Thế giới dược Vinh Gia
THƯƠNG HIỆU UY TÍN

Điều trị bệnh loãng xương, như thế nào cho đúng

ID: 2017   Ngày đăng:
Lượt đọc: 5853

Loãng xương là bệnh không thể điều trị khỏi hoàn toàn, và không phải ai cũng biết cách điều trị thế nào cho đúng. Việc điều trị sai cách không những không cải thiện được tình trạng bệnh mà còn khiến tốc độ loãng xương nhanh hơn. Do đó để điều trị bệnh loãng xương bạn cần phải hiểu về bệnh lý này để biết điều trị đúng cách và hiệu quả nhất.

Mục lục [ Hiện ]

1. Loãng xương và hậu quả khôn lường

Loãng xương là gì?

Loãng xương còn gọi là bệnh giòn xương hoặc xốp xương, là hiện tượng xương liên tục mỏng dần và mật độ chất trong xương ngày càng thưa dần, khiến xương giòn hơn, dễ tổn thương và dễ bị gãy dù chỉ bị chấn thương nhẹ.

Gãy xương là hậu quả xấu nhất mà người bệnh loãng xương phải chịu

Hậu quả khôn lường khi bị loãng xương

Bệnh loãng xương thường không có dấu hiệu hay triệu chứng rõ rệt mà diễn tiến âm thầm, không gây đau đớn cho bạn. Ở giai đoạn đầu của bệnh có thể bạn sẽ cảm thấy một số dấu hiệu như mệt mỏi, ăn uống kém, nhức xương không thường xuyên. Càng về sau, sự thiếu hụt canxi càng gia tăng làm cho xương xuống cấp nghiêm trọng do xương bị loãng, xốp xương thì các triệu chứng đau nhức xương rõ rệt hơn. Bạn sẽ thấy đau lưng, đau các khớp chân, tay và mỏi bại hông, đặc biệt là các khớp xương chịu lực mạnh như xương sống, khớp gối, khớp cổ chân, cổ tay, ngón tay, bàn tay.  Với các xương dài như xương đùi, xương cẳng chân, xương cánh tay, cẳng tay, đốt sống thắt lưng sẽ dễ dàng bị gãy xương do bị ngã, vấp, chấn thương, tai nạn. Đau nhức xương và các khớp xương thường rõ nhất vào ban đêm. Ngoài đau nhức xương, mệt mỏi, bạn có thể sẽ thấy một số triệu chứng khác như chuột rút.

Khi bạn bị bệnh loãng xương nhưng không được phát hiện hoặc phát hiện rồi nhưng điều trị không đúng cách thì hậu quả xấu nhất bạn sẽ gặp là rạn xương, nứt vỡ hoặc gãy xương.

Trên thế giới, cứ 30 giây thì có một người bị bệnh gãy xương do loãng xương và được dự đoán rằng đến năm 2050 các nước châu Á, trong đó có nước ta sẽ có 50% các trường hợp tàn phế hoặc bị đe dọa đến tính mạng do gãy khớp háng vì loãng xương gây ra. 

Nếu bạn bị loãng xương, không may mà bị ngã, gập chân, trượt chân..., thì sẽ xuất hiện gãy, lún cột sống, gãy cổ xương đùi, xương cẳng chân, xương cẳng tay. Loãng xương xảy ra trên toàn cơ thể nhưng với những phần xương chịu lực tác động nhiều nhất sẽ để lại hậu quả nặng nề hơn. Do đó mà trong thực tế các trường hợp gãy cổ xương đùi, gãy cổ tay, gãy khớp háng chiếm tỷ lệ cao nhất trong bệnh lý loãng xương. Theo thống kê ở các nước phát triển có đến 20% người có tuổi bị gãy cổ xương đùi sẽ tử vong trong vòng 6 tháng đầu vì các biến chứng do nằm lâu, mất khả năng vận động. 

2. Loãng xương có chữa được không?

Loãng xương là “kẻ cắp âm thầm” nên chỉ khi bạn thấy mệt mỏi, đau nhức trong xương hay nứt rạn xương do va đập hoăc có nguy cơ gãy xương thì bạn mới biết bị loãng xương. 

Theo các chuyên gia, loãng xương không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng bạn có thể cải thiện dần nhờ chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt, chế độ vận động kết hợp với sử dụng thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe… Khi bạn làm tốt những việc này sẽ giúp tăng khối lượng xương, làm chậm quá trình hủy xương, nhờ đó giảm các triệu chứng đau nhức và ngăn ngừa nguy cơ gãy xương. 

3. Trị từ triệu chứng bệnh loãng xương

Điều trị bệnh loãng xương bằng biện pháp tây y

Thuốc điều trị loãng xương được chia thành hai nhóm, đó là nhóm chống quá trình hủy xương và nhóm thuốc tăng quá trình tạo xương. Trên thực tế, hầu hết các loại thuốc đang sử dụng đều thuộc nhóm chống hủy xương và thuốc alendronate + vitamin D (fosamax plus) là một loại thuốc rất phổ biến thuộc nhóm chống hủy xương. 

Thuốc được khuyến cáo dùng liên tục trong ít nhất 3 năm và kéo dài tối đa 5 năm, nếu không có các chống chỉ định hoặc tác dụng phụ cần ngưng thuốc như suy thận, viêm thực quản đang tiến triển, hoại tử xương hàm, bệnh lý tim mạch nặng,....

Việc dùng thuốc liên tục giúp cho hiệu quả bảo vệ xương được đầy đủ. Nếu bạn uống thuốc không đều, uống cách khoảng sẽ làm giảm tác dụng của thuốc khá nhiều. Thậm chí trong một số nghiên cứu đã chứng minh khi bạn bỏ liều cách khoảng thì 50% hiệu quả bảo vệ xương chỉ còn 10%. 

Bạn sẽ được thăm khám định kỳ để đánh giá tình hình. Sau 5 năm điều trị, bác sĩ sẽ khám lại và đánh giá xem có nên tiếp tục dùng thuốc hay ngừng dùng hoặc thay cách điều trị. Điều trị bằng thuốc tây có thể có những tác dụng phụ như nuốt khó, viêm thực quản, viêm dạ dày…

Điều trị bệnh loãng xương bằng đông y 

Xoa bóp bấm huyệt

Đây là cách điều trị loãng xương khá thích hợp nếu bạn bị loãng xương có các triệu chứng đau mỏi, sưng, nóng, đỏ, hoặc không sưng nhưng đau âm ỉ. Các ống xương tê buốt khi đi lại hay vặn mình là đau… thì xoa bóp bấm huyệt sẽ thích hợp.

Tùy vào vị trí đau mà nên áp dụng bài xoa bóp bấm huyệt nào. Xoa bóp hai cánh tay mỗi ngày 2 lần mỗi lần 20 phút. Dùng tay này bóp cánh tay kia, chuyển tay xoa bóp đến khi cánh tay nóng lên thì dùng ngón tay cái bấm vào huyệt ở giữa khuỷu tay 10 lần rồi ray nhẹ rồi chuyển sang huyệt hợp cốc, giữa ngón 1 và ngón 2 lên 2cm. Bấm sau vào huyệt này rồi lại thôi cho khí huyết lưu thông.

Nếu muốn xoa bóp vùng lưng thì đứng thẳng người dung hai bàn tay xoa vào huyệt thận du ở ngang thắt lưng, vỗ 20 lần, sau đó xoa cho ấm chân thận rồi vỗ tiếp xuống 2 bên mông và 2 đùi, vỗ lên vỗ xuống cho khỏi tê, đau, mỏi.

Sử dụng bài thuốc đông y

Bài thuốc đông y chữa loãng xương gồm các thành phần là quế chi, rễ lá lốt, thiên niên kiện mỗi thứ 8g, ý dĩ, tỳ giải, kê huyết đằng, trần bì, xấu hổ mỗi thứ 16g, cpr xước 12g. Cho tất cả vào sắc với 600ml nước cho đến khi còn 300ml nước thì chắt ra uống ngày 3 lần. Một thang thuốc uống 2 ngày trong vòng 1 tháng sẽ thấy hiệu quả giảm đau, ăn ngủ được và vận động dễ dàng.

Những cây thuốc chữa bệnh loãng xương

Điều trị loãng xương ở nhà bằng những cây thuốc đông y

Bạn có thể tìm những cây thuốc đông y này để chủ động điều trị loãng xương ở nhà.

Cỏ xước: Cỏ xước còn có tên gọi khác là Nam Ngưu Tất, bộ phận được dùng làm thuốc chủ yếu là rễ. Theo y học cổ truyền, cỏ xước vị chua đắng, tính mát, được sử dụng để chữa các chứng đau lưng, nhức xương, viêm khớp, sưng đầu gối, ứ huyết trong tử cung, kinh nguyệt không đều…

Trà xanh: Theo các nghiên cứu khoa học, trong trà xanh có chứa một lượng lớn hoạt chất EGCG có công dụng giảm sưng, tiêu viêm, ngăn ngừa quá trình phá hủy sụn khớp. Người bệnh xương khớp sử dụng trà xanh giúp phóng thích các tế bào bạch cầu bên trong cơ thể nên có thể hỗ trợ làm giảm các chứng đau nhức xương khớp hiệu quả.

Thiên niên kiện: Đây cũng là một trong những cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp. Thảo dược này có vị cay, đắng, tính ấm, mùi thơm có tác dụng bổ gân cốt, khử phong thấp, chống tiêu nhũng. Thiên niên kiện thường được sử dụng để chữa thấp khớp, đau nhức xương khớp hoặc làm thuốc kích thích tiêu hóa…

Huyết đắng: Huyết đắng có vị đắng chát, tính bình có công dụng hoạt huyết, khu phong, thanh nhiệt giải độc. Ngoài ra còn có tác dụng thư cân hoạt lạc giúp chữa các chứng đau nhức xương khớp, đau mỏi đầu gối, gân cốt tê dại. 

Ngải cứu: Theo Đông y, ngải cứu vị đắng, tính ấm có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, điều hòa khí huyết. Ngải cứu là vị thuốc chủ trị trong các bài thuốc chữa các bệnh đau nhức do xương khớp gây ra. Ngải cứu có thể sử dụng bằng nhiều cách như sắc nước uống, đắp lên vùng đau nhức hoặc hơ điếu ngải…

Lá lốt: Đây là một trong số các loại cây thuốc nam chữa bệnh xương khớp dễ gặp, dễ sử dụng. Lá lốt vị cay, tính ấm, mùi thơm có tác dụng ôn trung, tán hàn, chỉ thống hạ khí. Được sử dụng nhiều để hỗ trợ chữa các bệnh phong hàn thấp, đau lưng, tê bại, tê thấp, đau gấp ngang lưng…

Những lưu ý khi chữa triệu chứng loãng xương

  • Chỉ sử dụng thuốc giảm đau khi cần 
  • Khi thấy cơ thể đau nhức nhiều người có thói quen uống thuốc giảm đau hoặc luôn có sẵn thuốc giảm đau ở nhà để sử dụng mà không biết thuốc giảm đau chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời mà không hề có tác dụng điều trị bệnh. 
  • Các bác sĩ khuyến cáo bạn không nên lạm dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài. Thói quen này sẽ dẫn đến tình trạng nhờn thuốc. Thêm vào đó là thuốc giảm đau còn có thể gây ảnh hưởng đến nội tạng, gan, thận của bạn.
  • Vì thế thuốc giảm đau chỉ nên sử dụng khi cần thiết. Đối với những người bị loãng xương, có thể sử dụng một số loại thuốc vừa có tác dụng ức chế quá trình hủy xương vừa giúp giảm đau. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết và có chỉ định của bác sĩ, bởi thuốc có nhiều tác dụng phụ và không nên dùng kéo dài.

4. Điều trị căn nguyên bệnh loãng xương

Kiên trì tập luyện đều đặn một môn thể thao

Trong suy nghĩ của nhiều người, nếu bị loãng xương thì nên hạn chế vận động. Đây là quan niệm sai lầm bởi theo các chuyên gia thì những người bị loãng xương vẫn nên tập thể dục. Nếu bạn ít vận động sẽ làm tăng độ loãng của xương. Nhưng nếu tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm tốc độ mất xương.

Hầu hết nguyên nhân gây gãy xương xảy ra là do người bệnh bị té ngã. Bởi vậy, tập thể dục có thể giúp tăng sức mạnh cơ bắp và cải thiện sự cân bằng, từ đó giúp giảm nguy cơ té ngã cho bạn. Tập thể dục cũng có thể làm giảm nguy cơ nứt gãy do loãng xương bằng cách làm chậm tốc độ mất xương.

Việc rèn luyện thường xuyên bằng một môn thể thao không chỉ tốt cho người loãng xương mà còn có lợi ích giúp ngăn ngừa loãng xương. Luyện tập làm giảm nhu cầu của một số loại thuốc có thể góp phần vào nguy cơ ngã, và quản lý tốt hơn các vấn đề sức khỏe khác.

Nên tập luyện nhẹ mỗi ngày để giúp cho xương chắc khỏe

Bổ sung các dưỡng chất thiết yếu

Loãng xương là tình trạng hủy xương nhanh hơn tạo xương nên khi bị loãng xương bạn cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cần cho xương là Canxi nano, Vitamin D3, Vitamin K2 (MK7), chất béo… Bạn có thể chọn cách bổ sung những dưỡng chất này bằng thực phẩm. 

  • Bạn dễ dàng tìm thấy Canxi trong các thực phẩm như rau lá xanh đậm, hải sản, sữa và các chế phẩm từ sữa. Canxi cần cho cấu tạo xương và giúp xương chắc khỏe. Nếu cơ thể được cung cấp đủ Canxi, xương sẽ chắc khỏe và trở nên cứng cáp, khó gãy rạn hơn.
  • Khi đã bổ sung canxi rồi bạn cần vitamin D để giúp chuyển hóa canxi vào cơ thể. Nhờ vitamin D mà cơ thể sẽ hấp thu canxi tối đa. Thực phẩm nhiều vitamin D là cá hồi, cá trích, hàu, nấm, lòng đỏ trứng gà.
  • Ngoài vitamin D, vitamin C, E thì cơ thể còn cần vitamin K. Bạn có thể tìm thấy vitamin này trong các loại rau lá xanh đậm như bông cải xanh, cải bó xôi, các loại hạt…
  • Chất béo cũng là dưỡng chất bạn cần khi bị loãng xương. Bạn cần chất béo có lợi để chống lại sự ôxy hóa của cơ thể, bảo vệ hệ tim mạch và ngăn ngừa gan nhiễm mỡ. Chất béo có lợi có nhiều từ các loại hạt, trong cá biển và một số hải sản. Chất béo từ thực phẩm này khác và tốt hơn so với dầu mỡ và chất béo từ thịt mà bạn vẫn ăn hàng ngày.

Đừng ngần ngại - Hãy gọi: 1900.1259 – 0896.509.509  hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được các chuyên gia tư vấn miễn phí về cách hỗ trợ điều trị loãng xương hiệu quả.

  • TAGS

Bài viết được tham vấn bởi

Bác Sĩ Vũ Văn Lực

Chuyên gia tư vấn

Nguyên bác sĩ bệnh viện Đa khoa Hà Thành II

Tổng quan
0
Viết bình luận

Có 0 bình luận:

  1. Sức khỏe A - Z
  2. Cơ - Xương - Khớp