Thoái hóa cột sống là bệnh lý xương khớp phổ biến thường xảy ra sau tuổi 35, trong đó vị trí hay bị thoái hóa là cột sống thắt lưng và cột sống cổ. Những điều liên quan đến thoái hóa cột sống như nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và điều trị bệnh lý này sẽ được chia sẻ trong nội dung dưới đây.
1. Thoái hóa cột sống là gì?
Thoái hóa cột sống là bệnh lý xương khớp phổ biến, nhiều người nghĩ là chỉ người có tuổi mới gặp phải nhưng bệnh lý này lại thường xảy ra với người trong độ tuổi 35 trở lên. Thoái hóa cột sống gây đau nhức, giảm khả năng vận động của người bệnh, thường xảy ra ở vùng cổ và vùng thắt lưng.
2. Cấu trúc cột sống con người
- Cột sống kéo dài từ hộp sọ đến xương chậu, có vai trò giúp cho cơ thể bạn thẳng đứng và bảo vệ các dây thần kinh cột sống. Cột sống gồm 3 đường cong tự nhiên hình chữ S giúp hỗ trợ phân tán trọng lực cơ thể, giảm áp lực cột sống.
- Cột sống gồm 33 - 34 đốt sống được xếp chồng lên nhau và kết nối với nhau bởi một hệ thống dây chằng, cơ, ngăn cách bởi lớp đệm gọi là đĩa đệm, giúp hấp thu các chấn động lên cột sống.
- Cột sống chia thành 3 khu vực, gồm 7 đốt sống cổ C1 - C7, 12 đốt sống ngực T1 - T2, 5 đốt sống thắt lưng L1 - L5. Trong đó cổ và thắt lưng là 2 vị trí dễ bị thoái hóa nhất.
3. Nguyên nhân thoái hóa cột sống
Nguyên nhân nguyên phát
Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống thường gặp là do nguyên nhân nguyên phát là quá trình lão hóa của cơ thể, quy luật không thể tránh khỏi. Khi tuổi tác bạn càng tăng, cấu trúc cột sống sẽ bị hư hại trầm trọng, như đĩa đệm bị mất nước, bao xơ đĩa đệm dễ bị rách vỡ, dây chằng bị xơ hóa, các mô sụn bị hao mòn… Quá trình lão hóa này diễn ra nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào lối sống, cách sinh hoạt của bạn. Có một số người bị thoái hóa rất sớm từ khi mới 30 - 35 tuổi trong khi có người đến 60 tuổi xương khớp vẫn tốt.
Nguyên nhân thứ phát
Thoái hóa do nguyên nhân thứ phát có thể xảy ra trong một số trường hợp sau:
- Do té ngã, tai nạn nhưng không được điều trị dứt điểm nên chấn thương cột sống.
- Tình trạng thừa cân, béo phì sẽ là áp lực lớn lên cột sống khiến cột sống nhanh bị thoái hóa.
- Những người làm việc văn phòng hoặc lao động nặng nhọc với tư thế sai, khiến cột sống mất đường cong sinh lý, khiến cả cơ thể gập cong về phía trước.
- Những người thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… cũng có thể bị thoái hóa cột sống.
- Nếu chế độ dinh dưỡng không khoa học, thiếu Canxi, Magie, ăn nhiều dầu mỡ... cũng có thể là nguyên nhân gây thoái hóa.
- Tập luyện thể dục, thể thao quá sức khoặc không đúng phương pháp cũng có thể gây thoái hóa cột sống.
4. Triệu chứng thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống thường xảy ra ở vị trí cổ và thắt lưng nên ở mỗi vị trí thoái hóa sẽ có những triệu chứng khác nhau:
4.1. Thoái hóa cột sống cổ
- Nếu thoái hóa cột sống cổ bạn sẽ thấy cổ đau nhức, cứng cổ, khó khăn khi vận động cổ. Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột với mức độ năng, kéo dài trong vài giờ thậm chí vài ngày.
- Triệu chứng đau có thể lan xuống một bên vai hoặc cánh tay. Bạn có thể thấy tê, yếu liệt bả vai, cánh tay, ngón tay thậm chí mất cảm giác đôi bàn tay.
- Nếu bị thoái hóa đốt sống cổ C1 C2 thì sẽ có dấu hiệu nấc ngáp, đau đầu, chóng mặt.
4.2. Thoái hóa cột sống thắt lưng
- Khi bị thoái hóa cột sống thắt lưng bạn sẽ thấy đau thắt lưng âm ỉ kéo dài trong nhiều tuần và cơn đau sẽ tăng lên khi bạn ngồi thời gian dài hay khi thực hiện các tư thế cong, xoay người hoặc nâng vác đồ vật.
- Khi bệnh ở giai đoạn nặng, các cơn đau có thể lan xuống chân, gây tê liệt, yếu chân, gây khó khăn khi di chuyển.
5. Thoái hóa cột sống gây bệnh lý phát sinh nào?
Thoái hóa cột sống có thể dẫn đến bệnh lý khác là gai cột sống và đau dây thần kinh tọa.
- Gai cột sống: Khi thoái hóa cột sống xảy ra sẽ khiến đĩa đệm bị xẹp lún, dây chằng bị chùng giãn. Lúc này cơ thể bạn sẽ tự tăng cường lượng canxi để làm dầy dây chằng theo cơ chế tự điều hòa, canxi sẽ có thể lắng đọng và hình thành gai xương.
- Đau dây thần kinh tọa: Đây là dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể, chạy từ lưng dưới qua mặt sau của 2 chân đến ngón chân. Khi đĩa đệm thoát vị chèn ép sẽ làm đau dây thần kinh tọa.
6. Thoái hóa cột sống nguy hiểm thế nào?
Do thoái hóa cột sống thường xảy ra ở cột sống cổ và cột sống thắt lưng nên khi bị thoái hóa nếu không điều trị có thể gặp một số biến chứng như:
Biến chứng thoái hóa cột sống cổ
- Bạn có thể bị rối loạn cảm giác, liệt một tay hoặc cả hai tay.
- Rối loạn nhịp tim, đau tim đột ngột khi dây thần kinh chi phối hoạt động tim bị chèn ép.
- Thoái hóa đốt sống cổ sẽ làm bạn bị rối loạn tiền đình, gây nên các cơn đau đầu, chóng mặt, chán ăn.
- Rối loạn thần kinh thực vật là một biến chứng có thể gặp do thoái hóa cột sống cổ và có thể dẫn đến tình trạng đại tiểu tiện không kiểm soát.
Biến chứng thoái hóa cột sống thắt lưng
- Thoái hóa cột sống thắt lưng sẽ gây biến dạng cột sống, gù vẹo cột sống nếu thoái hóa không được cải thiện.
- Bạn có thể bị tê liệt, yếu 2 chi và có thể mất dần khả năng vận động.
7. Cách điều trị thoái hóa cột sống hiệu quả
Điều trị nội khoa
Điều trị nội khoa là dùng thuốc để điều trị thoái hóa cột sống, một số loại thuốc thường được dùng trong điều trị bệnh lý này:
- Thuốc giảm đau: Thuốc Paracetamol hoặc Acetaminophen… thường được dùng để giúp giảm đau tức thì.
- Thuốc chống viêm không steroids như Mobic, Celebrex… có thể được dùng dựa trên cơ chế ức chế chọn lọc men đồng dạng COX-2, giảm thiểu tối đa tác dụng phụ trên thận và đường tiêu hóa.
- Các thuốc bôi ngoài da chữa thoái hóa cột sống như Gelden, Profenid gel, Voltaren Emugel… sẽ có tác dụng giảm đau đáng kể và không gây ra tác dụng phụ như dạng uống.
- Thuốc giãn cơ như Mydocalm, Myonal… sẽ giúp giải tỏa sự co cứng cột sống.
- Thuốc chống trầm cảm sẽ được chỉ định cho người bệnh có đau đớn vùng thắt lưng kèm thêm lo âu, trầm cảm như thuốc Amitryptilin, Dogmatil…
- Thuốc tiêm ngoài màng cứng sẽ được bác sĩ dùng cho người bệnh có biểu hiện đau thần kinh tọa do ảnh hưởng đĩa đệm chèn ép các rễ thần kinh tọa, mỗi đợt tiêm 3 mũi cách nhau 5-7 ngày.
Vật lý trị liệu, phục hồi chức năng
Vật lý trị liệu, phục hồi chức năng được áp dụng nhiều trong điều trị thoái hóa cột sống. Các phương pháp thường dùng có nhiệt trị liệu như siêu âm, hồng ngoại, chườm nóng, ngấm suối khoáng, bùn..., hoặc kéo, phong bế khớp gian mỏm, châm cứu, xoa bóp, massage…Kéo giãn cột sống, xông ngải, đốt thuốc ống tre…
Can thiệp ngoại khoa
Bác sĩ cũng có thể chỉ định can thiệp ngoại khoa là phẫu thuật cột sống trong điều trị thoái hóa. Can thiệp này sẽ được chỉ định khi người bệnh có các triệu chứng chèn ép đuôi ngựa, hẹp ống sống nặng, trượt đốt sống độ 3-4, đau cột sống kéo dài trên 6 tháng…
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, lối sống, công việc, tập luyện
Chế độ dinh dưỡng hợp lý đầy đủ các dưỡng chất đặc biệt là dưỡng chất cần cho xương chắc khỏe như Canxi, Vitamin D3, MK7... sẽ giúp việc điều trị thoái hóa cột sống thêm hiệu quả và nhanh chóng. Trong thời gian điều trị bệnh lý này, bạn cũng nên điều chỉnh thói quen làm việc, lối sống và tập luyện thể thao. Tránh ngồi lâu một chỗ, thường xuyên đi lại vận động thay đổi tư thế, tránh mang vác nặng và nên nghỉ ngơi sớm...
Cùng với điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, bạn cũng có thể chọn bổ sung dưỡng chất tốt cho sức khỏe và sự dẻo dai của xương khớp từ viên uống bảo vệ sức khỏe có chứa đầy đủ các dưỡng chất “bổ” xương. Viên uống này sẽ cung cấp cho bạn đủ lượng canxi cơ thể cần hàng ngày mà không lo thừa lo thiếu. Canxi dạng nano nên thẩm thấu nhanh và tăng khả năng hấp thu lên đến 200 lần so với canxi thông thường. Nhờ có vitamin D3 và MK7 mà canxi sẽ được lấy từ ruột vào máu và đưa vào tận xương, giúp xương chắc khỏe, dẻo dai. Ngoài canxi nano, vitamin D3 và MK7 viên uống còn có nhiều thành phần tốt cho cơ thể như Magie, Mangan, Kẽm, Boron, Quercetin... Và để giải phóng các rễ thần kinh, mạch máu bị chèn ép, giảm tê bì và giảm thoái hóa khớp bằng sản phẩm chứa tiền vitamin B1, các vitamin nhóm B, chondroitin, Ginkgo Biloba và cao Blueberry.
8. Cách phòng ngừa thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống là quá trình xảy ra tự nhiên nên không thể ngăn chặn nhưng có thể làm thoái hóa chậm lại bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể dục thường xuyên và thói quen sinh hoạt.
Thay đổi chế độ dinh dưỡng hợp lý
Để phòng ngừa thoái hóa cột sống, bạn cần chế độ dinh dưỡng đủ 4 nhóm chất là chất béo, chất đạm, chất bột đường, vitamin và khoáng chất. Trong đó những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất tốt cho xương khớp như canxi, vitamin D, vitamin K, vitamin C... nên được ăn nhiều. Bạn cũng nên uống đủ lượng nước mỗi ngày từ 1,5l - 2l nước để giúp cho trao đổi chất của cơ thể. Cùng với việc ăn những thực phẩm tốt cho sức khỏe và tránh thoái hóa cột sống thì bạn cũng nên tránh dùng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê...
Thay đổi thói quen sinh hoạt và luyện tập
Nếu công việc của bạn hay phải ngồi thì nhớ nên thay đổi tư thế ngồi, cứ khoảng 60 phút thì nên đứng dậy đi lại để thư giãn xương khớp, cột sống. Bạn cũng nên tập thể dục thường xuyên, chọn bài tập thích hợp với khả năng cơ thể. Tập luyện thường xuyên sẽ giúp tăng cường sức khỏe xương khớp và sự dẻo dai của cột sống.
Để phòng tránh thoái hóa cột sống việc kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý cũng rất quan trọng. Hạn chế những việc nặng nhọc, gây áp lực lên xương cột sống. Giữ cho tâm trạng vui vẻ, hạn chế căng thẳng, stress ... sẽ giúp tránh thoái hóa cột sống đến sớm.
Với mỗi tình trạng thoái hóa cột sống sẽ có những biểu hiện và cách điều trị khác nhau. Để điều trị thoái hóa cột sống hiệu quả và an toàn, bạn nên đi khám khi thấy có những dấu hiệu khác thường để được điều trị đúng cách, kịp thời.
Hãy gọi tới tổng đài 1900.1259 – 0896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được chuyên gia giải đáp trực tiếp mọi thắc mắc liên quan đến tình trạng thoái hóa cột sống.
Có 0 bình luận: