Thế giới dược Vinh Gia
THƯƠNG HIỆU UY TÍN

Đo loãng xương – bước quan trọng giúp điều trị hiệu quả

ID: 2018   Ngày đăng:
Lượt đọc: 5810

Đo loãng xương là cách chính xác nhất giúp bạn biết mình có bị loãng xương hay không, nguy cơ gãy xương và khả năng thành công trong điều trị loãng xương.

Mục lục [ Hiện ]

1. Thực trạng bệnh loãng xương

Theo IOF, Tổ chức chống loãng xương Quốc tế thì bệnh loãng xương là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong chỉ sau bệnh tim mạch. Trên thế giới, cứ 3 người phụ nữ thì có một người bị loãng xương, trong khi đó tỷ lệ này ở nam giới là 1/5 và có 6,3 triệu trường hợp gãy cổ xương đùi do loãng xương, Châu Á chiếm 51%.

Bệnh loãng xương thường gặp ở những người trên 50 tuổi

Tại Việt Nam, theo số liệu khảo sát bước đầu của viện Dinh Dưỡng, bệnh loãng xương ảnh hưởng tới 1/3 phụ nữ và 1/8 đàn ông trên 50 tuổi. Ước tính có khoảng 2,5 triệu người bị loãng xương và có trên 150.000 trường hợp bị gãy xương do loãng xương.

Trên thế giới, cứ 30 giây thì có một người bị bệnh gãy xương do loãng xương và được dự đoán rằng đến năm 2050 các nước châu Á, trong đó có nước ta sẽ có 50% các trường hợp tàn phế hoặc bị đe dọa đến tính mạng do gãy khớp háng vì loãng xương gây ra.

2. Một số nguyên nhân khiến bạn bị loãng xương

Loãng xương là sự mất cân bằng của hai quá trình tạo xương và hủy xương, xảy ra tình trạng này có thể là do các nguyên nhân sau:

Những nguyên nhân nào khiến bạn bị loãng xương

Vấn đề tuổi tác

Những người già ít hoạt động ngoài trời, nên thiếu ánh nắng không tổng hợp được vitamin D nên thiếu vitamin D rồi những bệnh về chức năng dạ dày, đường ruột, gan, thận và tạo xương suy yếu; xương bị thoái hóa.

Hormone sinh dục nữ giảm

Chị em phụ nữ sau khi mãn kinh do lượng estrogen giảm nhanh nên làm tăng quá trình chuyển canxi từ xương vào máu dẫn đến loãng xương. 

Hormone cận giáp

Do canxi trong thức ăn không đủ để duy trì nồng độ canxi cần thiết trong máu, khi đó hormone cận giáp tiết ra để điều canxi trong xương chuyển ra bổ sung cho máu nhằm duy trì sự ổn định nồng độ canxi trong máu. Tình trạng này kéo dài làm cho kết cấu xương bị thưa loãng.

Thiếu dinh dưỡng

Canxi, phốt pho, magie, axit amin và thiếu các nguyên tố vi lượng cũng góp phần gây loãng xương.

Suy giảm miễn dịch

Đây cũng là nguyên nhân góp phần gây bệnh loãng xương.

3. Cách nhận biết bạn bị loãng xương

Bạn có thể nhận biết bệnh loãng xương qua 3 dấu hiệu sau đây:

Rất dễ dàng để nhận biết các dấu hiệu loãng xương

Gãy xương do một lực rất nhỏ tác động

Nếu bạn bị loãng xương thì không cần những va đập mạnh như đâm xe, ngã xe máy… mà chỉ cần một cú va chạm nhẹ hoặc bị một vật rơi vào người ở một khoảng cách ngắn cũng làm gãy xương. Đây là 1 dấu hiệu của bệnh loãng xương.

Đau xương hoặc khớp không giải thích được

Loãng xương tiến triển từ từ nên mật độ xương giảm dần diễn ra rất chậm, với một số người không có triệu chứng gì. Có nhiều nguyên nhân có thể gây đau xương và khớp nhưng loãng xương cũng có thể là nguyên nhân. Chấn thương xảy ra khi xương không có đủ sức mạnh để hỗ trợ trọng lượng cơ thể của bạn. Bất cứ lúc nào bạn bị đau xương hoặc khớp mà không thể giải thích được nguyên nhân, rất có thể tình trạng này liên quan đến bệnh loãng xương.

Giảm chiều cao hoặc bị gù

Do đĩa đệm giữa các đốt sống trong cột sống bị khô và teo đi nên có thể dẫn đến giảm chiều cao. Khi cột sống có tuổi, cột sống cũng có thể bị cong do mật độ xương giảm dần. Có một số trường hợp người bệnh còn có thể bị gãy xương cột sống nếu không phát hiện kịp thời hoặc gặp các chấn thương ở vùng lưng.

4. Đo mật độ xương – cách chuẩn xác giúp nhận biết loãng xương

Đo mật độ xương BMD, còn gọi là kiểm tra mật độ khoáng xương. Đây là phương pháp dung tia X để đo lường hàm lượng canxi và các khoáng chất khác có trong một đoạn xương. Mật độ xương càng cao thì xương càng chắc khỏe và nguy cơ gãy xương càng thấp. Các phần xương thường được đo nhiều nhất là xương cột sống, xương hông và xương cẳng tay.

Tìm hiểu các phương pháp đo mật độ xương phổ biến hiện nay

Nếu chụp X quang bạn chỉ có thể phát hiện vị trí loãng xương hay gãy xương khi bệnh đã nghiêm trọng. Do đó để biết được nguy cơ có bị loãng xương hay không cần các phương pháp khác chuyên biệt hơn. Đó có thể là các phương pháp như DXA – đo hấp thụ năng lượng tia X kép, SXA – đo hấp thụ tia X năng lượng đơn, DPA – đo hấp thụ Photon kép, SPA – đo hấp thụ Photon đơn, QCT – chụp cắt lớp vi tính định lượng, QUS – siêu âm định lượng. Trong số các xét nghiệm này thì DXA là loại xét nghiệm được sử dụng phổ biến nhất. Tuy nhiên mật độ xương ở mỗi vị trí trên cơ thể là khác nhau nên bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện nhiều hơn 1 xét nghiệm để có kết quả chính xác nhất.

Đo mật độ xương không chỉ để biết bạn có bị loãng xương hay không, nguy cơ gãy xương và khả năng thành công trong điều trị loãng xương, mà còn giúp kiểm tra xem các phương pháp làm tăng mật độ xương bạn đang tiếp nhận có hiệu quả không…

5. Những trường hợp nào cần đo mật độ xương?

Bác sĩ sẽ chỉ định bạn đo mật độ xương khi:

  • Bạn thấy xuất hiện những cơn đau lưng không rõ nguyên nhân.
  • Bạn từng cấy ghép nội tạng.
  • Phụ nữ từ 50 tuổi trở lên và đã qua giai đoạn mãn kinh.
  • Bạn bị gãy xương khi mới hơn 50 tuổi.
  • Chu kỳ kinh nguyệt của bạn dừng bất thường, không đều dù bạn không ở giai đoạn mang thai hoặc mãn kinh.
  • Bạn có sự thay đổi về hormone.
  • Chiều cao của bạn giảm đi khoảng 4cm.
  • Chị em đang ở giai đoạn mãn kinh nhưng tiền sử gia đình bị loãng xương.

6. Đo loãng xương ở bệnh viện nào

6.1. Cơ sở khám chữa bệnh loãng xương uy tín ở Hà Nội

Khoa Cơ xương khớp – Bệnh viện Bạch Mai

Đây là nơi có truyền thống và đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm. Khoa Cơ Xương Khớp - Bệnh viện Bạch Mai là lựa chọn hàng đầu đối với bệnh nhân thăm khám và điều trị nội khoa Cơ Xương Khớp cũng như loãng xương.

Địa chỉ: 78 - Giải Phóng - Hà Nội

Khoa Cơ xương khớp – Bệnh viện E

Khoa Cơ xương khớp Bệnh viện E cũng là một địa chỉ uy tín về thăm khám, điều trị loãng xương ở Hà Nội.

Địa chỉ: 89 - Trần Cung - Hà Nội

Bệnh viện Quốc tế Vinmec

Không chỉ có đội ngũ y bác sĩ có kinh nghiệm và chuyên gia đầu ngành mà còn có hệ thống trang thiết bị chẩn đoán đầy đủ, hiện đại, đồng bộ bậc nhất tại Việt Nam như: Máy loãng xương, X. Quang kỹ thuật số, Máy cắt lớp, Máy chụp cổng hưởng từ.

Địa chỉ: 458 - Minh Khai - Hai Bà Trưng - Hà Nội

Bệnh viện Đa khoa Đông Đô

Chuyên khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Đông Đô do bác sĩ do Phó Giáo sư - Tiến sĩ Vũ Thị Thanh Thủy - Nguyên trưởng khoa Cơ Xương khớp - Bệnh viện Bạch Mai trực tiếp phụ trách và thăm khám cho bệnh nhân Loãng xương. Khi đến đây người bệnh sẽ được đo mật độ xương bằng máy đo dùng tia X năng lượng kép (DEXA), được coi là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán và điều trị Loãng xương.

Địa chỉ: Số 5, phố Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội

Phòng khám Đa khoa Vietlife

Vietlife là phòng khám đa khoa lớn, uy tín, hiện đại và trang thiết bị chẩn đoán đồng bộ hàng đầu tại Hà Nội.

Địa chỉ: 14 Trần Bình Trọng - Hoàn Kiếm - Hà Nội

6.2. Cơ sở khám chữa bệnh loãng xương uy tín ở TP. HCM

Bệnh viện Nhân dân 115

Đây là viện đa khoa hạng 1, là nơi khám và điều trị các bệnh về hệ cơ xương khớp như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, gút, loãng xương, và các bệnh tự miễn như lupus và xơ cứng bì…

Địa chỉ: Số 527 Sư Vạn Hạnh, phường 12, quận 10, TP HCM

Bệnh viện Chợ Rẫy

Khoa Cơ xương khớp là một trong những thế mạnh của bệnh viện, được chia thành Nội Cơ xương khớp và Chấn thương chỉnh hình.

Địa chỉ: Số 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TP HCM

Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM

Đây là bệnh viện (bệnh viện đại học) tuyến Trung ương, một trong những bệnh viện hàng đầu tại khu vực phía Nam, được nhiều bệnh nhân tin tưởng và đánh giá cao. Bệnh viện có thế mạnh về Cơ xương khớp, đặc biệt là Nội Cơ xương khớp.

Cơ sở 1: Số 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TP HCM

Cơ sở 2: Số 201 Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TP HCM

Cơ sở 3: Số 221B Hoàng Văn Thụ, phường 8, quận Phú Nhuận, TP HCM

Phòng khám Vietlife MRI - Sư Vạn Hạnh

Phòng khám đa khoa Vietlife tập trung đầu tư phát triển thế mạnh về các bệnh lý Cơ xương khớp và Cột sống. Có thể nói đây là một trong những cơ sở y tế ngoài công lập uy tín hàng đầu trong lĩnh vực thăm khám và điều trị các bệnh về Cơ xương khớp.

Địa chỉ: Số 583 Sư Vạn Hạnh, phường 13, quận 10, TP HCM

Phòng khám Quốc tế Exson

Chuyên khoa Cơ xương khớp là một trong những chuyên khoa thế mạnh của Phòng khám Exson, thăm khám, chẩn đoán và điều trị hiệu quả các bệnh lý Cơ xương khớp thường gặp. Phòng khám đầu tư máy móc, trang thiết bị tiên tiến nhất, được vận hành bởi đội ngũ chuyên gia nhiều kinh nghiệm là một địa chỉ tin cậy để điều trị các bệnh về xương khớp.  

Địa chỉ: 722 sư Vạn Hạnh, phường 12, quận 10, TP HCM

7. Cách đọc kết quả đo mật độ xương

Sau khi đo mật độ xương, bạn sẽ nhận được chỉ số T (T-score). Chỉ số T cho biết mật độ xương của bạn khi so với chỉ số tiêu chuẩn của những người khỏe mạnh trong độ tuổi 30.

  • Nếu kết quả từ -1 đến +1 thì là bình thường; từ -1 đến -2.5 là bạn có mật độ xương thấp nhưng chưa tới mức bị loãng xương. Bác sĩ sẽ khuyên bạn cân nhắc nên mua thuốc ngăn ngừa loãng xương để làm chậm quá trình mất xương và giảm thiểu nguy cơ bị loãng xương trong tương lai. Đồng thời sẽ yêu cầu bạn duy trì các thói quen lành mạnh như ăn các loại thực phẩm giàu canxi và vitamin D, kết hợp tập các môn rèn luyện sức bền như đi bộ, chạy bộ hay khiêu vũ. Bạn cũng có thể hỗ trợ bổ sung từ thực phẩm bảo vệ sức khỏe có Canxi nano, Vitamin D3, MK7 và nhiều dưỡng chất tốt cho xương.
  • Nếu kết quả từ -2.5 trở xuống thì có nghĩa bạn đã bị loãng xương. Trong trường hợp này, bạn nhất định phải uống thuốc. Một vài loại thuốc có thể giúp làm chậm hay thậm chí đảo ngược tiến trình loãng xương. Theo lời khuyên của các bác sĩ, bạn nên đo mật độ xương định kỳ hàng năm để kiểm tra diễn tiến bệnh.

Bạn cũng sẽ nhận được chỉ số Z (Z-score) khi thực hiện kiểm tra mật độ xương. Chỉ số Z cho biết mật độ xương của bạn khi so với chỉ số tiêu chuẩn của những người cùng tuổi. Hai chỉ số T và Z có thể hoán đổi cho nhau. 

Tuy nhiên, không chỉ số nào có thể dự đoán được nguy cơ bị gãy xương trừ phi bạn biết chính xác độ tuổi là bao nhiêu. Chỉ số T và Z có thể hoán đổi được cho nhau nên đều có khả năng dự đoán nguy cơ bị gãy xương.

8. Những quan niệm sai lầm về loãng xương

Nếu xương của tôi yếu đi, tôi có thể cảm nhận được

Đây là một trong những nhầm lẫn phổ biến, cách suy nghĩ của nhiều người dẫn đến việc chủ quan không đi tầm soát của người bị loãng xương. Loãng xương là một căn bệnh thầm lặng, thường phát triển mà không có bất kỳ triệu chứng hoặc đau đớn nào, và người bị loãng xương thường không thể tự phát hiện cho đến khi xương yếu đi và gãy khi có va chạm nhẹ như vấp ngã, bị vật nặng rơi trúng… Khoảng 25% bệnh nhân bị gãy xương hông không vượt qua được 6-12 tháng đầu tiên. Chính vì vậy, ngăn ngừa gãy xương là ưu tiên hàng đầu của các bác sĩ trong điều trị loãng xương. 

Bổ sung đủ canxi và vitamin D sẽ giúp tôi bảo vệ tốt xương của mình

Việc bổ sung Canxi và vitamin D là rất cần thiết nhưng chỉ giúp giảm 16% nguy cơ gãy xương. Để bảo vệ xương tốt còn cần đến chế độ dinh dưỡng, luyện tập và phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn. Ngoài ra nó cũng chịu ảnh hưởng của các bệnh mạn tính nữa, vì việc sử dụng các loại thuốc có tác động lớn đến nguy cơ loãng xương của mỗi người. Sử dụng các loại thuốc kháng acid (PROTONIX, PRILOSEC, ZANTAC) sẽ làm tăng nguy cơ gãy xương lên 60% sau 4 năm sử dụng. 

Loãng xương là căn bệnh của tuổi già

Loãng xương và gãy xương thường xuất hiện ở người lớn tuổi, nhưng tuổi tác chỉ là một trong nhiều yếu tố nguy cơ gây loãng xương. Hiện nay số người trẻ tuổi mắc loãng xương cũng tăng cao. Nguyên nhân là do lối sống, các bạn gái ra đường che chắn quá kỹ nên không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, hay thói quen ăn kiêng giảm cân, rồi các yếu tố như chế độ dinh dưỡng, tập luyện, bệnh tật, sử dụng thuốc, yếu tố di truyền, việc sử dụng thuốc lá, quá nhiều caffein, đồ uống có cồn cũng tăng nguy cơ loãng xương ở người trẻ tuổi.

Đàn ông không bị loãng xương

Mặc dù phụ nữ có nguy cơ loãng xương cao hơn nhiều so với nam giới, tỉ lệ mắc loãng xương ở nam giới vẫn chiếm 20% số bệnh nhân loãng xương nghĩa là cứ 5 bệnh nhân loãng xương có 1 nam giới. Do đó đàn ông cũng không nên chủ quan với bệnh lý này.

Ai cũng có thể bị gãy xương do loãng xương

Xương chỉ bị gãy khi té ngã

Đa phần nguyên nhân gây gãy xương đều do va chạm hay té ngã nhưng vẫn có những trường hợp, xương quá yếu nên có thể tự gãy, hay còn gọi là gãy xương tự phát. Bạn chỉ cần tựa lưng vào bề mặt cứng hơi quá sức cũng có thể gây gãy xương, hoặc đơn giản việc đi bộ cũng có thể làm xương gãy.

Loãng xương là căn bệnh ai cũng có thể mắc do đó để không phải điều trị loãng xương, bạn nên dự phòng loãng xương ngay từ sớm. Cách tốt nhất để phòng ngừa loãng xương là duy trì chế độ ăn lành mạnh. Ngoài sữa chuyên dụng cho người bệnh loãng xương thì sữa chua, pho-mát, trứng, rau quả cũng là thức ăn có thể bổ sung canxi. Bạn nên ăn những loại hải sản như tôm cua, ghẹ, ốc. Các loại tép hoặc cá bé về chế biến thành thức ăn để ăn luôn cả con. Một loại thức ăn giàu canxi khác chính là cua đồng xay nhuyễn nấu canh.

Ngoài thực phẩm, để ngừa bệnh loãng xương, bạn nên tập vận động dài thời gian, phù hợp với lứa tuổi. Không nên tập quá sức mà chỉ cần đi bộ nhẹ nhàng, tránh đi tập quá sớm vì thời gian này dành để ngủ. Ngoài ra, bạn cũng nên phơi nắng 30 phút mỗi ngày để cơ thể có thể tổng hợp vitamin D từ ánh nắng mặt trời.

Chế độ dinh dưỡng có thể chưa cung cấp đủ canxi cơ thể cần khoảng 1000mg/ngày, bạn có thể chọn viên uống có canxi nano để cung cấp đủ lượng canxi cơ thể cần. Viên uống này còn có vitamin D3 giúp hấp thu canxi tối đa, MK7 giúp vận chuyển canxi vào tận trong xương và nhiều dưỡng chất khác như Mangan, Magie, Silic, Kẽm, Quecetin… Với những thói quen sinh hoạt tốt và chế độ dinh dưỡng hợp lý, bạn sẽ không phải lo lắng loãng xương sớm ghé thăm.

Hãy gọi: 1900.1259 – 0896.509.509  hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được các chuyên gia tư vấn chi tiết hơn về cách đo mật độ xương và hỗ trợ điều trị loãng xương hiệu quả.

  • TAGS

Bài viết được tham vấn bởi

Bác Sĩ Vũ Văn Lực

Chuyên gia tư vấn

Nguyên bác sĩ bệnh viện Đa khoa Hà Thành II

Tổng quan
0
Viết bình luận

Có 0 bình luận:

  1. Sức khỏe A - Z
  2. Cơ - Xương - Khớp