Các bài tập chữa thoái hóa cột sống có tác dụng tích cực trong hỗ trợ điều trị bệnh lý này. Người bệnh thoái hóa cột sống có thể tham khảo các bài tập dưới đây để giảm đau, giãn cơ giúp cột sống chóng bình phục.
1. Một số bài tập dành cho bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng
Nhiều người vẫn nghĩ người thoái cột sống thắt lưng nên hạn chế vận động nhưng trên thực tế người bệnh nên tập thể dục đều đặn, đặc biệt là các bài tập thể dục được chuyên gia gợi ý dưới đây.
Kéo giãn cơ lưng bên chân co
Người bệnh nằm ngửa trên giường hoặc thảm tập, một chân duỗi thẳng, ngóc bàn chân lên và ấn gan chân xuống mặt giường, chân còn lại co gối, đan hai tay kéo sát gối về hướng ngực, đồng thời hít vào. Sau đó duỗi thẳng chân trở về tư thế ban đầu, đồng thời thở ra. Tiếp tục đổi chân và thực hiện như trên.
Kéo giãn cơ lưng 2 bên
Với bài tập này người bệnh chỉ cần thực hiện bằng cách co hai chân, đan hai tay kéo sát hai gối về hướng ngực, đồng thời hít vào. Tiếp đến là duỗi thẳng hai chân về vị trí ban đầu và thở ra.
Nghiêng xương chậu ra sau
Người bệnh co hai gối, đặt hai bàn chân trên mặt giường hoặc thảm tập. Với người mới tập thì thực hiện các bước: gồng cơ bụng, ấn lưng xuống sát mặt giường, đồng thời hít vào. Sau đó thư giãn cơ bụng, đồng thời thở ra.
Với người đã tập quen thì thực hiện: gồng cơ bụng, ấn lưng xuống sát mặt giường. Nhấc mông lên khỏi mặt giường, đồng thời hít vào. Từ từ hạ mông xuống, giữ lưng sát mặt giường và thở ra.
Di động cột sống
Người bệnh đan hai tay sau gáy hoặc đặt dọc theo thân mình. Ấn lưng sát mặt giường, nhấc mông lên đồng thời thở ra. Sau đó ưỡn lưng lên khỏi mặt giường và ấn mông sát mặt giường, đồng thời hít vào. Thực hiện động tác liên tục.
Kéo giãn cơ bên thân mình
Hai tay đan sau gáy hoặc đặt dọc theo thân mình. Nghiêng hai chân sang cùng một bên, càng gần mặt giường càng tốt đồng thời hít vào. Sau đó trở về vị thế ban đầu, đồng thời thở ra và đổi bên.
Kéo giãn nhóm cơ dạng (mặt ngoài đùi)
Hai tay đan sau gáy hoặc đặt dọc theo thân mình. Một chân duỗi thẳng và được nâng đỡ trên giường. Chân còn lại giơ cao 45 độ, khép và hơi xoay về phía đối diện, duỗi bàn chân xuống, hít vào. Giữ mông bên chân giơ cao sát mặt giường. Giữ thẳng đầu gối rồi từ từ hạ chân xuống, thở ra và đổi thực hiện với chân kia.
Kéo giãn cơ tam đầu đùi (mặt sau đùi)
Người bệnh duỗi thẳng một chân. Chân còn lại nâng lên cao vuông góc mặt sàn, hai tay ôm lấy mặt sau đùi, đồng thời hít vào. Giữ thẳng đầu gối rồi từ từ hạ chân xuống cùng lúc thở ra. Sau đó đổi chân thực hiện.
Tập mạnh cơ bụng
Cũng như bài tập nghiêng xương chậu ra sau, bài tập cơ bụng cũng có các mức độ khác nhau. Người bệnh đan hai tay sau gáy hoặc đặt dọc theo thân mình, giữ lưng sát mặt giường.
- Với bài tập nhẹ: Co hai chân, bàn chân nhấc lên khỏi mặt giường, thực hiện động tác như đạp xe, hít vào thở ra đều đặn.
- Với bài tập vừa: Người bệnh cũng co hai chân, bàn chân nhấc lên khỏi mặt giường, hai gối đưa về hướng ngực, đồng thời hít vào. Sau đó duỗi thẳng hai gối về tư thế ban đầu, cùng lúc thở ra.
- Bài tập mạnh: Giơ cao hai chân, hướng lòng bàn chân lên trần nhà, đồng thời hít vào. Hạ hai chân về tư thế ban đầu, đồng thời thở ra.
Tập mạnh cơ lưng
Tùy vào khả năng người bệnh có thể lựa chọn bài tập cơ lưng thích hợp.
- Bài tập vừa: Đan hai tay sau gáy hoăc đặt hai tay dọc theo thân mình Nâng đầu và ngực lên khỏi mặt giường, đồng thời hít vào. Hạ người xuống trở về tư thế ban đầu cùng lúc thở ra.
- Bài tập mạnh: Đưa hai tay về phía trước hay đan sau gáy. Nâng đầu và ngực lên khỏi mặt giường, đồng thời hít vào. Hạ người xuống trở về tư thế ban đầu và đồng thời thở ra.
Di động cột sống
Để thực hiện bài tập này người bệnh cần hóp bụng lại, đồng thời hít vào. Uốn cong lưng lên phía trên và cúi đầu xuống. Ngẩng đầu lên và hạ lưng xuống vừa thở ra. Chú ý không di chuyển tay, chân khi thực hiện bài tập và thực hiện bài tập liên tục.
Giữ thăng bằng và tập mạnh nhóm cơ lưng
Người bệnh đứng trên mặt sàn, đưa tay phải thẳng về phía trước và hướng lên trần nhà. Chân trái duỗi thẳng ra sau và hướng lên trần, mắt nhìn theo tay, đồng thời hít vào. Hạ tay và chân xuống về tư thế ban đầu, đồng thời thở ra. Đổi bên và tiếp tục thực hiện như trên.
Kéo giãn nhóm cơ lưng
Người bệnh ngồi trên hai gót chân. Đầu cúi sát mặt giường, đưa người về phía trước. Hai tay duỗi thẳng trên mặt giường hướng tới phía trước và hít vào thở ra đều đặn.
2. Những lưu ý khi thực hiện bài tập chữa thoái hóa cột sống
Các bài tập chữa thoái hóa đốt sống lưng rất tốt cho sức khỏe người bệnh nhưng sẽ chỉ phát huy tác dụng khi người bệnh thực hiện đúng cách. Muốn các bài tập tốt, hỗ trợ cho điều trị thoái hóa cột sống hiệu quả người bệnh cần lưu ý:
- Mỗi ngày người bệnh chỉ nên tập khoảng 30 – 45 phút tùy thuộc vào thể trạng và cần thực hiện kiên trì, chăm chỉ trong thời gian dài. Cần hạn chế vận động mạnh hay tập luyện quá sức.
- Việc tập luyện chỉ có thể mang đến hiệu quả tốt khi được kết hợp khoa học cùng với các giải pháp điều trị khác như massage, chườm nóng...
- Chú ý duy trì cân nặng, tránh thừa cân béo phì để hạn chế áp lực lên cột sống. Nếu thừa cân thì cần hỏi ý kiến bác sĩ để giảm cân an toàn, hiệu quả.
- Nếu khi đang tập người bệnh thấy đau thì hãy dừng lại nghỉ ngơi. Việc tập luyện chỉ nên tiếp tục lại khi cơn đau thuyên giảm hẳn.
- Đồng thời người bệnh cần có chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung dưỡng chất tốt cho xương khớp như canxi, vitamin D, vitamin K... tránh thực phẩm không tốt cho người thoái hóa.
Để giúp cột sống khỏe mạnh, giảm lực đè lên vị trí bị chèn ép và ngăn ngừa thoái hóa tiếp, người bệnh nên bổ sung sản phẩm chứa Canxi, vitamin D, MK7 cùng các dưỡng chất thiết yếu như Mangan, Magie, Silic, Boron, Quercetin... Với trường hợp có chèn ép rễ thần kinh, để giúp giải phóng các rễ thần kinh và mạch máu bị chèn ép, giảm tê bì và giảm thoái hóa khớp, người bệnh có thể chọn dùng đồng thời sản phẩm chứa tiền vitamin B1, các vitamin nhóm B, Chondroitin, Ginkgo Biloba và cao Blueberry.
Hãy gọi tới tổng đài 1900.1259 – 0896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được chuyên gia giải đáp trực tiếp về các bài tập chữa thoái hóa cột sống.
Có 0 bình luận: