Thế giới dược Vinh Gia
THƯƠNG HIỆU UY TÍN

Thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ có đáng sợ như ở người cao tuổi?

ID: 2430   Ngày đăng:
Lượt đọc: 1306

Hỏi: Chào bác sĩ, năm nay tôi mới 32 tuổi nhưng đã bị đau lưng. Khi đến khám bác sĩ thì được chỉ định điều trị thoái hóa đốt sống cổ. Theo tôi biết thì bệnh lý này thường xảy ra với người cao tuổi. Vậy mà tôi còn trẻ đã bị thoái hoá đốt sống cổ thì có nguy hiểm và đáng sợ như bệnh này ở người cao tuổi không? (Ngọc Mai, Hà Nội)

Mục lục [ Hiện ]

Đáp: Chào bạn Ngọc Mai, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi.

Thoái hóa cột sống là bệnh xương khớp phổ biến, trong đó thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng bệnh lý nhiều người gặp phải mà đối tượng thường là những người trung niên, người cao tuổi. Tuy nhiên thời gian gần đây đang xảy ra tình trạng thoái hóa đốt sống cổ và rất đáng báo động. Chúng ta cùng tìm hiểu về tình trạng này cũng như bệnh thoái hóa đốt sống cổ để có câu trả lời cho băn khoăn của bạn Ngọc Mai cùng nhiều bạn đọc.

1. Nguyên nhân gây nên thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ

Người trẻ hay bị thoái hóa đốt sống cổ do những nguyên nhân nào?

Thoái hóa đốt sống cổ là hậu quả của nhiều yếu tố như tuổi cao, lao động nặng nhọc, tư thế làm việc không thoải mái. Một số yếu tố khác như tiền sử chấn thương cột sống cổ, tiền sử phẫu thuật cột sống, yếu cơ,… Tuy nhiên, với người trẻ thì bệnh thoái hóa đốt sống lại xảy ra do thói quen làm việc không đúng, tư thế ngồi làm việc, ít vận động cùng chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, cụ thể là:

  • Yếu tố nghề nghiệp: Đây là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ Tỷ lệ mắc bệnh chủ yếu là các bạn trẻ làm việc văn phòng, do công việc thường xuyên ngồi một chỗ, ít vận động, các tư thế cổ cúi gập, thường xuyên nằm ngủ trưa trên bàn... nên vô tình tạo áp lực lên cổ và lưng dẫn đến bệnh thoái hóa.
  • Chế độ ăn uống thiếu hợp lý: Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, không đủ các dưỡng chất tốt cho xương khớp như canxi, vitamin D, vitamin K và cả thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ là nguyên nhân gây ra thoái hóa đốt sống cổ.
  • Ít vận động: Nhiều người trẻ do công việc phải ngồi nhiều, rồi ăn uống thừa chất dẫn tới thừa cân, béo phì, gây áp lực cho xương. Cũng có người do áp lực công việc, mệt mỏi sau giờ làm nên không muốn vận động. Thói quen này kéo dài lâu ngày khiến các khớp xương bị khô cứng, kém linh hoạt, giảm dẻo dai, lâu ngày bị thoái hóa.
  • Tâm lý chủ quan: Nhiều người trẻ có tấm lý chủ quan nên nghĩ không cần hoặc chưa cần bảo vệ sức khỏe, do đó có thói quen ăn uống, ít vận động gây ảnh hưởng đến xương khớp, dễ dẫn đến thoái hóa cột sống nói chung và thoái hóa đốt sống cổ nói riêng.

2. Tình trạng thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ

Theo thống kê ở Việt Nam hiện nay tỷ lệ người mắc các chứng bệnh về xương khớp chiếm 35% dân số, trong đó độ tuổi từ 50 - 70 chiếm 70%. Ở lứa tuổi từ 25 đến 45 tuổi thì cứ 100 người có đến 27 người bị đau lưng, 20 người đau vai, 8 người bị đau khớp và 3 người bị viêm khớp. Qua những con số này có thể thấy bệnh lý xương khớp nói chung và thoái cột sống nói riêng ngày một gia tăng và ngày dần trẻ hóa, thực sự là tình trạng đáng báo động.

3. Phòng và điều trị thoái hóa đốt sống cổ

Cách phòng và điều trị thoái hóa đốt sống cổ cho người trẻ tuổi

Qua những chia sẻ trên bạn đã biết được nguyên nhân thường gặp gây thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ. Do đó để phòng và điều trị bệnh lý này, người trẻ nên thay đổi thói quen làm việc, ăn uống và sinh hoạt.

  • Đảm bảo bàn làm việc có chiều cao phù hợp với cơ thể, không quá cao cũng không quá thấp với tư thế ngồi. Tư thế ngồi tốt nhất là lưng thẳng, cánh tay đặt hai bên, khuỷu tay tạo với cơ thể góc 90 độ, cổ tay thẳng, hai chân chạm đất. Với những bạn làm nhân viên văn phòng thì cứ 1 tiếng ngồi làm việc thì nên đứng dậy đi lại để cơ thể được vận động và thực hiện vài động tác xoay, xoa bóp cổ và vùng vai gáy.
  • Chế độ dinh dưỡng người trẻ cần nên đủ chất, hợp lý với nhiều dưỡng chất tốt cho xương khớp như canxi, vitamin D... Đồng thời nên tránh các thực phẩm nhiều chất béo, dầu mỡ, các đồ uống kích thích như rượu, bia...
  • Để phòng và điều trị thoái hóa đốt sống cổ, người trẻ nên thường xuyên vận động. Giữa giờ làm việc thì vận động nhẹ nhàng, sau giờ làm thì nên tập các bài tập tùy khả năng, sở thích như chạy bộ, đạp xe, đánh cầu lông... Các bài tập này sẽ có tác dụng trực tiếp đến vùng cổ và toàn bộ cơ thể. Những bạn trẻ không thích vận động mạnh thì có thể chọn các bài tập đơn giản như thiền, yoga giúp đẩy lùi thoái hóa, vừa giúp giảm stress, căng thẳng.

Cùng với phòng và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, người trẻ có thể giúp cột sống khỏe mạnh, giảm lực đè lên vị trí bị chèn ép và ngăn ngừa thoái hóa tiếp bằng sản phẩm chứa Canxi, vitamin D, MK7 cùng các dưỡng chất thiết yếu. Và có thể giúp giải phóng các rễ thần kinh và mạch máu bị chèn ép, giảm tê bì và giảm thoái hóa khớp bằng sản phẩm chứa tiền vitamin B1, các vitamin nhóm B, Chondroitin, Ginkgo Biloba và cao Blueberry.

Hi vọng với những chia sẻ này bạn Ngọc Mai đã hiểu về bệnh lý thoái hóa đốt sống cổ và biết cách phòng, điều trị, giữ gìn sức khỏe.

Hãy gọi tới tổng đài 1900.12590896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được chuyên gia giải đáp trực tiếp về việc người trẻ bị thoái hóa đốt sống cổ.

  • TAGS

Bài viết được tham vấn bởi

Bác Sĩ Vũ Văn Lực

Chuyên gia tư vấn

Nguyên bác sĩ bệnh viện Đa khoa Hà Thành II

Tổng quan
0
Viết bình luận

Có 0 bình luận:

  1. Sức khỏe A - Z
  2. Cơ - Xương - Khớp