Để điều trị bệnh thoái hóa cột sống phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều trị đúng cách, kịp thời, chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt... Những chia sẻ của chuyên gia sẽ giúp bạn hiểu thêm về bệnh lý và giải đáp cho băn khoăn của nhiều người: Bệnh thoái hóa cột sống có chữa được không?
Hỏi: Chào bác sĩ, khoảng 2 tháng nay tôi thấy đau nhức vùng lưng nên đã đi khám và được chỉ định điều trị thoái hóa cột sống. Tôi thấy nhiều người cũng bị thoái hóa nhưng điều trị khá lâu rồi mà bệnh cũng chỉ cải thiện được phần nào. Bác sĩ cho hỏi bệnh thoái hóa cột sống có chữa được không?
(Văn Hanh, Ba Đình)
Chào anh Văn Hanh, câu hỏi của anh cũng là băn khoăn của nhiều người. Để trả lời cho câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu về bệnh thoái hóa cột sống mà nhiều người gặp phải này.
1. Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, đó có thể là nguyên nhân tự nhiên như quá trình lão hóa của cơ thể hoặc là những nguyên nhân như chấn thương, thói quen sinh hoạt...
Do lão hóa tự nhiên
Theo thời gian xương khớp, cột sống sẽ dần bị lão hóa và đây là hiện tượng tự nhiên ai cũng phải trải qua, bạn chỉ có thể làm chậm lại quá trình này mà thôi.
Chế độ ăn uống
Chế độ ăn hàng ngày không đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt thiếu canxi, vitamin D ... nguyên nhân gây thoái hóa cột sống do thiếu dưỡng chất này mà xương bị yếu, giòn, mất đi tính đàn hồi và dễ dàng bị thoái hóa.
Chấn thương do tai nạn
Tai nạn gây chấn thương cột sống khiến cho cột sống bị mất cấu trúc vốn có và suy yếu hơn. Nếu bạn không điều trị cẩn thận có thể làm bệnh nặng hơn và là nguyên nhân làm thoái hóa cột sống.
Sai tư thế
Đứng lâu một tư thế, ngồi làm việc với máy tính, ít vận động là nguyên nhân khiến cột sống bị thoái hóa.
Làm việc nặng quá sức
Những người làm công việc nặng nhọc như phải thường xuyên bốc vác sẽ ảnh hưởng đến cột sống. Cột sống dần bị suy yếu, mất đi cấu trúc ban đầu, ảnh hưởng đến chức năng và dễ mắc bệnh thoái hóa cột sống.
Các bệnh lý xương khớp
Những người có tiền sử hoặc đang bị bệnh xương khớp như viêm xương khớp, thoát vị đĩa đệm... cũng có thể bị thoái hóa cột sống.
Thừa cân, béo phì
Nếu bạn không kiểm soát cân nặng sẽ khiến trọng lượng cơ thể áp lực lên cột sống, dần rồi cột sống không chống đỡ được, suy yếu và có thể thoái hóa.
Di truyền
Nếu trong gia đình bạn có cha mẹ từng bị thoái hóa cột sống thì khả năng bạn bị thoái hóa cũng rất dễ xảy ra, do bệnh lý này có tính di truyền.
2. Bệnh thoái hóa cột sống có chữa được không?
Hiện nay có nhiều cách được áp dụng để điều trị thoái hóa cột sống như điều trị nội khoa, điều trị ngoại khoa, vật lý trị liệu...
Điều trị nội khoa
Trong những trường hợp đau do thoái hóa khớp, các loại thuốc thường được sử dụng có:
- Thuốc giảm đau: Trong trường hợp đau nhiều, đau kéo dài, bác sĩ thường cho thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen, diclofenac, indometacin…phối hợp với paracetamol.
- Thuốc giãn cơ như mydocalm, decontractyl…
- Thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm như Glucosamin sulfat, chondroitin sulfat, diacerein
- Những thuốc an thần, đặc biệt nhóm diazepam có thể sử dụng trong trường hợp đau do co cơ, hoặc người bệnh quá lo lắng, nhưng không được dùng dài ngày vì dễ gây nghiện.
Điều trị ngoại khoa
Khi cách điều trị bằng thuốc không có kết quả, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng ngoại khoa và thường chỉ định khi thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống gây đau thần kinh tọa kéo dài, hoặc có hẹp ống sống với các dấu hiệu thần kinh tiến triển nặng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.
Vật lý trị liệu
Để giúp giảm đau nhức và ngăn ngừa thoái hóa cột sống tiến triển nặng, bệnh tình ngày càng xấu đi thì kết hợp điều trị nội khoa và vật lý trị liệu cũng được nhiều người bệnh áp dụng. Các phương pháp vật lý trị liệu như massage, chườm nóng, chiếu tia hồng ngoại hay các bài tập tốt cho cột sống... thường được áp dụng.
Bên cạnh các phương pháp điều trị này, người bệnh có thể chọn sử dụng thêm sản phẩm có chứa canxi, vitamin D3 và MK7 cùng nhiều dưỡng chất như Mangan, Magie, Silic, Boron, Quercetin... Sản phẩm này sẽ giúp cột sống khỏe mạnh, giảm lực đè lên vị trí bị chèn ép và ngăn ngừa thoái hóa tiếp nhờ cung cấp đủ lượng canxi cơ thể cần hàng ngày mà có thể chế độ ăn chưa cung cấp đủ. Vitamin D3 sẽ giúp hấp thu canxi từ ruột vào máu và MK7 sẽ đem canxi này đặt vào tận trong xương, giúp xương chắc khỏe, giúp làm chậm quá trình thoái hóa.
Nếu thoái hóa cột sống có chèn ép rễ thần kinh, người bệnh nên bổ sung thêm sản phẩm giúp giải phóng các rễ thần kinh và mạch máu bị chèn ép, giảm tê bì và giảm thoái hóa khớp nhờ thành phần vitamin B1, các vitamin nhóm B, Chondrotin, Ginkgo Biloba và cao Blueberry.
Hai sản phẩm này có thể dùng đồng thời cùng lúc với điều trị bằng thuốc của bác sĩ. Và để có kết quả tốt nhất nên dùng từ 3-6 tháng tùy theo mức độ thoái hóa, có thể lặp lại mỗi năm ít nhất 2 đợt, mỗi đợt 3 tháng.
Theo các chuyên gia xương khớp bệnh thoái hóa cột sống có chữa được không tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng bệnh, cách điều trị và việc phát hiện bệnh sớm hay muộn là yếu tố quan trọng giúp cơ hội chữa khỏi bệnh cao hơn.
Vì thế hãy đi khám ngay nếu thấy có những dấu hiệu đau nhức, đau khi vận động... và điều trị đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc uống, dừng điều trị giữa chừng, phải chú ý chế độ ăn uống đầy đủ và cân bằng chất trong đó không thể thiếu canxi - vitamin D - MK7, chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ...
Hi vọng qua những chia sẻ này anh Văn Hanh đã hiểu hơn về bệnh thoái hóa cột sống và giúp việc điều trị của anh thêm hiệu quả.
Chúc anh chóng bình phục và luôn mạnh khỏe.
Hãy gọi tới tổng đài 1900.1259 – 0896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được chuyên gia giải đáp trực tiếp cho câu hỏi bệnh thoái hóa cột sống có chữa được không.
Có 0 bình luận: