Thế giới dược Vinh Gia
THƯƠNG HIỆU UY TÍN

Thoái hóa cột sống có nguy hiểm không?

ID: 2371   Ngày đăng:
Lượt đọc: 1075

Chào bác sĩ, gần đây tôi thấy đau nhức, vận động thấy đau ở vùng lưng và những dấu hiệu cho thấy tôi đã bị thoái hóa cột sống. Bác sĩ cho hỏi thoái hóa cột sống có nguy hiểm không và nên làm gì để điều trị? (Kim Liên, Hà Nội)

Mục lục [ Hiện ]

Đáp: Chào chị Kim Liên, cảm ơn chị đã gửi băn khoăn của mình về cho chúng tôi.

Thoái hóa cột sống là bệnh lý xương khớp khá phổ biến, nếu không điều trị kịp thời, đúng cách thì không chỉ gây đau đớn, ảnh hưởng đến vận động của người bệnh mà còn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khôn lường.

Thoái hóa cột sống có nguy hiểm không? Biến chứng của thoái hóa cột sống

Cột sống kéo dài từ hộp sọ đến xương chậu và vị trí thường bị thoái hóa là cổ và thắt lưng. Nên khi bị thoái hóa cột sống ở hai vị trí này, nếu không điều trị người bệnh sẽ gặp phải các biến chứng sau:

Người bị thoái hóa cột sống sẽ gặp phải biến chứng gì nếu không điều trị kịp thời?

Với trường hợp thoái hóa cột sống cổ, người bệnh có thể bị rối loạn cảm giác, liệt một tay hoặc cả hai tay.

  • Rối loạn nhịp tim, đau tim đột ngột khi dây thần kinh chi phối hoạt động tim bị chèn ép là biên chứng có thể gặp khi bị thoái hóa cột sống cổ.
  • Thoái hóa đốt sống cổ sẽ làm người bệnh bị rối loạn tiền đình, gây nên các cơn đau đầu, chóng mặt, chán ăn.
  • Rối loạn thần kinh thực vật là một biến chứng có thể gặp do thoái hóa cột sống cổ và có thể dẫn đến tình trạng đại tiểu tiện không kiểm soát.

Với thoái hóa cột sống thắt lưng biến chứng có thể gặp phải là thoái hóa sẽ gây biến dạng cột sống, gù vẹo cột sống.

  • Người bệnh có thể bị tê liệt, yếu 2 chi và có thể mất dần khả năng vận động.

Nhận biết sớm thoái hóa cột sống

Người bệnh có thể nhận biết sớm thoái hóa cột sống nhờ một số dấu hiệu như:

  • Dấu hiệu cơ bản khi bị thoái hóa cột sống là các cơn đau. Đó có thể là cơn đau do viêm và thường xuất hiện khi các chất trong nhân nhầy đĩa đệm thoát ra ngoài, kích thích các đầu mút thần kinh trong bao xơ.
  • Cơn đau cơ học sẽ xảy ra khi có các tác động vật lý đè ép vào rễ thần kinh như đĩa đệm thoát vị hoặc sự chèn ép ở khoang đĩa đệm.
  • Các cơn đau này thường xuất hiện đột ngột ở vùng vai gáy, lưng hoặc thắt lưng. Cơn đau sẽ tăng lên khi người bệnh ngồi, đứng, xoay người, cong người hoặc nâng vác vật nặng. Trong một số trường hợp, cơn đau sẽ được cải thiện khi người bệnh nằm nghỉ ngơi.

Cách phòng và điều trị thoái hóa cột sống

Nhiều người vẫn nghĩ thoái hóa cột sống chỉ xảy ra với người cao tuổi, những người lao động nặng nhọc ... nhưng thực tế bệnh lý này ngày một trẻ hóa, do đó muốn phòng tránh thoái hóa cột sống, bạn cần chú ý các lưu ý sau:

Cần làm gì để phòng ngừa tình trạng thoái hóa cột sống?

  • Nên khám sức khỏe định kỳ: Việc khám sức khỏe tổng quát định kỳ sẽ giúp phát hiện những thay đổi sức khỏe trong đó có bệnh thoái hóa cột sống, nhờ việc phát hiện này mà bạn sẽ được điều trị kịp thời.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: Chế độ ăn đầy đủ và hợp lý bao gồm 4 nhóm dưỡng chất là chất béo, chất đạm, chất bột đường, vitamin và khoáng chất, trong đó chú ý bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin D, vitamin K... sẽ giúp xương chắc khỏe, dẻo dai. Đồng thời để phòng tránh thoái hóa cột sống, bạn cũng nên tránh các thực phẩm hay đồ uống, chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá...
  • Tập luyện hàng ngày: Thói quen này không chỉ giúp cho bạn khỏe mạnh, tăng sức đề kháng mà còn giúp tăng sự dẻo dai của cột sống,
  • Thay đổi thói quen không tốt cho cột sống: Các thói quen mang vác nặng, ngồi lâu một chỗ, tăng cân không kiểm soát... cần được thay đổi để tránh gây áp lực cho cột sống.

Có nhiều nguyên nhân gây thoái hóa cột sống nên tùy vào từng nguyên nhân, tình trạng bệnh bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị thích hợp. Thông thường bác sĩ có thể chỉ định điều trị thoái hóa cột sống bằng thuốc tây. Những loại thuốc tây có thể được dùng như:

  • Paracetamol hoặc acetaminophen… sẽ giúp giảm đau ngay lập tức.
  • Thuốc chống viêm không steroids Mobic, Celebrex…
  • Thuốc chữa thoái hóa cột sống bôi ngoài da như Gelden, Profenid gel, Voltaren Emugel…
  • Thuốc giãn cơ: như Mydocalm, Myonal…
  • Với những trường hợp người bệnh bị thoái hóa có thêm triệu chứng trầm cảm, lo âu thì có thể uống thêm Amitryptilin, Dogmatil…

Bác sĩ cũng có thể kết hợp điều trị bằng thuốc và cả vật lý trị liệu, massage giúp giảm đau cho người bệnh. Các phương pháp thường được áp dụng là hồng ngoại, chườm nóng, siêu âm, ngâm suối khoáng, bùn, châm cứu, xoa bóp, kéo giãn cột sống, xông lá ngải, đốt thuốc ống tre...

Để quá trình điều trị thoái hóa cột sống được hiệu quả, an toàn người bệnh có thể bổ sung thêm canxi từ viên uống bảo vệ sức khỏe giúp cho xương chắc khỏe, dẻo dai đồng thời cũng có cách phòng hỗ trợ làm chậm quá trình mất xương, thoái hóa, loãng xương. Viên uống này không chỉ có canxi nano mà còn có các thành phần dưỡng chất tốt cho sức khỏe người bệnh như vitamin D3, MK7, Magie, Kẽm, Silic, Boron, Quercetin, DHA... Canxi nano sẽ cung cấp đủ nhu cầu canxi cơ thể cần và vitamin D3, MK7 sẽ giúp lấy canxi từ ruột đưa vào máu rồi đặt vào tận xương. Cách bổ sung canxi này hiệu quả và an toàn nhờ tránh cho người bệnh những phản ứng phụ thường gặp khi bổ sung canxi là sỏi thận, táo bón do canxi nano siêu nhỏ, thẩm thấu nhanh và tăng khả năng hấp thu tối đa.

Chị cũng có thể chọn dùng sản phẩm chứa tiền vitamin B1, các vitamin nhóm B, chondroitin, Ginkgo Biloba và cao Blueberry. Sản phẩm này có tác dụng giải phóng các rễ thần kinh và mạch máu bị chèn ép, giảm tê bì và giảm thoái hóa khớp.

Qua những chia sẻ trên đây chắc hẳn chị Kim Liên đã hiểu hơn về bệnh thoái hóa cột sống và mức độ nguy hiểm của bệnh lý này. Để được điều trị đúng cách và kịp thời chị hãy đi khám để biết nguyên nhân gây bệnh cũng như vị trí thoái hóa nếu có. Chúc chị luôn mạnh khỏe!

Hãy gọi tới tổng đài 1900.12590896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được chuyên gia giải đáp trực tiếp câu hỏi bị thoái hóa cột sống có nguy hiểm không.

  • TAGS

Bài viết được tham vấn bởi

Bác Sĩ Vũ Văn Lực

Chuyên gia tư vấn

Nguyên bác sĩ bệnh viện Đa khoa Hà Thành II

Tổng quan
0
Viết bình luận

Có 0 bình luận:

  1. Sức khỏe A - Z
  2. Cơ - Xương - Khớp