Nên ăn gì và kiêng ăn gì cũng sẽ giúp người bệnh thoái hóa cột sống giảm đau, hỗ trợ điều trị bệnh. Cùng tìm hiểu về những thực phẩm tốt, nên ăn và không nên ăn với người bị thoái hóa cột sống trong nội dung dưới đây.
1. Thoái hóa cột sống nên ăn gì?
Các loại cá béo
Các loại cá béo người bệnh thoái hóa cột sống nên ăn có cá tuyết, cá hồi, cá trích, cá mòi, cá cơm biển, cá thu, cá hồi hoa. Trong các loại cá này có chứa nhiều omega 3, một loại acid béo tự nhiên với tác dụng kháng viêm. Chất này sẽ ức chế sự phát triển của phản ứng viêm tại khu vực có đốt sống bị thoái hóa nên rất tốt cho người thoái hóa cột sống ăn thường xuyên. Mỗi tuần người bệnh có thể ăn 3 lần để nhận được lợi ích sức khỏe từ các loại cá béo.
Nước hầm xương
Trong nước hầm xương, đặc biệt từ xương ống hay sụn bò, bê, lợn có chứa một lượng lớn glucosamin và chondroitin, thành phần tham gia vào quá trình cấu tạo lên lớp sụn thêm giữa các đốt sống. Do đó người bệnh thoái hóa cột sống nên ăn nhiều nước hầm xương để giúp cột sống vận động linh hoạt hơn, giảm thiểu tình trạng ma sát giữa các đốt sống bị thoái hóa, giảm hiện tượng đau lưng, tê cứng cột sống.
Thực phẩm giàu canxi và vitamin D
Thực phẩm giàu canxi như các loại hải sản: tôm, cua, cá, ốc... các loại rau xanh đậm hay các loại hạt sẽ rất tốt để người bị thoái hóa cột sống ăn thường xuyên. Thực phẩm chứa khoáng chất này sẽ giúp xương chắc khỏe. Cùng với thực phẩm giàu canxi, người bệnh nên bổ sung cả thực phẩm giàu vitamin D sẽ giúp hấp thu canxi tối đa, giúp xương chắc khỏe và cột sống dẻo dai.
Thực phẩm giàu vitamin K2
Thực phẩm chứa canxi nếu có sự kết hợp với vitamin K2 sẽ tác dụng giúp xương khớp và cột sống trở nên khỏe mạnh hơn. Vitamin K2 sẽ giúp gắn canxi vào xương. Nên nếu có canxi mà thiếu vitamin K2 thì xương sẽ không nhận được nhiều canxi. Thực phẩm giàu vitamin K2 có lòng đỏ trứng, các sản phẩm từ sữa, các loại rau xanh đậm,…
Ngũ cốc
Các loại ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch, vừng, các loại đậu... chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa và omega-3 giúp loại bỏ các gốc tự do gây hại đến sụn và các tế bào trong xương. Nên nếu người bệnh thoái hóa cột sống ăn nhiều ngũ cốc cũng sẽ góp phần không nhỏ vào quá trình phục hồi của bệnh.
Nấm
Ăn nấm không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn tốt cho người bị thoái hóa cột sống. Trong nấm có vitamin D2 dồi dào giúp cơ thể tổng hợp canxi và làm giảm triệu chứng viêm, tê bì các chi ở người bị thoái hóa cột sống cổ hay cột sống thắt lưng.
Tỏi
Trong tỏi có chứa hoạt chất sulphur có thể giúp giảm đáng kể các cơn đau lưng, đau mỏi vai gáy do bệnh thoái hóa cột sống. Hoạt chất dialyl disulphide còn giúp ức chế sản xuất các enzym gây hủy hoại lớp sụn chêm. Alicin trong tỏi cũng có tác dụng tích cực trong việc kháng viêm, chống nhiễm khuẩn ở cột sống và cải thiện sức đề kháng cho cơ thể.
Gừng
Gừng giúp làm giảm nồng độ của chất gây đau trong cơ thể có tên gọi là prostaglandin. Gừng còn có đặc tính kháng viêm, kích thích lưu thông máu đến khu vực đốt sống bị thoái hóa giúp tổn thương được tái tạo nhanh hơn.
Đậu nành
Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành chứa nhiều canxi, omega 3, protein, chất xơ giúp chống viêm, giúp khôi phục sức khỏe cho cột sống. Đây là lý do người bị ị thoái hóa cột sống nên ăn các thực phẩm từ đậu nành như đậu phụ, đậu hũ hay sữa đậu nành thường xuyên.
Dầu ô liu
Trong dầu ô liu có một hợp chất có tên gọi là oleocanthal, có tác dụng như một loại thuốc chống viêm non-steroid sẽ giúp chống viêm, làm giảm tần suất cũng như mức độ đau cho người bị thoái hóa cột sống.
2. Các món ăn tốt cho người bị thoái hóa cột sống
Thịt dê hầm đỗ trọng
Nguyên liệu
- 1/2 kg thịt dê
- 30g đỗ trọng ( mộc miên)
- Gừng tươi 1 nhánh
- Củ cải trắng 1 củ vừa
Cách làm
Thịt dê rửa sạch, cắt miếng vuông vừa ăn. Củ cải trắng gọt vỏ, cắt nhỏ. Đem thịt dê luộc chung với củ cải trắng để giảm mùi hôi. Sau khoảng 10 phút, tiếp tục cho gừng đã thái sợi và đỗ trọng vào hầm lửa nhỏ cho thịt dê chín nhừ, ăn cả nước lẫn cái.
Gà ác tiềm thuốc bắc
Nguyên liệu
- Gà ác 1 con khoảng 1/2 kg
- Tam thất 5g
- Địa cốt tử 10g
- Long nhãn 10g
- Táo tàu 5 quả
Cách làm
Gà làm sạch lông, móc bỏ nội tạng và nhét các vị thuốc bắc vào bên trong. Tiếp đó đem gà hầm chín nhừ để các chất trong thuốc bắc tiết hết ra nước. Ăn cả cái và nước, chia thành 2 lần ăn trong ngày. Món ăn này sẽ giúp an thần, giảm đau, làm mạnh gân cốt, chống đau lưng, hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa cột sống, bệnh phong tê thấp.
Ngải cứu chiên trứng
Nguyên liệu
- Một nắm lá ngải cứu
- 2 quả trứng gà ta
Cách làm
Ngải cứu rửa sạch, thái nhỏ, giã nát rồi đập trứng gà vào bát đựng ngải cứu, có thể thêm chút hành củ và gia vị trộn đều lên. Tiếp đến đem trứng ngải cứu rán chín vàng hai mặt là ăn được.
3. Người bị thoái hóa cột sống nên kiêng ăn gì?
Đường
Nếu người bị thoái hóa cột sống ăn nhiều đường và các loại bánh kẹo ngọt có thể sẽ làm tăng lượng Carbohydrate trong cơ thể. Đây là chất gây rối loạn hệ miễn dịch, thúc đẩy phản ứng viêm phát triển ở khu vực bị thoái hóa và khiến hệ thống xương khớp, cột sống yếu hơn.
Các món chiên, xào
Các món chiên, xào chứa nhiều chất béo sẽ làm tăng lượng cholesterol trong máu, có thể cản trở lưu thông máu đến cung cấp dưỡng chất cho khu vực cột sống bị thoái hóa. Đồ ăn béo cũng khiến người bệnh bị tăng cân, từ đó làm gia tăng gánh nặng cho cột sống, thúc đẩy quá trình thoái hóa tiến triển nhanh hơn.
Bột mì trắng
Bột mì trắng và các món ăn làm từ bột mì trắng như bánh mì không có nhiều dinh dưỡng và còn chứa nhiều carbohydrate có thể gây kích hoạt phản ứng viêm ở cột sống và cơn đau có thể trầm trọng hơn. Nên người bệnh có thể ăn bánh mì nguyên cám để tránh bệnh nặng hơn.
Các loại thịt có màu đỏ
Các loại thịt đỏ chứa rất nhiều đạm, nguyên nhân làm viêm và suy giảm hàm lượng canxi có trong xương khớp. Do đó người bệnh thoái hoá cột sống nên hạn chế ăn các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt trâu, thịt chó... để tránh bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Đồ hộp
Trong đồ hộp thường có chất bảo quản để kéo dài thời hạn sử dụng. Nếu người bệnh thường xuyên ăn thực phẩm này có thể chất bảo quản này sẽ tích tụ trong cơ thể và ảnh hưởng không tốt cho tình trạng thoái hóa cột sống, tăng cảm giác đau lưng, nhức mỏi.
Rượu, thuốc lá
Rượu, thuốc lá đều không tốt cho sức khỏe và là tác nhân tăng nguy cơ các bệnh như bệnh gout, bệnh viêm khớp, thoái hóa xương khớp và nhiều căn bệnh khác.
Khi người bị thoái hóa cột sống đã biết nên ăn gì kiêng gì thì còn cần thực hiện một số lưu ý sau:
- Nên lựa chọn các thực phẩm tươi sạch, có nguồn gốc rõ ràng vì những thực phẩm này chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Khi chế biến nên chú ý giữ được nhiều nhất giá trị dinh dưỡng của thực phẩm, nên chế biến bằng cách luộc hấp hơn là chiên xào. Nên ăn đúng bữa, ăn đủ không ăn quá nhiều gây no và mất cân bằng dinh dưỡng.
- Người bệnh nên thường xuyên tập thể dục để duy trì sức khỏe tốt và ngăn sự phát triển của bệnh.
- Và để giúp bổ sung canxi đủ nhu cầu của cơ thể, giúp cột sống khỏe mạnh, giảm lực đè lên vị trí bị chèn ép và ngăn ngừa thoái hóa tiếp, người bệnh có thể chọn dùng sản phẩm chứa Canxi, vitamin D, MK7 cùng các dưỡng chất thiết yếu như Mangan, Magie, Silic, Boron, Quercetin... Đồng thời để giải phóng các rễ thần kinh và mạch máu bị chèn ép, giảm tê bì và giảm thoái hóa khớp, người bệnh thoái hóa cột sống có thể sử dụng sản phẩm chứa tiền vitamin B1, các vitamin nhóm B, chondroitin, Ginkgo Biloba và cao Blueberry.
Qua những chia sẻ này người bệnh đã biết khi thoái hóa cột sống nên ăn gì kiêng gì? để giúp giữ sức khỏe và giúp việc điều trị thoái hóa thêm hiệu quả, cũng như phòng tránh bệnh tái diễn.
Hãy gọi tới tổng đài 1900.1259 – 0896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được chuyên gia giải đáp trực tiếp câu hỏi thoái hóa cột sống nên ăn gì và kiêng gì.
Có 0 bình luận: