Thế giới dược Vinh Gia
THƯƠNG HIỆU UY TÍN

Loãng xương ở người cao tuổi cần chú ý điều gì

ID: 2016   Ngày đăng:
Lượt đọc: 3802

Loãng xương là căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi nhưng mức độ nặng nhẹ ở mỗi người khác nhau. Tại sao người cao tuổi bị loãng xương, hậu quả của bệnh với sức khỏe và cách điều trị loãng xương thế nào thì không phải ai cũng biết. Bài viết này sẽ chia sẻ với bạn những điều liên quan đến loãng xương ở người cao tuổi và hi vọng sẽ giúp bạn biết cách “đối phó” với “kẻ cắp giấu mặt” này.

Mục lục [ Hiện ]

1. Tại sao người cao tuổi dễ bị loãng xương 

Những lý do chính khiến người cao tuổi dễ bị loãng xương

Mất xương sinh lý do tuổi: Loãng xương xảy ra tự nhiên theo tuổi tác hay còn gọi là mất xương sinh lý theo tuổi mà không phải do nguyên nhân nào khác. Loãng xương xuất hiện ở người cao tuổi là do sự mất cân bằng của quá trình tạo xương và quá trình hủy xương, sự mất cân bằng này thường xuất hiện từ sau tuổi 30. Do đó sức khỏe xương bắt đầu suy giảm.

Tuổi cao dẫn đến lão hóa các cơ quan, làm giảm hấp thu các chất dinh dưỡng đặc biệt là canxi. Thêm vào đó là chế độ dinh dưỡng không đầy đủ và hợp lý, thiếu các dưỡng chất cần cho xương nên nguy cơ loãng xương càng cao ở người cao tuổi.

Do tuổi cao nên ít vận động dẫn đến giảm tái tạo xương: Nhiều người cao tuổi thường hạn chế đi lại, ít ra ngoài trời nên cơ hội tiếp xúc với ánh nắng mặt trời không nhiều làm việc tổng hợp vitamin D từ ánh nắng mặt trời không có. Từ đó làm việc hấp thu canxi không được tối đa, bài tiết canxi tăng nên dẫn đến tình trạng thiếu canxi và loãng xương.

Người cao tuổi có nguy cơ dễ mắc các bệnh lý mãn tính: Các bệnh lý như thận, các bệnh về nội tiết và hậu quả dùng thuốc corticoid kéo dài.

Người thiếu canxi từ trẻ 

Tiền mãn kinh và mãn kinh ở phụ nữ

2. Dấu hiệu bệnh loãng xương ở người cao tuổi

Đau xương

Người cao tuổi có thể bị đau lưng hoặc đau xương khắp cơ thể. Khi áp lực tăng lên thì đau nhiều hơn và thấy khó khăn trong vận động, nặng hơn nữa thì đi đứng cũng thấy khó khăn.

Đau cột sống

Bệnh loãng xương còn có thể gây ra những cơn đau thắt ngang cột sống hoặc lan sang một bên hay hai bên mạn sườn do các rễ thần kinh liên sườn bị kích thích gây đau. Bên cạnh đó, đau cột sống còn kèm theo các triệu chứng khác như co cứng các cơ cột sống gây đau, giật cơ khi thay đổi tư thế. Khi người bệnh nằm yên một chỗ sẽ có cảm giác dễ chịu, ít đau hơn.

Một số triệu chứng loãng xương dễ thấy ở người cao tuổi

Gù vẹo cột sống, giảm chiều cao

Loãng xương nặng có thể làm gù lưng và giảm chiều cao dẫn đến gù vẹo cột sống, biến dạng cột sống và khó khăn trong co duỗi cơ thể. Cột sống ngực co rút có thể ảnh hưởng đến chức năng tim phổi. 

Gãy xương

Loãng xương làm người cao tuổi dễ gãy xương do xương giòn kể cả khi không hoạt động hay có va chạm mạnh.

Các triệu chứng toàn thân

Cùng với các dấu hiệu về xương khớp thì khi bị loãng xương, người cao tuổi còn có thể có cảm giác ớn lạnh, bị chuột rút thường xuyên và đổ mồ hôi bất thường.

3. Loãng xương gây hậu quả gì

Đau nhức

Do thiếu hụt canxi ngày một tăng mà xương xuống cấp, loãng và xốp xương nên các triệu chứng đau rõ rệt. Người bệnh sẽ đau nhức lưng, đau chân tay, các khớp, bại hông, khớp gối, khớp cổ chân, khớp háng, đốt sống thắt lưng… Đau nhức xương và các khớp xương sẽ rõ nhất vào ban đêm.

Mất ngủ

Do những đau nhức xương khớp mà người cao tuổi đã khó ngủ càng khó ngủ hơn dẫn đến mất ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trầm cảm

Đau nhức xương, mất ngủ làm người cao tuổi mệt mỏi dễ trầm cảm.

 Loãng xương gây ra những hậu quả nghiêm trọng nào đối với người già

Gù vẹo cột sống

Do loãng xương mà cột sống có thể bị biến dạng, gù vẹo cột sống.

Gãy xương

Loãng xương dễ dàng dẫn đến tình trạng gãy xương mà không phải do va chạm hay hoạt động mạnh.

Tàn phế

Người cao tuổi dễ gãy xương do những va chạm rất nhẹ hoặc tự nhiên gãy, lúc này việc điều trị sẽ khó khăn, nếu không điều trị đúng cách sẽ có thể dẫn đến tàn phế. 

Tử vong

Gãy xương làm người bệnh đau đớn, mất khả năng vận động, có thể tàn phế, phải sống phụ thuộc vào người khác, thậm chí gia tăng nguy cơ tử vong. Khoảng 30% - 50% trường hợp chết trong vòng một năm sau gãy cổ xương đùi.

4. Điều trị loãng xương ở người cao tuổi

Điều trị không dùng thuốc

Chế độ ăn

Người cao tuổi cần chế độ dinh dưỡng cân bằng và nguồn cung cấp canxi tốt nhất là từ chế độ ăn hàng ngày. Người cao tuổi nên ăn nhiều thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, cá, các loại rau xanh đậm, sữa và chế phẩm từ sữa. Cùng với thực phẩm giàu canxi, người cao tuổi cũng nên ăn thực phẩm chứa nhiều vitamin D như trứng, cá hồi…

Vận động

Vận động bằng cách tập các bài tập thể dục phù hợp sức khỏe và độ tuổi là cách tốt nhất giúp xương chắc khỏe hơn. Mỗi ngày chỉ cần vận động từ 30 – 45 phút.

Điều trị dùng thuốc

Thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau chỉ dùng khi cần thiết, tùy mức độ có thể dùng các loại giảm đau phổ biến như Paracetamol hay dùng Calcitonine vừa có tác dụng ức chế hoạt động của các tế bào hủy xương vừa có tác dụng giảm đau do hiện tượng loãng xương. Nên hạn chế dùng các thuốc kháng viêm giảm đau đặc biệt nhóm thuốc kháng viêm chứa Corticosteroides.

Thuốc làm tăng mật độ xương

Thuốc biphosphonate đang là thuốc được sử dụng nhiều để tăng mật độ xương, được bào chế dạng viên uống hoặc truyền tĩnh mạch. Loại viên uống phổ biến là Fosamax 70mg, uống 1 viên/tuần và loại truyền đóng chai 100ml, truyền 1 lọ/năm. Cơ chế hoạt động của thuốc là ức chế hủy xương, trong khi quá trình tạo xương bình thường, kết quả là tăng mật độ xương. Tuy nhiên với người cao tuổi việc tăng mật độ xương khó khăn hơn vì thế việc điều trị phải kéo dài hàng năm thậm chí liên tục 4 – 5 năm.

Cần lưu ý trước khi điều trị bằng thuốc ức chế hủy xương cần phải cung cấp đầy đủ canxi và vitamin D cho cơ thể. Hay nói cách khác là phải cung cấp đầy đủ nguyên liệu cho quá trình tạo xương. Có thể chọn viên uống có thành phần là Canxi nano, Vitamin D3 và MK7 cùng nhiều dưỡng chất tốt cho xương như Silic, Mangan, Magie, Kẽm… Canxi nano sẽ tan nhanh, tăng lượng hấp thu lên hơn 200 lần so với canxi thông thường, Vitamin D3 giúp lấy canxi từ ruột đưa vào máu và MK7 sẽ đem canxi này đặt vào trong xương, giúp xương chắc khỏe.

5. Phòng ngừa loãng xương cho người cao tuổi

Chế độ ăn uống

Người cao tuổi cần duy trì chế độ ăn uống đầy đủ đa dạng, phù hợp với nhu cầu cơ thể. Người cao tuổi cần đặc biệt quan tâm đến các thành phần khoáng chất, đặc biệt là canxi và protid trong khẩu phần ăn vì ở độ tuổi này, khả năng ăn uống và hấp thu các chất dinh dưỡng và khoáng chất đều bị hạn chế. Trong số các thực phẩm thì sữa là thực phẩm được khuyên dùng cho người cao tuổi. Mỗi ngày người cao tuổi cần từ 500 – 1000ml, bao gồm sữa tươi, sữa chua và sữa bột.

 Phòng ngừa loãng xương cho người già

Chế độ luyện tập

Cùng với chế độ dinh dưỡng, người cao tuổi cần duy trì chế độ sinh hoạt đa dạng đó là vận động thể lực đều đặn, vừa sức, nên tăng cường các hoạt động ngoài trời. Việc vận động thường xuyên không chỉ tốt cho tim mạch, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa… vừa có tác dụng trực tiếp cho hệ thống xương khớp, chống thoái hóa và chống loãng xương do các tế bào sinh xương được tăng cường hoạt động, tăng cường hấp thu canxi và protid.

Điều trị loãng xương đòi hỏi nhiều thời gian và tốn kém, không phải cứ điều trị là khỏi ngay. Vì thế biện pháp điều trị loãng xương tốt nhất là dự phòng loãng xương. Nếu có thể thì nên tối ưu hóa khối lượng đỉnh của xương ngay từ khi còn trẻ, duy trì mật độ xương và giảm mất xương khi về già. Một chế độ dinh dưỡng điều độ, đa dạng, cân đối và hợp lý rất tốt cho phòng loãng xương. Không chỉ ăn các thực phẩm giàu canxi mà cần phải ăn cả thức ăn giàu magie, phốt pho, vitamin D. 

Với nữ giới để đề phòng loãng xương cần bổ sung cả nội tiết tố ở giai đoạn tiền mãn kinh để dự phòng loãng xương và giúp xương chắc khỏe. Sản phẩm nên lựa chọn là EstroG-100 thảo dược, an toàn và hiệu quả với chị em tiền mãn kinh.

Để đảm bảo cung cấp đủ cho cơ thể dưỡng chất cần cho xương là canxi, vitamin D… mà có thể chưa nhận đủ từ chế độ dinh dưỡng, nên bổ sung canxi nano để tăng lượng hấp thu, không lo thừa và gây những tác dụng phụ là táo bón, sỏi thận như khi bổ sung bằng canxi thông thường. Có thể tìm thấy các dưỡng chất này trong cùng 1 viên uống gồm canxi nano, vitamin D3 và MK7. Ba dưỡng chất này sẽ giúp đưa canxi vào đúng chỗ cần là xương và giúp xương chắc khỏe.

Đừng ngần ngại - Hãy gọi: 1900.1259 – 0896.509.509  hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được các chuyên gia tư vấn miễn phí về bệnh loãng xương ở người cao tuổi.

  • TAGS

Bài viết được tham vấn bởi

Bác Sĩ Vũ Văn Lực

Chuyên gia tư vấn

Nguyên bác sĩ bệnh viện Đa khoa Hà Thành II

Tổng quan
0
Viết bình luận

Có 0 bình luận:

  1. Sức khỏe A - Z
  2. Cơ - Xương - Khớp