Những bài tập chữa thoái hóa đốt sống cổ dưới đây rất đơn giản, dễ thực hiện sẽ góp phần giúp bệnh thoái hóa đốt sống cổ chuyển biến, giảm đau và giúp quá trình điều trị thêm hiệu quả.
1. Các bài tập hỗ trợ chữa trị thoái hóa đốt sống cổ
Bài tập gập cổ
Để thực hiện bài tập này, người bệnh đứng thẳng hai chân rộng bằng vai, mười ngón tay đan vào nhau, lòng bàn tay hướng lên trên ép chặt trước bụng, cổ gập về phía trước. Cố gắng để cằm chạm vào phần ngực. Sau đó người bệnh úp lòng bàn tay xuống dưới, hai tay duỗi thẳng, ngửa đầu ra sau từ 3-5s. Thực hiện bài tập này mỗi ngày từ 3-5 lần.
Bài tập xoay cổ
Người bệnh có thể thực hiện bài tập này khi cảm thấy mỏi cổ do đứng hoặc ngồi quá lâu. Đầu tiên là ngồi thư giãn, cúi thấp cổ, cố gắng đến khi cổ chạm cằm và giữ lưng thẳng. Tiếp theo, người bệnh nghiêng cổ gập vào bả vai trái, tiếp tục nghiêng cổ gập vào bả vai phải, rồi ngửa cổ ra sau, mắt hướng lên trần nhà. Thực hiện các động tác này khoảng 2 lần, giữ 5 giây đối với mỗi tư thế và khi cảm thấy căng cơ cổ thì dừng lại.
Bài tập lực cân bằng
Người bệnh đặt 2 tay phía trước trán, tạo thành lực đẩy đầu về phía sau. Đồng thời, đầu và cổ cũng tạo 1 lực cân bằng chống lại lực của tay, giữ đầu ở vị trí thẳng đứng rồi giữ tư thế này trong 10 giây đến khi thấy mỏi khớp cổ thì từ từ hạ tay xuống và dừng lại. Người bệnh nên thực hiện bài tập này 5 lần.
Bài tập thả lỏng cơ cổ
Đây là bài tập người bệnh có thể thực hiện nhiều lần trong ngày khi cảm thấy mỏi cổ. Bài tập sử dụng ngón trỏ và 3 ngón còn lại miết nhẹ từ chân tóc đến khu vực cổ, hai vai gáy và ngược lại. Thực hiện liên tục trong khoảng 2-3 phút với lực tay vừa phải nhằm giúp các cơ và khớp cổ được thả lỏng.
Bài tập kéo giãn 2 bên cột sống cổ
Người bệnh đứng hoặc ngồi thẳng, mắt hướng thẳng về phía trước. Nghiêng đầu về phía vai phải và đặt tay phải lên bên trái đầu, dùng lực tay kéo đầu từ từ nhẹ nhàng sao cho các cơ cổ bên trái cảm thấy căng. Giữ tư thế 30 giây, thực hiện cho cả hai bên phải trái, lặp lại 3 lần.
2. Bài tập kết hợp cổ – vai chữa thoái hóa đốt sống cổ
Bài tập tăng cường vùng cổ – bả vai
Người bệnh là nhân viên văn phòng hoặc những người hay sử dụng di động thường có thói quen đổ người về phía trước khiến phần cổ vai bị gồ và vai thì tập bài tập này rất thích hợp sẽ giúp cải thiện tư thế cột sống, tăng cường cơ khớp bả vai.
Cách thực hiện: Ép 2 vai hướng vào nhau, ngửa cổ lên, giữ 5 giây thả lỏng và lặp lại các động tác 10 lần.
Bài tập giảm mỏi cứng cổ
Khi thực hiện bài tập này người bệnh sẽ thấy thấy độ căng ở bả vai.
Cách thực hiện: Xoay chậm bả vai về phía trước, lên trên rồi ra sau và xuống dưới và trở về vị trí ban đầu.
Bài tập tăng cường sự dẻo dai ở cổ – vai
Cách thực hiện: Để thực hiện bài tập này người bệnh nên nằm sấp xuống, đầu có thể gối lên khăn hoặc gối mỏng.
- Bài tập 1: Hai tay vươn về phía trước, ngón tay hướng lên cao, giữ tư thế này trong 5 giây, thực hiện 10 lần.
- Bài tập 2: Giữ nguyên tư thế chuẩn bị, mở rộng 2 vai, hướng cánh tay sang 2 bên tạo thành hình chữ V. Sau đó nâng vai và tay lên, ngón tay hướng lên trên, giữ tư thế này trong 5 giây và lặp lại 10 lần.
- Bài tập 3: Người bệnh nằm sấp, hai tay để thẳng 2 bên, nâng cánh tay lên, ngón tay hướng lên giữ trong 10 giây và lặp lại 10 lần.
- Bài tập 4: Hai tay để xuôi dọc theo cơ thể, sau đó nâng vùng tay và ngực lên, giữ 5 giây và lặp lại 10 lần.
3. Tập các bài tập thoái hóa đốt sống cổ cần lưu ý gì?
Vai trò của các bài tập thoái hóa đốt sống cổ được đánh giá cao trong hỗ trợ điều trị và làm chậm diễn tiến của bệnh. Tuy nhiên để các bài tập phát huy tác dụng và tránh các rủi ro, chấn thương không mong muốn, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề:
- Trước khi tập người bệnh nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế. Tùy vào tình trạng bệnh, mức độ thoái hóa sẽ hướng dẫn người bệnh nên chọn bài tập nào.
- Người bệnh nên thực hiện các bài tập với động tác nhẹ nhàng, từ từ, chính xác đề phòng chóng mặt do thay đổi tư thế đột ngột và không bị đau do tập quá.
- Trong thời gian luyện tập người bệnh nên theo dõi các dấu hiệu, xem bài tập có gây đau không, nếu đau thì nên dừng bài tập và hỏi ý kiến bác sĩ.
- Người bệnh nên tránh các tư thế không tốt cho cổ, gây áp lực đến đốt sống cổ.
Cùng với việc tập các bài tập này người bệnh có thể kết hợp các biện pháp xoa bóp, massage và bổ sung sản phẩm có chứa Canxi nano, vitamin D3 và MK7 cùng nhiều dưỡng chất như Mangan, Magie, Silic... Sản phẩm này sẽ giúp cột sống khỏe mạnh, giảm lực đè lên vị trí bị chèn ép và ngăn ngừa thoái hóa. Nếu thoái hóa có kèm chèn ép rễ thần kinh thì người bệnh có thể sử dụng đồng thời sản phẩm có chứa tiền vitamin B1, các vitamin nhóm B, Chondroitin, Ginkgo Biloba và cao Blueberry để giúp giải phóng các rễ thần kinh và mạch máu bị chèn ép, giảm tê bì và giảm thoái hóa khớp.
Hãy gọi tới tổng đài 1900.1259 – 0896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được chuyên gia giải đáp trực tiếp xung quanh các bài tập chữa thoái hóa đốt sống cổ.
Có 0 bình luận: