Thế giới dược Vinh Gia
THƯƠNG HIỆU UY TÍN

Cách điều trị thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay

ID: 2428   Ngày đăng:
Lượt đọc: 1489

Tê tay là tình trạng nhiều người gặp phải khi bị thoái hóa đốt sống cổ. Làm cách nào để vừa cải thiện tình trạng tê tay vừa điều trị thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả.

Mục lục [ Hiện ]

1. Vì sao thoái hoá đốt sống cổ gây tê tay?

Các đốt sống cổ được nối với nhau bằng các đĩa đệm, giữa các đốt sống có lỗ liên hợp để các dây thần kinh đi ra. Các dây thần kinh này chi phối hoạt động của vùng cổ, vai gáy, cánh tay, cẳng tay, bàn tay và ngón tay. Khi bạn bị thoái hóa đốt sống cổ, các lỗ này sẽ hẹp lại và chèn ép các dây thần kinh nên tình trạng tê tay sẽ xuất hiện.

Vị trí thường bị tê là cẳng tay, bàn tay, các ngón tay và tê sẽ tăng lên sau khi làm việc nhiều hoặc khi bạn lái xe. Có trường hợp ngón tay bị tê sẽ khó cầm nắm hoặc không thật khi cầm nắm đồ vật.

2. Dấu hiệu nhận biết tê tay do thoái hoá đốt sống cổ

Làm thế nào để nhận biết rõ tình trạng tê tay do thoái hóa đốt sống cổ?

Bạn có thể nhận biết tê tay do thoái hóa đốt sống cổ qua một số dấu hiệu điển hình sau:

  • Các vị trí thường xảy tê nhức tay là dọc vùng cánh tay, ngón tay, bàn tay, cẳng tay,…
  • Bạn thường xuyên có các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt và đau đầu, đau mỏi cổ và vai gáy, cảm thấy khó khăn khi xoay người, thay đổi tư thế.
  • Lúc đầu tình trạng tê tay thường nhẹ, sau đó có th khỏi nhưng khi bệnh thoái hóa đốt sống cổ trở nên nặng hơn dẫn đến thoát vị đĩa đệm, các gai xương đốt sống ở cổ sẽ chèn ép lên các dây thần kinh, các cơn đau nhức tê tay lúc này biểu hiện rõ ràng hơn, gây khó khăn cho sinh hoạt hàng ngày của bạn.
  • Tình trạng tê tay do thoái hoá đốt sống cổ ở mỗi người khác nhau, phụ thuộc vào tình trạng thoái hóa.

3. Thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay có nguy hiểm không?

Nếu tình trạng thoái hóa đốt sống cổ của bạn nhẹ thì tê tay sẽ thường tự hết. Nhưng nếu bệnh thoái hóa đốt sống cổ chuyển nặng sẽ dẫn đến thoát vị đĩa đệm, gai xương bị thoái hóa nặng nề sẽ gây chèn ép trực tiếp lên dây thần kinh, động mạch. Lúc này các cơn tê tay sẽ trầm trọng và kéo dài. Một số trường hợp tê lan xuống vùng chân và gây ảnh hưởng đến việc vận động, sinh hoạt, công việc của bạn. Nếu thoái hóa đốt sống cổ không được điều trị kịp thời sẽ có thể dẫn đến biến chứng như tao cơ, mất cảm giác vùng tay chân, mất khả năng vận động. Do đó bạn hoàn toàn không được chủ quan khi thấy những dấu hiệu tê tay, cử động khó vùng cổ... nên đi khám ngay để được điều trị kịp thời.

4. Bị thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay cần làm gì?

Người bệnh cần làm gì khi bị thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay?

4.1. Gặp các chuyên gia để thăm khám

Khi bạn thấy những triệu chứng tê tay do thoái hóa đốt sống cổ thì nên đến bệnh viện khám ngay để biết chính xác tình trạng tổn thương. Bác sĩ có thể sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm như:

  • Chụp X-quang vùng cổ để xem xét sự xuất hiện của gai xương và loại trừ nguy cơ có khối u, nhiễm trùng hoặc gãy xương.
  • Chụp CT để có hình ảnh chi tiết nhất về xương cột sống cổ.
  • Chụp MRI để tìm ra vị trí chính xác nơi các dây thần kinh bị chèn ép.
  • Bác sẽ có thể chỉ định thử nghiệm dẫn truyền của dây thần kinh bằng việc gắn các điện cực lên dây thần kinh ở khu vực cần kiểm tra.

Sau đó thiết bị chuyên dụng sẽ dẫn truyền một cú sốc cường độ nhẹ đến tay để đo mức độ và tốc độ phản ứng của tín hiệu thần kinh.

4.2. Nghỉ ngơi và thư giãn cơ thể

Với người bệnh thoái hóa đốt sống cổ thì chế độ nghỉ ngơi và thư giãn cơ thể rất quan trọng, sẽ giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng của bệnh. Việc nghỉ ngơi sẽ giúp trong cơ thể lưu thông dễ dàng và nhanh chóng hơn, giảm áp lực do căng cơ bởi lao động, giải phóng được những căng thẳng, mệt mỏi.

4.3. Xoa bóp, massage vùng tay, cổ

Xoa bóp, massage vùng cổ và dọc theo cánh tay nhẹ nhàng sẽ giúp giảm tê tay hiệu quả. Bạn có thể dùng mô ngón tay cái hoặc gốc bàn tay xoa tròn lên mu bàn tay, nên xoa theo chiều kim đồng hồ và lặp lại mỗi bên 10 lần. Tiếp đến là đan xen đầu ngón tay xát vào mu bàn tay rồi vuốt theo chiều thẳng lên, mỗi bên lặp lại 10 lần.

Bài tập bạn có thể áp dụng sau đó là dùng lực ngón cái miết dọc theo mu bàn tay và các ngón kẽ tay, mỗi bên lặp lại 10 lần. Rồi dùng 2 ngón tay cái và ngón trỏ, kẹp lại lên da như thực hiện động tác véo, lặp lại mỗi bên 10 lần, nên lặp lại trên nhiều vùng da ở bàn tay.

Cuối cùng bạn nắm chặt các ngón tay, xoay tròn cổ tay sau đó mở bung, duỗi thẳng các ngón tay và thực hiện liên tục trong 10 lần.

5. Cách điều trị thoái hoá đốt sống cổ gây tê tay

Có những cách điều trị nào để cải thiện tình trạng thoái hóa đốt sống cổ tê tay?

Điều trị theo Tây y

Thông thường bác sĩ sẽ cho người bệnh thoái hóa đốt sống cổ điều trị bằng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc giãn và một số loại thuốc có tác dụng khác... Các thuốc này sẽ giúp giảm đau nhanh và ngăn ngừa bệnh thoái hóa phát triển nặng thêm.

Với những trường hợp điều trị bằng thuốc không có kết quả, bác sĩ có thể sẽ chỉ định điều trị bằng ngoại khoa, tuy nhiên phương pháp điều trị này khá tốn kém và còn có thể gây ra những rủi ro không thể lường trước được.

Điều trị theo Đông y

Điều trị thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay bằng Đông y là một trong những phương pháp được rất nhiều người áp dụng do có sử dụng các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên vì thế an toàn cho người sử dụng mà không lo có tác dụng phụ như khi sử dụng thuốc tây. Phương pháp này có thể giúp giải quyết được những căn nguyên gây bệnh, các thành phần của những bài thuốc đều là những thảo dược thiên nhiên lành tính, ít gây ra những tác dụng phụ trong quá trình điều trị bệnh.

Vật lý trị liệu

Bạn có thể sử dụng phương pháp vật lý trị liệu giúp điều trị những cơn đau, tê tay do thoái hóa đốt sống cổ gây ra. Bác sĩ sẽ nắn chỉnh nhẹ nhàng các khớp xương để giảm áp lực lên cột sống và đĩa đệm. Từ đó giúp tăng lưu thông tuần hoàn máu lên não, giảm thiểu đáng kể các cơn đau.

Bổ sung dưỡng chất tốt cho xương khớp

Để giúp xương khớp chắc khỏe, giảm áp lực tì đè lên phần cột sống bị tổn thương, chèn ép và ngăn ngừa thoái hóa đốt sống cổ bạn có thể bổ sung thêm canxi, vitamin D và MK7 cùng nhiều dưỡng chất thiết yếu tốt cho cơ thể và xương khớp. Đồng thời bạn cũng có thể giúp giải phóng các rễ thần kinh và mạch máu bị chèn ép, giảm tê bì và giảm thoái hóa khớp bằng sản phẩm chứa tiền vitamin B1, các vitamin nhóm B, Chondroitin, Ginkgo Biloba và cao Blueberry.

6. Cách phòng ngừa tê tay do bệnh thoái hoá đốt sống cổ

Để phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ dẫn đến tê tay, bạn nên thay đổi những thói quen không tốt trong sinh hoạt, công việc hàng ngày như:

  • Bạn nên thường xuyên luyện tập các bài tập thể dục thể thao phù hợp với sức khỏe bản thân để vận động xương khớp, tốt cho hệ thống xương cổ. Bạn nên xoay tròn cổ tay trước khi chơi thể thao hoặc là làm việc.
  • Hạn chế các cử động phải dùng đến cánh tay, bàn tay và ngón tay. Tránh để cơ thể bị nhiễm lạnh, gây cứng cổ, ảnh hưởng đến đốt sống cổ. Hạn chế các hoạt động thường xuyên phải sử dụng tới cánh tay, bàn tay và ngón tay.
  • Nếu phải ngồi làm việc thường xuyên, bạn nên điều chỉnh chiều cao của ghế để cổ tay và bàn tay đặt song song với mặt bàn, tránh tình trạng cổ tay phải vươn quá mức. Cứ sau 1 giờ ngồi làm việc thì nên đứng dậy vận động nhẹ nhàng để cơ thể được thư giãn.

Thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiêm, nên khi thấy có những triệu chứng của bệnh, bạn nên đi khám bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị phù hợp.

Hãy gọi tới tổng đài 1900.12590896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được chuyên gia giải đáp trực tiếp về triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay.

  • TAGS

Bài viết được tham vấn bởi

Bác Sĩ Vũ Văn Lực

Chuyên gia tư vấn

Nguyên bác sĩ bệnh viện Đa khoa Hà Thành II

Tổng quan
0
Viết bình luận

Có 0 bình luận:

  1. Sức khỏe A - Z
  2. Cơ - Xương - Khớp