ổn định, dẫn tới tình trạng phóng noãn và rụng trứng thất thường. Có tháng không có sự phóng noãn nhưng có tháng xảy ra 2-3 lần. Hơn nữa nội tiết tố nữ trong cơ thể lúc này mới được giải phóng và cơ thể cần có thời gian để thích ứng. Đó là lý do khiến kinh nguyệt của bạn gái bị rối loạn và thường phải mất 1-2 năm đầu chu kỳ kinh nguyệt mới hoạt động ổn định.

2.2. Mang thai

Khi mang thai cơ thể người phụ nữ có sự thay đổi rõ rệt không chỉ bề ngoài mà cả tâm sinh lý bên trong. Nguyên nhân dẫn đến những thay đổi này là do nội tiết tố tăng cao khi mang thai.

Trong suốt thời gian mang thai, nội tiết tố nữ estrogen và progesterone trong cơ thể người phụ nữ có thể tăng từ 500-1000 lần để nuôi dưỡng và bảo vệ thai nhi. Nội tiết tố tăng đột ngột dẫn tới hàng loạt những thay đổi trong cơ thể người mẹ, triệu chứng dễ nhận biết nhất là rối loạn kinh nguyệt. Đa số mẹ bầu sẽ không có kinh nguyệt trong suốt 9 tháng mang thai.

2.3. Cho con bú

Cho con bú cũng ảnh hưởng đến lượng hormone và làm rối loạn cân bằng nội tiết tố của phụ nữ dẫn đến thay đổi chu kỳ kinh nguyệt. Thông thường, phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ sẽ có vòng kinh chậm hơn do hormone prolactin (hormone chịu trách nhiệm sản sinh sữa) ức chế sản xuất estrogen dẫn đến kinh nguyệt rất ít hoặc không có trong thời gian này. Sau khi có kinh trở lại cũng phải cần một thời gian nó mới đi vào ổn định.

Bên cạnh đó, sự thay đổi về thể tích máu, khả năng hồi phục của cơ thể, tâm lý bất ổn sau sinh cũng là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt. Thông thường sau khi ngừng cho con bú, kinh nguyệt sẽ xuất hiện trở lại và dần đi vào ổn định. Tuy nhiên cũng có trường hợp người mẹ phải mất cả năm để có thể ổn định kinh nguyệt của mình.

2.4. Tiền mãn kinh

Giai đoạn tiền mãn kinh, cơ thể người phụ nữ bắt đầu lão hóa, cơ quan sinh sản cũng không ngoại lệ. Lúc này, hoạt động của buồng trứng suy giảm, estrogen được tiết ít hơn khiến cơ thể phụ nữ có nhiều sự thay đổi, trong đó có hiện tượng rối loạn kinh nguyệt. Hiện tượng này xuất hiện phổ biến ở giai đoạn tiền mãn kinh, thậm chí có thể kéo dài trong suốt thời kỳ này.

Đây là thời kỳ chuẩn bị dừng hẳn kinh nguyệt ở người phụ nữ nên các hormone sinh dục cũng bắt đầu suy giảm và kéo theo những bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt của chị em.

2.5. Stress

Thường xuyên chịu áp lực, stress trong thời gian dài sẽ tác động đến não bộ - vùng cơ quan kích thích hoạt động sản xuất hormone của tuyến yên, lúc này cơ thể sẽ tiết ra hormone cortisol. Hormone này gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất estrogen và progesterone. Từ đó gây mất cân bằng nội tiết tố, dẫn đến bệnh rối loạn kinh nguyệt.

Lý do gây rối loạn kinh nguyệt chị em cần chú ý

2.6. Chế độ dinh dưỡng

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng trực tiếp tới chu kỳ kinh nguyệt, khi cơ thể được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ tạo điều kiện giúp kinh nguyệt ổn định hơn. Ngược lại, nếu ăn uống quá kiêng khem, biếng ăn, chán ăn khiến cơ thể bị thiếu chất, giảm sự bài tiết hormone estrogen gây rối loạn kinh nguyệt. Bên cạnh đó, phụ nữ có thói quen hút thuốc, uống nhiều rượu bia, cafe cũng khiến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn.

2.7. Mất cân bằng nội tiết tố nữ

Nội tiết tố nữ bao gồm estrogen và progesterone, đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Cơ chế tiết ra các hormone này rất phức tạp và có liên quan đến hoạt động của 3 cơ quan: vùng dưới đồi, tuyến yên và buồng trứng. Chỉ cần một trong 3 cơ quan này gặp vấn đề đều có thể gây mất cân bằng nội tiết tố và khiến kinh nguyệt của các chị em diễn ra không đều.

2.8. Bệnh phụ khoa

Rối loạn kinh nguyệt có thể là triệu chứng của một số bệnh phụ khoa như rối loạn tuyến giáp, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, hội chứng đa nang buồng trứng… Những căn bệnh này tác động trực tiếp đến cơ quan sinh sản khiến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn. Đây là những nguyên nhân có tính chất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cả sức khỏe và khả năng sinh sản của người bệnh nếu không được loại bỏ kịp thời.

2.9. Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc an thần… được sử dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh lý nhiễm trùng. Bên cạnh hiệu quả điều trị bệnh, chúng có thể gây ra những tác dụng phụ nhất định gây hại cho sức khỏe. Đối với nữ giới, việc dùng thuốc kháng sinh nhiều trước kỳ kinh nguyệt có thể làm rối loạn nội tiết tố trong cơ thể và thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, triệu chứng thường gặp nhất là chậm kinh.

2.10. Vận động quá mức

Thường xuyên làm công việc nặng nhọc, chơi các môn thể thao đối kháng, tập luyện cường độ cao không chỉ làm tiêu hao nhiều năng lượng mà còn tác động đến các hormone trong cơ thể và làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

3. Rối loạn kinh nguyệt biểu hiện như thế nào?

3.1. Màu sắc bất thường

Máu kinh chuyển từ màu đỏ thẫm sang đỏ nâu, thậm chí chuyển sang màu đen và lẫn cục máu đông, mùi hôi khó chịu… là dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt.

3.2. Rong kinh

Rong kinh là một trong những biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt thường gặp ở chị em phụ nữ. Số ngày hành kinh ở chu kỳ bình thường là 3-5 ngày, lượng máu kinh từ 20-80ml. Tuy nhiên, nếu bị rong kinh, thời gian có kinh kéo dài trên 7 ngày, máu kinh ra nhiều.

Rong kinh được chia thành 2 loại: rong kinh cơ năng (thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi dậy thì hoặc phụ nữ trong độ tuổi sinh sản) và rong kinh thực thể (trường hợp bị rong kinh do mắc các bệnh ở buồng trứng, tử cung…).

3.3. Kinh nguyệt không đều

Kinh nguyệt đến không đều, tháng đến sớm, tháng đến muộn, rất khó tính toán chính xác ngày có kinh.

3.4. Chậm kinh

Chậm kinh là hiện tượng kinh nguyệt đến chậm trên 7 ngày, thậm chí cả tháng so với chu kỳ trước. Tình trạng này thường gặp khi các chị em sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài.

3.5. Có kinh sớm

Ngày hành kinh của các chị em đột ngột đến sớm hơn 7 ngày, thậm chí 1 tháng có kinh 2 lần… đều là những biểu hiện của kinh nguyệt đến sớm.

Những biểu hiện thường gặp của rối loạn kinh nguyệt

3.6. Thiểu kinh

Ngược lại với rong kinh, thiểu kinh là hiện tượng lượng máu kinh ra rất ít, chỉ dính một chút trên băng vệ sinh, lượng máu trong cả chu kỳ kinh nguyệt chỉ hơn 20ml, số ngày có kinh khoảng 1-2 ngày.

3.7. Tắc kinh

‍Tắc kinh là tình trạng kinh nguyệt đột ngột biến mất và không xuất hiện lại trong thời gian dài.

3.8. Mất kinh

Mất kinh được chia thành 2 dạng là mất kinh nguyên phát và thứ phát. Mất kinh nguyên phát là những trường hợp từ lúc dậy thì đến khi trưởng thành không hề có kinh nguyệt.

Mất kinh thứ phát là tình trạng chị em phụ nữ vẫn có kinh bình thường nhưng do một vài nguyên nhân như rối loạn nội tiết tố nữ, bệnh phụ khoa, cắt buồng trứng… mà kinh nguyệt không xuất hiện nữa. Thậm chí có trường hợp không có kinh trong nhiều năm liền mặc dù chưa tới tuổi mãn kinh (mãn kinh sớm).

3.9. Đau bụng kinh

Hầu hết chị em mắc rối loạn kinh nguyệt đều bị đau bụng dữ dội trong thời gian hành kinh. Những cơn đau kéo dài khiến chị em cảm thấy mệt mỏi, mặt xanh xao, mất sức… làm ảnh hưởng đến công việc hàng ngày.

3.10. Xuất huyết ngoài kỳ kinh

Xuất huyết ngoài kỳ kinh là tình trạng kinh nguyệt vẫn tới đều đặn hàng tháng nhưng giữa hai chu kỳ kinh nguyệt nó lại xuất hiện một thậm chí hai hoặc ba lần nữa. Lượng máu kinh ra rất ít và nhanh chóng biến mất. Trong trường hợp này, các chị em nên tới gặp các bác sĩ chuyên gia càng sớm càng tốt để phát hiện sớm bệnh và điều trị hiệu quả.

4. Làm sao để phòng ngừa rối loạn kinh nguyệt?

Rối loạn kinh nguyệt không chỉ gây bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày mà về lâu dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và thiên chức làm mẹ của nữ giới. Chính vì thế, để bảo vệ sức khỏe, chị em cần lưu ý những điều sau đây:

Cách phòng ngừa rối loạn kinh nguyệt

4.1. Khám sức khỏe định kỳ

Thăm khám phụ khoa định kỳ là phương pháp giúp bạn phòng ngừa rối loạn kinh nguyệt hiệu quả. Ngoài ra, việc kiểm tra thường xuyên sẽ giúp bạn phát hiện sớm các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt và có phương pháp điều trị kịp thời, ngăn ngừa bệnh phát triển nặng làm ảnh hưởng tới học tập, công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày.

4.2. Cải thiện chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và làm việc

Để có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, chị em cần điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, đúng giờ giấc, đủ bữa và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

  • Bổ sung các thực phẩm có giàu axit béo như omega 3, omega-6, omega-9 có nhiều trong cá biển, các loại hạt, quả bơ… Các axit béo này có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất các hormone của cơ thể.
  • Ăn bổ sung các loại rau xanh đậm như súp lơ, cải bắp, hoa quả giàu vitamin B, C... và khoáng chất  sắt, magie, kẽm, mangan…
  • Uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày.
  • Tích cực tập luyện thể dục thể thao với những bài tập nhẹ nhàng, vừa sức như bơi lội, đi bộ, cầu lông, yoga… cũng giúp đẩy lùi chứng rối loạn kinh nguyệt.
  • Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya. Có thể áp dụng một số bài massage nhẹ nhàng giúp thư giãn tinh thần, kích thích quá trình điều hòa các hormone trong cơ thể.

4.3. Cân bằng tâm lý

Giảm stress và áp lực công việc bằng cách thư giãn, nghỉ ngơi, vui chơi hay du lịch… để lấy lại sự cân bằng của cơ thể, tránh tình trạng mất cân bằng nội tiết tố dẫn đến kinh nguyệt không đều.

Làm việc trong môi trường sạch sẽ, năng động. Đặc biệt nên giao lưu, kết bạn nhiều hơn sẽ giúp bạn có  một tâm lý được thoải mái, vui vẻ, hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt hiệu quả.

4.4. Hạn chế sử dụng thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai có thành phần chủ yếu là hai loại hormone nội tiết là estrogen và progesterone ở dạng tổng hợp. Do đó, thường xuyên dùng thuốc tránh thai sẽ làm thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể, dẫn tới tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Để ngăn ngừa việc có thai ngoài ý muốn, bạn có thể sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn khác như: bao cao su, miếng dán tránh thai, tính ngày trứng rụng để quan hệ… Như vậy sẽ hạn chế chu kỳ kinh nguyệt không ổn định.

4.5. Hạn chế sử dụng chất kích thích

Chất kích thích, bia rượu, cà phê, thuốc lá… ngoài việc khiến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, gia tăng các bệnh ung thư và ảnh hưởng đến quá trình sinh sản. Chính vì thế, chị em nên tránh xa những đồ uống có hại này.

4.6. Bổ sung nội tiết tố cho cơ thể

Theo các chuyên gia phụ sản việc ổn định và cân bằng nội tiết tố chính là cách tốt nhất giúp khắc phục hiệu quả chứng rối loạn kinh nguyệt. Giải pháp được tin dùng hiện nay là bổ sung estrogen cùng các tiền nội tiết tố có nguồn gốc từ thảo dược. Trong hàng ngàn các loại thảo dược, EstroG-100 (từ Đương quy, Tục đoạn, Cách sơn tiêu) là nguồn cung cấp estrogen an toàn và hiệu quả, đã được FDA Mỹ - Bộ Y tế Canada chứng minh là cho tác dụng hiệu quả vượt trội hơn 3 lần so với các estrogen thông thường.

Chị em nên bổ sung nội tiết tố từ EstroG-100 và các tiền nội tiết tố thảo dược như Pregnenolone (củ mài), giúp kích thích cơ thể sản xuất ra Progesterone nội sinh với lượng cân bằng với Estrogen, không gây dư thừa nội tiết tố cho cơ thể, giúp điều hòa kinh nguyệt hiệu quả.

5. “Tạm biệt” rối loạn kinh nguyệt với 3 phương pháp dưới đây

5.1. Bài thuốc Đông y điều hòa kinh nguyệt

Bài thuốc 1:

Chuẩn bị: Hoàng kỳ 20g, Đương quy 15g, Kê huyết đằng 12g, 2 quả trứng gà, đường đỏ.

Thực hiện: Sắc các vị thuốc trên cho đến khi trứng chín. Sau đó, bỏ bã thuốc và bóc bỏ vỏ trứng, thêm đường đỏ vào và đun trong 10 phút. Thực hiện 2 lần/ngày.

Bài thuốc này có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, bổ khí huyết. Thường được sử dụng cho các trường hợp, kinh nguyệt không đều, lượng huyết ra ít, đau bụng kinh, mệt mỏi, mất ngủ…

Bài thuốc 2:

Chuẩn bị: Quế chi 10g, Gừng tươi 15g, Ngải cứu 10g, 2 quả trứng gà, đường đỏ. Sắc và uống tương tự như bài thuốc trên.

Tác dụng: Ôn kinh, tán hàn, lưu thông khí huyết; thích hợp dùng trong những trường hợp kinh nguyệt bất thường do ngưng trệ khí huyết, cảm lạnh trước hoặc trong khi hành kinh.

Bài thuốc 3:

Nguyên liệu: Xuyên khung 12g, Xuyên quy 12g, Hương phụ 10g, Bạch thược 12g, Sinh địa 16g, Cam thảo 6g, Đào nhân 8g, Hồng hoa 8g, Ô dước 12g, Huyền hồ 8g.

Cách dùng: ngày sắc 1 thang, chia đều 3 lần uống.

Bài thuốc có tác dụng trị chứng huyết ứ với những triệu chứng kinh nguyệt ra trước kỳ, sắc kinh đỏ sẫm, có khi lẫn máu cục, đau bụng kinh, người mệt mỏi…

5.2. Các bài thuốc nam chữa rối loạn kinh nguyệt

Chữa rối loạn kinh nguyệt bằng thuốc nam

Chữa rối loạn kinh nguyệt bằng gừng

Công dụng: Làm ấm cơ thể, giảm đau bụng cũng như một số vấn đề thường gặp trong chu kỳ kinh.

Thực hiện: Gừng tươi rửa sạch, đập dập hoặc thái lát, sắc với nước. Uống khi nước gừng còn ấm, ngày uống ngày 3 lần.

Chữa rối loạn kinh nguyệt bằng nước ép mùi tây

Mùi tây là một trong những loại thực phẩm giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu do rối loạn kinh nguyệt rất hiệu quả.

Cách thực hiện: Lấy một lượng mùi tây vừa đủ, rửa sạch, ép lấy nước. Hàng ngày, uống khoảng 100ml nước ép mùi tây và kiên trì trong thời gian dài thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ dần ổn định.

Chữa rối loạn kinh nguyệt bằng hạt rau mùi

Công dụng: Hạt rau mùi có tác dụng cầm máu, điều hòa kinh nguyệt. Do đó nó rất thích hợp với những trường hợp rong kinh, máu kinh ra nhiều…

Cách thực hiện: Lấy khoảng 1 thìa cà phê hạt rau đun sôi với 500ml nước, đun đến khi nước còn khoảng 1 bát thì dừng lại. Uống thuốc trong ngày.

5.3. Thực phẩm chức năng chứa nội tiết tố từ thảo dược

Từ tuổi 30 trở đi, cơ thể người phụ nữ bắt đầu có dấu hiệu suy giảm nội tiết tố, estrogen không được tiết thường xuyên. Rối loạn kinh nguyệt là một trong những biểu hiện của sự suy giảm này, do đó, bổ sung nội tiết tố nữ là điều rất cần thiết.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo, việc bổ sung estrogen, progesterone phải thận trọng, đặc biệt là khi sử dụng estrogen tổng hợp (liệu pháp hormone thay thế), bởi nếu lạm dụng có thể gây rối loạn kinh nguyệt trở lại.

Chình vì vậy, để đảm bảo an toàn mà vẫn đạt được hiệu quả, chị em nên bổ sung estrogen hoàn toàn từ thảo dược dưới dạng thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không cần kê đơn của bác sĩ.

Hiện nay, estrogen thảo dược được ưa chuộng nhất là EstroG-100. EstroG-100 khi được đưa vào cơ thể đóng vai trò là một nguyên liệu giúp tổng hợp estrogen theo nhu cầu và bù đắp lượng estrogen bị suy giảm, giúp cơ thể tự cân bằng nội tiết tố nữ. Với thành phần hoàn toàn tự nhiên nên EstroG-100 rất an toàn với cơ thể, không gây ứ đọng làm tăng nguy cơ cường estrogen như khi sử dụng liệu pháp thay thế.

EstroG-100 cho tác dụng bổ sung Estrogen mạnh hơn 3 lần các estrogen thảo dược khác, giúp cải thiện các triệu chứng do suy giảm nội tiết tố gây ra, trong đó có chứng rối loạn kinh nguyệt.

Suy giảm nội tiết tố nữ chính là “thủ phạm” gây ra hàng loạt các triệu chứng khó chịu về tâm sinh lý, đặc biệt là rối loạn kinh nguyệt. Chính vì vậy, chị em cần phải cải thiện nội tiết tố của mình nhất là phụ nữ ở độ tuổi sinh con, cho con bú, giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Để đảm bảo nội tiết tố ở mức cân bằng, bên cạnh việc thực hiện chế độ ăn uống khoa học và tập luyện hợp lý thì việc bổ sung EstroG-100 chính là giải pháp hiệu quả nhất dành cho chị em.

Hãy gọi tới tổng đài 1900.1259 – 0896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được chuyên gia tư vấn trực tiếp về rối loạn kinh nguyệt và cách điều trị hiệu quả.

  • TAGS

Bài viết được tham vấn bởi

Bác Sĩ Vũ Văn Lực

Chuyên gia tư vấn

Nguyên bác sĩ bệnh viện Đa khoa Hà Thành II

Tổng quan
0
Viết bình luận

Có 0 bình luận:

  1. Sức khỏe A - Z
  2. Góc phụ nữ
  3. Kinh nguyệt