Thế giới dược Vinh Gia
THƯƠNG HIỆU UY TÍN

Bị thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không?

ID: 2383   Ngày đăng:
Lượt đọc: 797

Hỏi: Chào bác sĩ, bố tôi năm nay 55 tuổi, dạo gần đây có thấy đau nhức vùng cổ, sau khi đi khám được bác sĩ chỉ định điều trị thoái hóa đốt sống cổ. Bác sĩ cho hỏi thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không và nên làm gì để hạn chế biến chứng của bệnh? (Ngọc Linh - Hà Tây)

Mục lục [ Hiện ]

Đáp: Chào bạn Ngọc Linh, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi.

Thoái hóa cột sống cổ hay thoái hóa đốt sống cổ là bệnh xương khớp thường gặp do nhiều nguyên nhân gây nên như tuổi tác, lao động nặng nhọc, tư thế làm việc không thoải mái, người có tiền sử chấn thương cột sống cổ, yếu cơ...

Cột sống cổ có 7 đốt sống từ C1 - C7, đoạn C5 C6 C7 thường hay bị thoái hóa nhất. Bệnh diễn biến từ từ tăng dần, gây đau, hạn chế vận động, biến dạng cột sống mà không có biểu hiện viêm. Một số trường hợp thoái hóa cột sống cổ không hề có triệu chứng mà chỉ phát hiện được khi đi khám.

1. Biến chứng có thể gặp do thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa cột sống nếu không được chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời và đúng cách sẽ có thể gây nhiều biến chứng do chèn ép rễ thần kinh và tủy sống gây ra thoát vị đĩa đệm cột sống. Biến chứng sớm nhất của thoái hóa cột sống cổ là xoay cổ thấy đau, thỉnh thoảng bị vẹo cổ, đau nhức, tt mỏi vùng chẩm, trán lan xuống cánh tay, mỏi cánh tay, bàn tay, ngón tay.

Tiếp đến là rối loạn tiền đình gây chóng mặt, buồn nôn, nôn khi đứng lên ngồi xuống, rất nguy hiểm nếu bạn đang lái xe trên đường. Tình trạng này xảy ra là do thoái hóa đốt sống cổ làm tổn thương lỗ tiếp hợp ảnh hưởng đến sự lưu thông máu lên não gây thiếu máu não.

Người bị thoái hóa cột sống cổ có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm khác

Biến chứng nguy hiểm nhất là thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ gây chèn ép tủy sống có thể gây bại liệt một hoặc hai tay, rối loạn cảm giác tứ chi, rối loạn thực vật khiến đại tiểu tiện không tự chủ. Khi bị thoát vị điều trị, chữa bệnh sẽ rất khó khăn.

Thoái hóa cột sống cổ là một trong những căn bệnh phổ biến của xã hội thường xảy ra với người cao tuổi nhưng đang trẻ hóa do những người trẻ cũng có thể mắc bệnh lý này. Nguyên nhân là người trẻ thường làm việc trong văn phòng, ít vận động cơ thể hoặc phải cúi nhiều... Thoái hóa đốt sống cổ gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt cũng như trong lao động cho người bệnh. Tỷ lệ mắc bệnh đều gặp cả hai giới nam và nữ gần như ngang nhau.

2. Nên làm gì khi bị thoái hóa đốt sống cổ

Điều trị

Để điều trị thoái hóa cột sống cổ, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng nội khoa hoặc ngoại khoa khi cách điều trị nội khoa không có tác dụng. Các loại thuốc thường dùng trong điều trị thoái hóa cột sống cổ là:

  • Thuốc giảm đau: Trong trường hợp đau nhiều, đau kéo dài, bác sĩ thường cho thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen, diclofenac, indometacin… phối hợp với paracetamol.
  • Thuốc chống viêm bôi ngoài da: voltaren emugel, profenid gel, salonpas gel,…
  • Thuốc giãn cơ như: tolperisone (mydocalm), eperisone (myonal),…
  • Thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm như glucosamin sulfat, chondroitin sulfat, diacerein.

Cùng với điều trị theo chỉ định của bác sĩ, bạn cũng có thể chọn vật lý trị liệu để giảm đau, hỗ trợ điều trị hiệu quả bằng cách xoa bóp, nắn kéo, chiếu hồng ngoại, chườm nóng, liệu pháp suối khoáng, bùn nóng...

Những cách điều trị thoái hóa đốt sống cổ được nhiều người áp dụng

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng tốt cho người bị thoái hóa cột sống cổ không chỉ giúp bạn khỏe mạnh mà còn hỗ trợ điều trị thoái hóa hiệu quả. Ngoài 4 nhóm chất cơ bản, bạn nên ăn thêm nhiều thực phẩm giàu canxi, vitamin D, vitamin C, vitamin K, kali và tránh ăn mặn, tránh đồ uống như cà phê, rượu bia.

Chế độ luyện tập

Chế độ luyện tập cũng nghe chế độ dinh dưỡng sẽ góp phần giúp điều trị thoái hóa cột sống cổ thêm hiệu quả. Người bị thoái hóa cột sống cổ nên tập luyện hàng ngày để tránh tình trạng các cơ bị co cứng, tập luyện cũng giúp cho xương khớp chắc khỏe, dẻo dai. Cùng lúc bạn có thể lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng như bài tập giãn cổ 2 bên, bài tập đẩy cằm... Do đó bệnh nhân thoái hóa cột sống nên duy trì chế độ thể dục hằng ngày để cải thiện sức khỏe xương khớp, tăng cường tính linh hoạt dẻo dai cho các khối cơ và dây chằng.

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị

Bên cạnh đó để giúp cột sống khỏe mạnh, giảm lực đè lên vị trí bị chèn ép và ngăn ngừa thoái hóa tiếp bằng sản phẩm chứa Canxi nano, vitamin D, MK7 cùng các dưỡng chất thiết yếu như Mangan, Magie, Silic, Boron... Canxi nano trong sản phẩm này sẽ giúp cung cấp đủ nhu cầu canxi của cơ thể, giúp xương chắc khỏe, dẻo dai, hạn chế tác động của thoái hóa lên cột sống. Đồng thời bạn cũng có thể dùng sản phẩm chứa tiền vitamin B1, các vitamin nhóm B, Chondroitin, Ginkgo Biloba và cao Blueberry. Các thành phần trong sản phẩm này sẽ giúp giải phóng các rễ thần kinh và mạch máu bị chèn ép, giảm tê bì và giảm thoái hóa khớp.

Hi vọng qua những chia sẻ trên đây bạn Ngọc Linh đã hiểu về bệnh lý thoái hóa cột sống cổ, mức độ nguy hiểm của bệnh và cách điều trị hiệu quả để tránh bệnh thêm nặng hoặc có biến chứng không mong muốn.

Chúc bố của bạn chóng bình phục.

Hãy gọi tới tổng đài 1900.12590896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được chuyên gia giải đáp trực tiếp câu hỏi liệu thoái hóa cột sống cổ có nguy hiểm không.

  • TAGS

Bài viết được tham vấn bởi

Bác Sĩ Vũ Văn Lực

Chuyên gia tư vấn

Nguyên bác sĩ bệnh viện Đa khoa Hà Thành II

Tổng quan
0
Viết bình luận

Có 0 bình luận:

  1. Sức khỏe A - Z
  2. Cơ - Xương - Khớp