Thế giới dược Vinh Gia
THƯƠNG HIỆU UY TÍN

Thoái hóa cột sống thắt lưng không phải tự dưng xuất hiện

ID: 2374   Ngày đăng:
Lượt đọc: 1440

Cột sống thắt lưng là một trong hai vị trí thường bị thoái hóa. Nếu thoái hóa cột sống thắt lưng không được điều trị đúng cách có thể sẽ làm bạn hạn chế vận động, biến dạng cột sống... Những điều cần biết về bệnh lý này sẽ trang bị những kiến thức cho bạn trong điều trị và phòng bệnh an toàn và hiệu quả.

Mục lục [ Hiện ]

1. Tổng quan bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng

Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh lý mãn tính xảy ra khi đĩa đệm và khớp bị thoái hóa hoặc khi xương phát triển trên các đốt sống thắt lưng. Bạn sẽ cảm thấy vô cùng đau đớn vì các con đau xảy ra thường xuyên và do các dây thần kinh, chức năng của cột sống bị ảnh hưởng nên hạn chế vận động của bạn.

Hình ảnh người bị thoái hóa cột sống thắt lưng

Thoái hóa cột sống thắt lưng có thể diễn ra ở các khu vực khác nhau của cột sống như:

  • Gai cột sống ngực khiến phần giữa cột sống bị ảnh hưởng.
  • Thoái hoá cột sống thắt lưng khiến phần lưng dưới đau, có thể ảnh hưởng tới chức năng vận động.
  • Các phần ngạnh của khớp xương nhô ra bất thường ảnh hưởng đến toàn bộ cột sống.

Theo thống kê có tới 80% người trên 60 tuổi từng mắc thoái hóa cột sống trong đó có thoái hóa cột sống lưng và những người có nguy cơ cao, dễ bị thoái hóa đó là những người đã từng có người thân trong gia đình mắc thoái hóa cột sống, người thừa cân, béo phì, người ít vận động hoặc không thường xuyên tập thể dục, người mắc chấn thương cột sống hoặc vừa trải qua phẫu thuật cột sống, người hút thuốc lá quá nhiều hay người có đặc thù nghề nghiệp cần phải thực hiện các động tác gây áp lực lên cột sống, thắt lưng quá nhiều như nghề bốc vác, công nhân dây chuyền nhà máy..., hoặc những người bị trầm cảm, lo âu, stress lâu ngày, người có bệnh viêm khớp vẩy nến.

2. Nguyên nhân bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng

Lý do nào khiến chúng ta dễ bị thoái hóa cột sống lưng?

Do quá trình lão hóa

Lão hóa là quá trình ai cũng phải trải qua, tuy nhiên với mỗi người quá trình này sẽ diễn ra khác nhau. Người bị thoái hóa cột sống thắt lưng sẽ có cột sống bị bào mòn mạnh trong quá trình này.

Bước vào tuổi trung niên hay ở giai đoạn cao tuổi, xương khớp không còn khỏe như thời gian trước do quá trình hủy xương, loãng xương... sẽ khiến cột sống yếu nên chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể khiến cột sống nói chung và cột sống thắt lưng gặp tổn thương. Các đốt sống ở giai đoạn này không còn hoạt động linh hoạt nên khi các mỏm xương cọ vào nhau khiến dây thần kinh bị chèn ép, do đó tạo nên áp lực cho cột sống, khiến các cơn đau nhức thường xuyên diễn ra khi cột sống đã bị thoái hóa.

Chế độ ăn uống thiếu khoa học

Chế độ ăn uống của bạn cũng có thể ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của hệ xương khớp. Dinh dưỡng sẽ cung cấp các dưỡng chất để nuôi dưỡng xương khớp chắc khỏe. Nên khi chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, thiếu đi các dưỡng chất quan trọng như canxi, vitamin D3, vitamin K và các khoáng chất thiết yếu sẽ khiến hệ xương khớp đặc biệt là cột sống yếu đi. Thêm vào đó nếu chế độ ăn có quá nhiều thực phẩm nhiều dầu mỡ, quá mặn... cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cột sống.

Thói quen sinh hoạt, đặc thù công việc

Nếu bạn thường làm việc với cường độ cao, khuân vác vật nặng, cúi gập liên tục sẽ rất dễ mắc chứng thoái hóa cột sống. Hoặc nếu bạn làm công việc văn phòng, ngồi lâu với máy tính, ngồi sai tư thế ... cũng là những nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh lý này.

Di truyền

Nếu trong gia đình bạn có ông bà hay cha mẹ mắc bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng thì nguy cơ bạn mắc bệnh lý này sẽ cao hơn.

Một số bệnh lý liên quan đến cột sống

Những bệnh liên quan đến cột sống như viêm xương khớp, vỡ sụn xương... có thể là nguyên nhân khiến bạn bị thoái hóa cột sống. Những bệnh nhân mắc bệnh lâu ngày lười vận đồng cũng có thể là đối tượng của căn bệnh này.

3. Triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng

Thoái hóa cột sống thắt lưng là do tổn thương của đĩa đệm gây nên và tùy thuộc vào mức độ tổn thương đĩa đệm sẽ có các biểu hiện như:

  • Đau lưng xuất hiện đột ngột sau chấn thương, vận động quá mức, hoặc khi thay đổi thời tiết, nhiễm lạnh.
  • Đau dữ dội, hoặc âm ỉ làm hạn chế vận động, đứng vẹo qua một bên.
  • Đau tăng xuất hiện khi vận động, thay đổi thời tiết, ho hay trở mình cũng đau.
  • Đau có thể kèm theo cảm giác ê ẩm, tê bì vùng thắt lưng, có khi lan xuống vùng mông, thậm chí xuống tận bàn chân.
  • Trường hợp nặng có thể biến dạng, lệch trục, gù vẹo cột sống.

4. Ai có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng

Những ai dễ bị mắc thoái hóa cột sống thắt lưng nhất?

Thoái hóa cột sống thắt lưng khá phổ biến, trong đó bệnh lý này sẽ dễ xảy ra với bạn nếu bạn có các yếu tố nguy cơ sau:

  • Nếu bạn có người thân đã mắc thoái hoá cột sống thì dễ bị bệnh lý này.
  • Người béo phì hoặc thừa cân có nguy cơ thoái hóa cột sống thắt lưng.
  • Người có lối sống ít vận động và hạn chế tập thể dục.
  • Người bị chấn thương cột sống hoặc trải qua phẫu thuật cột sống.
  • Người hút thuốc lá.
  • Người hay thực hiện các động tác lặp đi lặp lại nhiều lần.
  • Người có vấn đề về sức khỏe tâm thần.
  • Người bị viêm khớp vẩy nến.

5. Xét nghiệm chẩn đoán thoái hóa cột sống lưng

  • Xquang thường quy cột sống thẳng, nghiêng để phát hiện các cột sống bị hẹp, hẹp lỗ liên hợp đốt sống, gai xương sống.
  • Chụp cắt lớp vi tính cột sống thắt lưng là sử dụng tia X tạo ra hình ảnh cắt ngang bộ phận của cơ thể tại vị trí cột sống thắt lưng.
  • Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi và sinh hóa
  • Chụp cộng hưởng từ cột sống thường được chỉ định khi có thoát vị đĩa đệm.

6. Biến chứng thoái hóa cột sống thắt lưng

Thoái hóa cột sống thắt lưng không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm, tuy không gây ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như khả năng lao động. Các biến chứng của thoái hóa cột sống thắt lưng:

  • Đau, hạn chế khả năng vận động
  • Biến dạng cột sống, gù, vẹo, còng lưng
  • Thoái hóa cột sống thắt lưng có thể gây ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa, gây ra đau nhức dọc theo đường của dây thần kinh tọa, khiến người bệnh phải chịu đựng cơn đau nhức từ thắt lưng xuống đến tận chân.
  • Thoái hóa cột sống thắt lưng cũng sẽ gây thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, nhất là khi có một tác động như chấn thương, vận động mạnh và sai tư thế,…
  • Hậu quả nghiêm trọng mà bệnh gây ra sẽ làm hạn chế khả năng vận động của bệnh nhân, đi lại khó khăn, để lâu gây teo cơ, bại liệt, làm mất khả năng vận động tự chủ, sống phụ thuộc.

7. Điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng

Nhìn chung tổn thương do thoái hóa khớp là không thể thay đổi, việc điều trị chỉ làm chậm quá trình diễn biến bệnh thôi. Ở những khớp chưa cứng hoàn toàn, việc điều trị có thể ngăn chặn được những suy giảm chức năng.

Những kiến thức cần biết để điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng hiệu quả

Thoái hóa cột sống thắt lưng có thể được áp dụng các điều trị sau:

7.1. Điều trị nội khoa

Đau nhiều, bạn cần phải nghỉ ngơi, tránh tất cả những hoạt động gây đau, dùng vật lý trị liệu để làm tăng tưới máu tại chỗ cho khớp. Có thể dùng đai cột sống thắt lưng, thậm chí bó bột để bất động. Ngay sau khi hết đau cấp, phải tập vận động nhẹ nhàng, phù hợp.

Sử dụng thuốc:

Trong những trường hợp đau do thoái hóa khớp, những thuốc cơ bản được sử dụng là:

  • Thuốc giảm đau: Trong trường hợp đau nhiều, đau kéo dài, bác sĩ thường cho thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen, diclofenac, indometacin…phối hợp với paracetamol.
  • Thuốc giãn cơ: Như mydocalm, decontractyl…
  • Thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm: Glucosamin sulfat, chondroitin sulfat, diacerein
  • Những thuốc an thần, đặc biệt nhóm diazepam có thể sử dụng trong trường hợp đau do co cơ, hoặc người bệnh quá lo lắng, nhưng không được dùng dài ngày vì dễ gây nghiện.

Ngoài các thuốc có thể được chỉ định trong các điều trị nội khoa trên bạn có thể chọn dùng sản phẩm chứa Canxi nano, vitamin D3, MK7 cùng các dưỡng chất thiết yếu như Mangan, Magie, Silic, Boron, Quercetin... Sản phẩm sẽ giúp cột sống khỏe mạnh, giảm lực đè lên vị trí bị chèn ép và ngăn ngừa thoái hóa tiếp. Thời gian sử dụng sản phẩm này khi đã mắc bệnh ít nhất từ 3-6 tháng tùy theo mức độ thoái hóa. Có thể lặp lại mỗi năm ít nhất 2 đợt, mỗi đợt 3 tháng.

Và để giải phóng các rễ thần kinh và mạch máu bị chèn ép, giảm tê bì và giảm thoái hóa khớp, bạn có thể dùng song song sản phẩm chứa tiền vitamin B1, các vitamin nhóm B, chondroitin, Ginkgo Biloba và cao Blueberry.

7.2. Điều trị ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa thường được chỉ định khi thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống gây đau thần kinh tọa kéo dài, hoặc có hẹp ống sống với các dấu hiệu thần kinh tiến triển nặng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống mà các biện pháp điều trị nội khoa không kết quả.

7.3. Phương pháp điều trị thay thế

Cùng với điều trị nội khoa, ngoại khoa thì để điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng có thể áp dụng các phương pháp điều trị thay thế như:

  • Châm cứu
  • Nắn chỉnh cột sống
  • Xoa bóp
  • Điều trị bằng siêu âm
  • Kích thích điện

8. Phòng bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng

Cần làm gì để phòng ngừa tình trạng thoái hóa cột sống lưng?

Phòng bệnh thoái hóa khớp nói chung đóng vai trò rất quan trọng, có thể ngăn ngừa và hạn chế các yếu tố thúc đẩy quá trình thoái hóa, làm quá trình này xảy ra chậm hơn, muộn hơn và nhẹ hơn. Phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp có thể tập trung vào việc giảm các yếu tố nguy cơ ở trên đó là:

  • Bạn nên điều chỉnh cân nặng ở trọng lượng lý tưởng, tránh dư cân béo phì.
  • Bạn nên tránh các tư thế xấu trong sinh hoạt và lao động hàng ngày như ngồi nhiều, đứng lâu, bảo đảm vệ sinh và an toàn lao động để giảm các lực tỳ đè bất hợp lý lên sụn khớp.
  • Bạn nên cố gắng tập thể dục hàng ngày và giữa các giờ lao động. Khi có tuổi, cần duy trì chế độ tập thể dục đều đặn, vừa sức, tốt nhất là đi xe đạp, đi bộ, bơi lội và tập dưỡng sinh...
  • Tránh các động tác quá mạnh, đột ngột, tránh sai tư thế khi mang vác nặng.
  • Nên phát hiện và điều trị sớm các dị tật, các di chứng của chấn thương, các bệnh lý tại cột sống.
  • Bảo đảm chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối gồm 4 nhóm chất là chất béo, chất đạm, chất bột đường, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt nên bổ sung canxi, vitamin D, MK7 và vitamin C,… vào khẩu phần ăn hàng ngày của người có tuổi.
  • Bạn có thể sử dụng hàng ngày hoặc thành từng đợt (tùy theo độ tuổi) các sản phẩm có chứa các thành phần như canxi, vitamin D, MK7, chondroitin sulfat,… giúp tăng tái tạo xương, tái tạo mô sụn.

Thoái hóa cột sống thắt lưng sẽ gây đau đớn cho bạn nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách. Do đó khi thấy những dấu hiệu như đau lưng đột ngột, đau âm ỉ, đau sau chấn thương... thì nên đi khám bác sĩ ngay để được điều trị và tránh những rủi ro sức khỏe có thể xảy ra.

Hãy gọi tới tổng đài 1900.12590896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được chuyên gia giải đáp trực tiếp mọi thắc mắc liên quan đến tình trạng thoái hóa cột sống lưng.

  • TAGS

Bài viết được tham vấn bởi

Bác Sĩ Vũ Văn Lực

Chuyên gia tư vấn

Nguyên bác sĩ bệnh viện Đa khoa Hà Thành II

Tổng quan
0
Viết bình luận

Có 0 bình luận:

  1. Sức khỏe A - Z
  2. Cơ - Xương - Khớp