Thế giới dược Vinh Gia
THƯƠNG HIỆU UY TÍN

Bệnh trĩ nội và những nguy cơ tiềm ẩn

ID: 2286   Ngày đăng:
Lượt đọc: 5099

Nếu không may mắc bệnh trĩ bạn sẽ gặp những cơn đau đớn vùng hậu môn, ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn rất nhiều, đặc biệt là những cơn đau do bệnh trĩ nội mang lại. Nên điều trị thế nào nếu bị trĩ nội là băn khoăn của nhiều người và những thông tin về bệnh trĩ nội sẽ được chia sẻ trong bài viết sau.

Mục lục [ Hiện ]

1. Bệnh trĩ nội là gì?

Bệnh trĩ được tạo thành do tình trạng giãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch trĩ ở mô xung quanh hậu môn. Các mô này có tác dụng kiểm soát phân thải ra nhưng khi bị phồng lên do viêm hay sưng thì gọi là trĩ.

Có hai loại trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại. Trong đó trĩ nội nằm ở các búi tĩnh mạch bên trong trực tràng. Ở cấp độ nhẹ, trĩ nội không đau nhưng có chảy máu. Khi búi trĩ to lên có thể sẽ lồi ra ngoài và được gọi là sa búi trĩ.

2. Phân độ trĩ nội

Bệnh trĩ nội được chia thành 4 cấp độ khác nhau

Trĩ nội được chia thành 4 cấp độ:

  • Cấp độ 1: Đây là thời điểm búi trĩ mới hình thành và chưa gây nhiều đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Ở cấp độ này máu chảy ít nên chỉ thường phát hiện khi thấy máu dính ở giấy vệ sinh hoặc dính trên phân.
  • Cấp độ 2: Sang đến cấp độ 2, búi trĩ đã phát triển bằng hạt đậu, dễ bị sa ra ngoài mỗi khi đại tiện nhưng có thể co lên được. Và còn có các triệu chứng như đi ngoài ra máu, đau rát và ngứa vùng hậu môn tăng.
  • Cấp độ 3: Ở cấp độ này, búi trĩ dễ dàng sa ra ngoài hậu môn khi người bệnh đại tiện, hắt xì hoặc đứng quá lâu và không tự co lại nên phải dùng tay đẩy vào. Lúc này hiện tượng chảy máu và đau rát hậu môn diễn ra thường xuyên hơn, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của người bệnh.
  • Cấp độ 4: Đây là cấp độ cuối khi mà búi trĩ đã phát triển với kích thước lớn nằm ngoằn ngoèo ngoài rìa hậu môn gây đau, khó chịu, cộm vướng và khiến phân sót lại sau mỗi lần đại tiện. Máu cũng chảy nhiều, có thể phun thành tia và hậu môn tiết nhiều dịch nhầy gây ngứa rát vùng này.

3. Yếu tố gây nguy cơ mắc trĩ nội

  • Người bị táo bón, tiêu chảy: Táo bón, tiêu chảy đều làm tăng khả năng mắc bệnh trĩ do rặn sẽ làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch gây căng giãn và ứ máu.
  • Chế độ ăn ít chất xơ: Chế độ ăn thiếu chất xơ là yếu tố gây nguy cơ mắc trĩ nội khá phổ biến.
  • Thừa cân và béo phì: Trọng lượng cơ thể lớn sẽ gây áp lực nặng lên vùng hậu môn, trực tràng làm căng giãn, chèn ép búi tĩnh mạch.
  • Gia tăng áp lực ổ bụng gặp ở những người thường xuyên lao động nặng: Những người làm việc khuân vác, người phải đứng lâu, thường xuyên ngồi có nguy cơ bị trĩ cao.
  • U vùng tiểu khung: U tử cung, u đại trực tràng cũng gây nguy cơ mắc trĩ khi gây cản trở hồi lưu máu trở về tim gây giãn tĩnh mạch.

4. Nguyên nhân gây bệnh trĩ nội

Đâu là những nguyên nhân gây bệnh trĩ nội?

  • Chế độ ăn uống: Chế độ ăn thiếu chất xơ, vitamin, thường xuyên ăn đồ cay nóng, đồ khô, chất béo... là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ nội.
  • Mang thai: Khi chị em mang thai, lưu lượng máu trong cơ thể tăng làm giãn nở các tĩnh mạch. Các búi tĩnh mạch ở hậu môn dễ giãn nở và căng lên. Thêm vào đó là khi thai nhi ngày một lớn sẽ gây chèn ép các tĩnh mạch chậu làm ứ máu từ nửa dưới cơ thể làm giãn các búi tĩnh mạch trĩ. Nhiều chị em do thai lớn nên ngại vận động, từ đó tăng nguy cơ táo bón.
  • Quá trình lão hóa theo tuổi tác: Càng nhiều tuổi, các chức năng co bóp của đại tràng, cơ thắt hậu môn và dây chằng đều suy giảm đáng kể, gây rối loạn đại tiện. Hệ thống tĩnh mạch hậu môn, trực tràng bị suy yếu nên cũng dễ làm căng giãn búi tĩnh mạch trĩ.
  • Ngồi nhiều, đứng lâu: Nếu công việc khiến bạn phải ngồi nhiều, ít vận động hay đứng nhiều cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh trĩ nội. Giảm nhu động ruột, nguy cơ táo bón, căng giãn các búi trĩ tĩnh mạch sẽ xảy ra khi bạn ngồi nhiều, ngồi thường xuyên.
  • Quan hệ qua đường hậu môn: Người có quan hệ tình dục bằng đường này có thể bị trĩ nội do thành hậu môn bị giãn, gây áp lực và chèn ép lên hệ thống tĩnh mạch trĩ, gây nguy cơ mắc bệnh trĩ cao.
  • Táo bón kinh niên: Táo bón khiến bạn phải thường xuyên rặn khi đại tiện làm các tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng bị chèn ép, giãn ra lâu ngày hình thành bệnh trĩ. Phân cứng giữ lâu trong trực tràng chèn ép mạch máu làm máu khó lưu thông và ứ lại ở các tĩnh mạch trĩ làm giãn các búi trĩ dẫn đến bệnh trĩ.
  • Hội chứng lỵ: Cũng như táo bón, hội chứng lỵ sẽ làm bạn gắng sức rặn tống phân ra ngoài từ đó làm tăng áp lực trong ống hậu môn trực tràng, lâu dài khiến khố trĩ sa ra ngoài hậu môn.
  • Tăng áp lực ổ bụng: Tăng áp lực ổ bụng là tình trạng gia tăng áp lực ổ bụng (IAP) > 10 mmHg do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể ảnh hưởng tới tuần hoàn, làm giảm chức năng các tạng, các cơ quan liên quan tới ổ bụng và là một trong nhiều nguyên nhân gây trĩ.
  • U bướu hậu môn trực tràng: Đây có thể là nguyên nhân gây trĩ nội do sự hồi lưu máu về tĩnh mạch bị chèn ép và làm cản trở khiến cho các đám rối trĩ căng phồng dẫn đến bệnh trĩ.

5. Triệu chứng của bệnh trĩ nội

Trĩ nội có 4 cấp độ được chia theo mức độ nặng nhẹ của bệnh, do đó ở mỗi cấp độ sẽ có dấu hiệu, triệu chứng khác nhau nhưng bạn có thể nhận biết trĩ nội qua những triệu chứng đơn giản sau:

  • Táo bón lâu ngày và đi ngoài ra máu: Táo bón là một nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ. Nếu táo bón lâu ngày sẽ làm búi trĩ chảy máu do cọ xát nên sẽ thấy chảy máu khi đại tiện.
  • Đau rát, ngứa hậu môn: Do táo bón và tổn thương ở búi trĩ mà bạn sẽ thấy đau rát hậu môn nhất là khi vừa đại tiện xong. Búi trĩ sẽ tiết dịch nhầy gây nên tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.
  • Sa búi trĩ: Đây là dấu hiệu sẽ thấy khi bị trĩ nội. Ở cấp độ 1 tình trạng sa búi trĩ không thường xuyên nhưng từ cấp độ 2, cấp độ 3 búi trĩ sa ra ngoài khi đại tiện và vẫn có thể tự co lại. Sang đến cấp độ 4, búi trĩ dày và đỏ, không thể tự thụt trở lại.

6. Biến chứng nguy hiểm của trĩ nội

Trĩ nội nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

  • Tắc mạch: Trĩ nội có thể gây tắc mạch do vỡ tĩnh mạch hoặc do hiện tượng đông máu trong lòng mạch máu.
  • Nhiễm khuẩn: Có thể xảy ra tình trạng nhiễm khuẩn viêm khe, viêm nhú, polyp hậu môn, nứt kẽ hậu môn làm bạn đau rát, ngứa ngáy, khó chịu.
  • Bội nhiễm: Khi búi trĩ sa hẳn ra ngoài, chảy máu liên tục rất dễ bị bội nhiễm. Xảy ra tình trạng này là do hậu môn là đường ra của phân mà trong phân có rất nhiều vi khuẩn gây bệnh.
  • Nghẹt hậu môn: Nghẹt búi trĩ sẽ xảy ra khi búi trĩ hoặc vòng trĩ sa hẳn ra ngoài khiến mạch máu bị tắc và gây phù nề.

7. Người mắc trĩ nội nên ăn gì và kiêng gì?

Người bệnh trĩ nội nên và không nên ăn những thực phẩm nào?

Thực phẩm nên ăn

  • Nguyên nhân gây trĩ nói chung và trĩ nội nói riêng chính là tình trạng táo bón kéo dài. Do đó để không bị táo bón, bạn nên ăn những thực phẩm giúp nhuận tràng. Chuối, cam quýt, rau mồng tơi, rau lang, khoai lang... là thực phẩm bạn nên lựa chọn
  • Để hạn chế tình trạng thiếu máu do đại tiện ra máu, bạn nên ăn thực phẩm giàu sắt. Sắt có nhiều trong thịt bò, cá hồi, cá ngừ, cua và một số loại trái cây sấy khô như mơ, mận, nho.
  • Thực phẩm giàu magie cũng cần thiết cho người bệnh trĩ. Khoáng chất này có tác dụng như một loại thuốc nhuận tràng giúp đại tiện dễ hơn, giảm táo bón và chảy máu hậu môn. Magie có nhiều trong ngũ cốc, trái cây khô, bơ, rong biển, bột yến mạch...
  • Tình trạng táo bón cũng sẽ được cải thiện nhờ chế độ ăn nhiều chất xơ. Thực phẩm nhiều chất xơ là các rau củ như cải bắp, cải bó xôi, rau muống, rau chân vịt, khoai lang, bí đỏ, cam quýt, bơ, lê...
  • Hàng ngày bạn nên uống đủ nước để giúp quá trình trao đổi chất và giúp phân mềm hơn, đào thải dễ hơn.

Những thực phẩm nên tránh

Bạn nên tránh các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ngọt hay quá mặn và chất kích thích. Thực phẩm cay nóng sẽ gây kích thích niêm mạc dạ dày khiến bạn táo bón. Đồ ngọt làm tăng phản ứng viêm sưng búi trĩ khiến tình trạng táo bón thêm nặng. Đồ ăn nhiều dầu mỡ gây khó tiêu, đầy bụng tăng nguy cơ táo bón. Chất kích thích có trong rượu, bia, cafe sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, tích nhiệt dẫn đến táo bón.

8. Cách chữa bệnh trĩ nội

8.1. Chữa bệnh trĩ nội tại nhà

  • Tắm nước ấm: Ngâm người trong bồn nước tắm ấm sẽ giúp giảm đau trĩ nội. Hoặc khi đau quá bạn cũng có thể rửa sạch hậu môn rồi ngâm vào chậu nước ấm có thêm chút muối.
  • Thoa dầu dừa vào hậu môn
  • Chườm đá lạnh: Dùng túi đá lạnh chườm vào hậu môn đã được vệ sinh sạch sẽ cũng là cách giúp giảm đau tức thì mà bạn nên áp dụng.
  • Thay đổi lối sống: Nếu công việc của bạn phải ngồi nhiều hay đứng một chỗ lâu, mang vác nặng... thì bạn nên đứng dậy đi lại, vận động để tránh gây áp lực cho hậu môn do ngồi nhiều, đứng lâu. Bạn nên dành thời gian tập thể dục đều hàng ngày. Hoạt động thể thao sẽ giúp tăng nhu động ruột, kích thích sự hấp thu và tiêu hóa.

Chữa trĩ nội bằng cách thay đổi thói quen kết hợp với sử dụng thuốc

8.2. Thuốc trị trĩ nội

Sử dụng thuốc Tây chữa trĩ nội

Có nhiều loại thuốc Tây được sử dụng để điều trị bệnh trĩ nội có tác dụng giảm đau, chống viêm, kháng khuẩn, bảo vệ thành mạch trĩ... Thuốc co mạch có công dụng thu nhỏ mô mạch, hạn chế chảy máu và sa búi trĩ như Phenylephrine, thuốc đạn Medicone. Thuốc giảm ngứa có thuốc mỡ, kem Cortizone-10... Thuốc gây tê giảm đau có thuốc trĩ mỡ Americane, lanacane, medicone... Thuốc kháng sinh như penicilline, cephalosporine, carbapenem... có tác dụng chống lại các loại vi khuẩn do quá trình viêm nhiễm hậu môn cũng được sử dụng theo đơn của bác sĩ. Một số loại thuốc giảm đau như aspirine, acetaminophen... có thể dùng kèm theo trong một số trường hợp cần thiết.

Bài thuốc dân gian

Trong dân gian có nhiều bài thuốc chữa bệnh trĩ được truyền lại. Các bài thuốc này đều dùng các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên nên an toàn, chi phí thấp và hiệu quả.

  • Bài thuốc với lá trầu không:Tinh chất trong lá trầu không có tác dụng kháng khuẩn, sát khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn nên khi dùng lá trầu không điều trị trĩ sẽ giúp mềm thành mao mạch, hạn chế viêm nhiễm và giúp búi trĩ có thể tự vào bên trong.Bạn có thể đun lá trầu không để xông hậu môn hoặc để nguội bớt ngâm hậu môn để giảm đau, hỗ trợ điều trị trĩ.
  • Bài thuốc với diếp cá:Diếp cá có vị cay, tính hơi lạnh nên có thể giúp giải độc cơ thể, sát trùng, sát khuẩn... Bạn có thể dùng lá diếp cá nấu nước xông hậu môn hoặc giã nát diếp cá rồi đắp vào hậu môn đã được vệ sinh sạch. Bài thuốc này sẽ giúp giảm đau, giảm các triệu chứng trĩ gây ra.

Chọn thực phẩm Bảo vệ sức khỏe (TPBVSK)

Các cách chữa dân gian có ưu điểm dễ làm, an toàn cho bạn nhưng lại mất nhiều thời gian nên hơi bất tiện và có tác dụng từ từ. Do đó bạn có thể chọn bổ sung TPBVSK có thành phần thảo dược như diếp cá, nghệ... với hàm lượng thích hợp cùng với điều trị trĩ nội theo đơn thuốc của bác sĩ. Sự kết hợp này sẽ giúp rút ngắn thời gian điều trị, tăng hiệu quả điều trị và giúp điều trị triệt để, phòng tránh không lo bệnh trĩ tái phát, thích hợp với cả trường hợp điều trị trĩ nội sau phẫu thuật. Viên uống TPBVSK này có các thành phần là Diếp cá, Nghệ, Cao đương quy, Magie... sẽ là lựa chọn cho người bệnh trĩ nói chung và trĩ nội nói riêng.

8.3. Thủ thuật điều trị trĩ nội

  • Phương pháp quang đông hồng ngoại: Đây là thủ thuật điều trị trĩ nội dùng sức nóng làm cho các mô trĩ đông lại để tạo sẹo xơ giảm máu lưu thông đến búi trĩ và cố định búi trĩ vào ống hậu môn, được chỉ định cho trĩ nội cấp độ 1 và cấp độ 2. Sự kết hợp giữa tia hồng ngoại và quang đông tạo nên tác động kép giúp tác động chính xác lên các búi trĩ.
  • Thắt vòng cao su: Thủ thuật này thường được áp dụng với trĩ nội cấp độ 2 và cấp độ 3 khi điều trị nội khoa không có tác dụng. Bác sĩ sẽ sử dụng vòng cao su để thắt búi trĩ lại, nhằm ngăn chặn máu lưu thông đến nuôi các búi trĩ, tạo thành mô sẹo xơ cứng dính vào lớp dưới niêm mạc. Từ đó sẽ giúp cố định vùng hậu môn, hỗ trợ bảo vệ lớp đệm hậu môn.
  • Thủ thuật chích xơ: Bác sĩ thường áp dụng thủ thuật này với trĩ nội cấp độ 1 và cấp độ 2. Phương pháp này sử dụng hóa chất tiêm trực tiếp vào búi trĩ nhằm chèn ép và kết dính các tĩnh mạch lại. Từ đó máu không thể tuần hoàn đến tĩnh mạch khiến búi trĩ không có dưỡng chất để phát triển và có xu hướng teo, rụng dần theo thời gian.

Cách trị bệnh trĩ nội nặng bằng phương pháp thủ thuật hoặc phẫu thuật

8.4. Các phương pháp phẫu thuật trĩ nội

Phương pháp cắt trĩ PPH

Đây là phương pháp phẫu thuật cắt trĩ hiện đại nhất hiện nay có thể áp dụng cho các loại bệnh trĩ. Các thao tác thực hiện được tiến hành tự động bằng máy khâu nối tự động HYG-34 giúp loại bỏ tận gốc búi trĩ. Cách này có khả năng phục hồi tổn thương nhanh, tỉ lệ tái phát bệnh thấp, ít gây đau đớn, ít làm tổn hại đến cơ vòng hậu môn và có tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên chi phí của phương pháp này cũng khá cao.

Phương pháp cắt trĩ Longo

Phương pháp Longo cắt trĩ nhanh này dựa trên nguyên lý kéo búi trĩ trở lại vị trí bình thường đồng thời cắt và khâu phần mạch máu cấp làm búi trĩ co nhỏ lại. Ưu điểm ít gây đau đớn, tỉ lệ tái phát bệnh thấp, thời gian phẫu thuật nhanh và có tính thẩm mỹ cao. Máy khâu sẽ tạo những đường khâu vòng trên đường lược có độ dài khoảng 3 – 4 cm với mục đích làm giảm lượng máu chảy vào búi trĩ. Từ đó cắt bỏ và làm thu nhỏ kích thước búi trĩ, hạn chế tối đa việc mất máu khi đi đại tiện.

Cắt trĩ bằng sóng cao tần HCPT

Cách phẫu thuật cắt trĩ bằng sóng cao tần HCPT là một trong những phương pháp cắt trĩ hiện đại nhất hiện nay. Lựa chọn cắt trĩ bằng sóng cao tần HCPT, bạn chỉ có cảm giác đau nhẹ hoặc không đau trong quá trình thực hiện và cả thời gian phục hồi bệnh. Vết thương sẽ nhanh lành và bạn sẽ sớm trở lại các sinh hoạt bình thường. Bác sĩ sẽ sử dụng sóng điện từ tần cao ở 70 – 80 độ C làm đông các mạch máu, hình thành các mô sẹo tại tĩnh mạch khiến các búi trĩ bị thắt nút và không có máu duy trì. Sau đó tiến hành cắt búi trĩ tận gốc.

Cắt trĩ bằng tai laser

Đầu tiên bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê vào phần tĩnh mạch để tránh cảm giác đau đớn. Đối với các búi trĩ nội lớn, bác sĩ sẽ dùng tia laser ở chế độ lớn để cắt, còn các búi trĩ nhỏ sẽ được xử lí bằng chế độ tia laser bốc hơi. Sau cắt trĩ các vết cắt sẽ chỉ để lại vết sẹo nhỏ, không đau và nhanh lành.

9. Phòng ngừa bệnh trĩ nội

Phòng ngừa bệnh trĩ nội như thế nào?

  • Tránh ăn thức ăn kích thích như đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ hay đồ ăn ngọt, mặn. Tránh những thực phẩm loại này sẽ giúp tránh được nguy cơ khó tiêu, kích ứng dạ dày, táo bón.
  • Không nên gồng hay khiêng vác các vật nặng để tránh tác động mạnh làm cho áp lực trong xoang bụng tăng đột ngột dẫn đến bệnh trĩ.
  • Không nên ngồi hoặc nằm nhiều quá. Nếu công việc của bạn có đặc thù là ngồi thường xuyên thì bạn nên đứng dậy vận động khi có thể. Vận động sẽ giúp giảm được áp lực của cơ thể lên hậu môn do phải ngồi quá lâu. Mỗi ngày thay vì nằm do mỏi mệt, bạn hãy dành thời gian tập thể dục. 30 phút tập thể dục sẽ giúp trao đổi chất tốt hơn và giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.
  • Tập đi đại tiện hàng ngày đúng giờ. Thói quen này có tác dụng với phòng tránh bệnh trĩ. Đi vệ sinh vào một giờ cố định sẽ giúp luyện cho cơ thể phản xạ có điều kiện, không gây rối loạn nhu động ruột. Nên đi đại tiện vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy là tốt nhất.
  • Rửa sạch hậu môn bằng nước sạch. Sau khi đại tiện xong nên rửa bằng nước sạch, tốt nhất là nước ấm để tránh lau bằng giấy vệ sinh có thể gây xước, đau hậu môn. Rửa hậu môn bằng nước sau khi đi đại tiện cũng tốt cho chị em phụ nữ tránh bị nhiễm khuẩn do âm đạo và hậu môn ở gần nhau.

Hãy gọi tới tổng đài 1900.1259 – 0896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được chuyên gia tư vấn trực tiếp tất cả những thắc mắc về bệnh trĩ nội.

  • TAGS

Bài viết được tham vấn bởi

Bác Sĩ Vũ Văn Lực

Chuyên gia tư vấn

Nguyên bác sĩ bệnh viện Đa khoa Hà Thành II

Tổng quan
0
Viết bình luận

Có 0 bình luận:

  1. Sức khỏe A - Z
  2. Bệnh trĩ