Thế giới dược Vinh Gia
THƯƠNG HIỆU UY TÍN

Trĩ hỗn hợp điều trị có phức tạp?

ID: 2292   Ngày đăng:
Lượt đọc: 4425

Bệnh trĩ sẽ gây nhiều phiền toái cho người bệnh nhưng nếu bạn mắc trĩ hỗn hợp thì không chỉ đối diện với sự phiền toái mà còn cả sự phức tạp của bệnh. Nhưng chia sẻ sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về tình trạng trĩ hỗn hợp để điều trị kịp thời trước khi bệnh có biến chứng.

Mục lục [ Hiện ]

1. Bệnh trĩ hỗn hợp là gì?

Đây là trường hợp người bệnh mắc cả trĩ nội và trĩ ngoại. Bệnh trĩ để lâu khiến trĩ nội sưng to và sa ra ngoài rồi liên kết với búi trĩ ngoại được hình thành bên ngoài cửa hậu môn. Trĩ hỗn hợp ít gặp nhưng nếu gặp thì sẽ phức tạp hơn so với trĩ nội, trĩ ngoại và có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

2. Nguyên nhân gây bệnh trĩ hỗn hợp

Những nguyên nhân nào gây ra hiện tượng trĩ hỗn hợp?

  • Táo bón kinh niên: Táo bón là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh trĩ và những bệnh lý về hậu môn, trực tràng. Táo bón khiến bạn phải rặn mạnh, phân cứng làm tổn thương trực tràng và các tĩnh mạch giãn quá mức, lâu ngày hình thành búi trĩ.
  • Vận động ít: Những người có công việc đặc thù là ngồi nhiều, đứng lâu, ít vận động là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ, trong đó có trĩ hỗn hợp. Do thường xuyên ở một trạng thái, ít vận động nên gây áp lực lên hậu môn, trực tràng khiến tĩnh mạch bị sưng phù tạo thành búi trĩ.
  • Chế độ ăn: Chế độ ăn thiếu nước và chất xơ là nguyên nhân gây trĩ hỗn hợp. Nước cần để làm mềm phân, chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa nên khi chế độ ăn không cung cấp đủ nước và chất xơ cho cơ thể sẽ làm bạn bị táo bón và bệnh trĩ xuất hiện nếu chế độ ăn không được cải thiện.
  • Căng thẳng, stress: Hệ tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng nếu bạn căng thẳng, stress kéo dài, hậu môn sẽ bị suy giảm chức năng co giãn và bệnh trĩ có thể xuất hiện.
  • Tuổi tác: Bệnh trĩ có thể xảy ra với tất cả mọi người nhưng người cao tuổi là nhóm đối tượng dễ mắc trĩ hơn. Nguyên nhân là do sự lão hóa khiến hệ tiêu hóa, hệ tĩnh mạch cũng yếu đi.
  • Thói quen đại tiện: Thói quen đọc báo, dùng điện thoại khi đi đại tiện sẽ khiến vùng hậu môn chịu nhiều áp lực, lâu ngày gây trĩ.
  • Quan hệ qua đường hậu môn: Hậu môn vốn không có chức năng tiết dịch nhờn nên khi quan hệ qua đường hậu môn sẽ làm ống hậu môn đau rát, các tĩnh mạch bị co giãn quá mức gây bệnh trĩ.
  • Bệnh mãn tính: Một số bệnh mãn tính như viêm đại tràng, trực tràng, viêm nhiễm hậu môn lâu ngày... là điều kiện để trĩ hỗn hợp phát triển.
  • Mang thai và sinh con: Chị em phụ nữ mang thai và sau sinh cũng là đối tượng dễ mắc trĩ hỗn hợp do trọng lượng của thai nhi lớn dần có thể tạo áp lực lên vùng chậu, vùng hậu môn - trực tràng. Đến khi sinh em bé, việc rặn đẻ cũng là nguyên nhân gây trĩ.

3. Dấu hiệu của bệnh trĩ hỗn hợp

Dấu hiệu nào cho thấy bạn bị bệnh trĩ hỗn hợp?

  • Đau và khó chịu, căng tức ở hậu môn: Là dấu hiệu dễ gặp khi mắc trĩ nói chung và trĩ hỗn hợp.
  • Dị vật hậu môn: Khi trĩ nội nặng, búi trĩ ngày càng to làm niêm mạc, các tầng niêm mạc dưới và tầng hậu môn bị chia cách. Khi đại tiện búi trĩ tụt xuống dưới các nếp gấp, đi qua ống hậu môn ra bên ngoài. Hoặc khi đại tiện, khi ho cũng có thể thấy dị vật lòi ra ngoài.
  • Đi cầu ra máu: Đây là dấu hiệu của bệnh trĩ nói chung, sau khi đại tiện xong thấy vài giọt máu hồng, máu dính trên giấy lau. Máu có thể xuất hiện trước và sau khi đi đại tiện, máu thấm trên giấy vệ sinh hoặc lẫn trong phân.
  • Sa búi trĩ: Đây là một dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại và trĩ nội khi không bị viêm thì không gây đau đớn, sa búi trĩ thường xảy ra khi viêm nhiễm trùng trĩ nội, búi trĩ bị tắc nghẹt hoại tử cũng có thể dẫn đến sa búi trĩ, gây đau đớn.
  • Sưng quanh hậu môn: Hậu môn sẽ bị căng tức, đau do cố rặn khi đại tiện hoặc do táo bón không đi được. Các tĩnh mạch sưng đau và khiến hậu môn sưng.
  • Ngứa, đỏ da ở vùng hậu môn: Búi trĩ sẽ làm việc vệ sinh vùng hậu môn bị hạn chế, khiến chất thải, chất nhầy bị ứ đọng lại nên dễ gây ngứa, đỏ ở vùng hậu môn.
  • Có dịch tiết ra từ búi trĩ khiến hậu môn ẩm ướt: Búi trĩ lòi ra ngoài, niêm mạc trực tràng bị trĩ kích thích cũng tiết ra nhiều dịch nhờn nên khiến hậu môn luôn ẩm ướt.
  • Soi hậu môn thấy niêm mạc sưng phồng và lồi vào không gian phía trong lòng trực tràng.

4. Những tác hại của bệnh trĩ hỗn hợp

  • Thiếu máu: Khi bệnh trĩ hỗn hợp gây chảy máu nặng, bạn có thể bị thiếu máu. Thiếu máu có thể làm bạn thấy mệt mỏi, kiệt sức, chóng mặt, mất tập trung…
  • Bội nhiễm, viêm loét hậu môn: Búi trĩ thường xuyên tiết dịch cộng thêm tình trạng chảy máu liên tục chính là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Chúng tấn công mạnh vào hậu môn gây bội nhiễm, lở loét hoặc thậm chí là nhiễm trùng máu.
  • Sa nghẹt, hoại tử trĩ: Các tĩnh mạch ở hậu môn có thể bị cơ vòng chèn ép khiến cho lượng máu được động mạch bơm vào búi trĩ không thể lưu thông ngược ra ngoài. Tình trạng này kéo dài làm búi trĩ ngày càng sưng to, phù nề và xuất hiện các cục máu đông. Nên nếu không được xử trí ngay sẽ dẫn đến hoại tử.
  • Viêm nhiễm phụ khoa: Biến chứng này thường xảy ra với chị em phụ nữ. Tình trạng này là do vị trí lỗ niệu đạo và hậu môn rất gần nhau nên dịch nhầy chứa vi khuẩn có thể lây lan từ hậu môn sang vùng kín khiến chị em dễ bị viêm nhiễm phụ khoa.
  • Hoại tử hậu môn: Khi búi trĩ lòi ra ngoài sẽ là điều kiện để vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm, nếu để lâu dễ dẫn đến hoại tử vùng hậu môn.
  • Ung thư trực tràng: Nếu trĩ hỗn hợp không được điều trị sớm thì bạn sẽ đối mặt với ung thư trực tràng. Lúc này bạn không chỉ phiền toái bởi trĩ mà còn bị đe dọa đến tính mạng.
  • Nhiễm trùng: Nhiễm trùng da và nhiễm trùng máu tạo cơ hội cho bệnh apxe hậu môn hay rò hậu môn hình thành.

5. Làm thế nào để chẩn đoán bệnh trĩ hỗn hợp

Để chẩn đoán bệnh trĩ hỗn hợp, bạn cần đi khám và tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm dưới đây. Các xét nghiệm này cần thiết sẽ giúp bác sĩ biết ngoài bệnh trĩ ra thì vùng hậu môn – trực tràng có gặp vấn đề gì khác nữa không rồi mới có cách điều trị thích hợp với tình trạng bệnh.

Chẩn đoán tình trạng trĩ hỗn hợp như thế nào?

Khám trực tràng

Đây là kỹ thuật chẩn đoán được thực hiện trên hầu hết bệnh nhân mắc trĩ. Bác sĩ sẽ dùng găng tay và tiến hành kiểm tra khu vực hậu môn cũng như vùng da xung quanh. Bác sĩ cũng có thể đưa ngón tay vào bên trong hậu môn để phát hiện những bất thường trong cấu trúc ống hậu môn hoặc sự hiện diện của búi trĩ.

Soi trực tràng

Một ống nội soi mềm, ngắn có gắn camera sẽ được đưa vào trực tràng cho phép bác sĩ có cái nhìn toàn diện về cấu trúc bên trong. Từ đó bác sĩ có thể phát hiện ra bệnh trĩ hỗn hợp hoặc một vấn đề nào khác gây ra các triệu chứng mà bạn đang gặp phải, chẳng hạn như bệnh polyp trực tràng, viêm trực tràng…

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu là cách sẽ giúp phát hiện ra biến chứng thiếu máu hay nhiễm trùng hậu môn do bệnh trĩ hỗn hợp gây ra.

Xét nghiệm phân

Trong phân sẽ có máu lẫn vi khuẩn nên xét nghiệm mẫu phân của bạn sẽ giúp kiểm tra, phát hiện. Xét nghiệm này cũng giúp chẩn đoán, phân biệt bệnh trĩ hỗn hợp với các căn bệnh khác như bệnh Crohn, viêm đại tràng..

6. Cách chữa bệnh trĩ hỗn hợp

6.1. Dùng thuốc chữa bệnh trĩ hỗn hợp

  • Thuốc NSAIDs: Thuốc này còn được biết đến là thuốc kháng viêm không steroid. Nhóm thuốc này bao gồm một số loại thông dụng như Naproxen, Ibuprofen, có tác dụng giảm sưng đau búi trĩ nhanh chóng nhưng cũng có thể mang lại không ít tác dụng phụ nếu dùng kéo dài. Bạn chỉ nên dùng thuốc NSAIDs khi có bác sĩ kê đơn.
  • Thuốc đặt hậu môn: Các loại thuốc đặt hậu môn thường chứa các thành phần như glycerin, bisacodyl hay corticosteroid. Các hoạt chất của thuốc sẽ được phóng thích sau khi được đặt vào hậu môn và có nhiều tác dụng khác nhau như chống táo bón, kích thích nhu động ruột hoặc kháng viêm, làm co mạch.
  • Thuốc mỡ bôi hậu môn: Các loại thuốc mỡ thường có chứa các hoạt chất giảm đau, kháng viêm, chống ngứa tại chỗ nên được dùng nhiều để giúp bạn giảm đau nhức và có thể giúp teo búi trĩ. Các thuốc điều trị tại chỗ cho bệnh trĩ hỗn hợp thông dụng nhất là Trimebutine, Cotripro, Tetracyclin, Proctolog, Gentri-sone…
  • Thuốc làm mềm phân: Thuốc này được chỉ định cho các trường hợp bị bệnh trĩ hỗn hợp có liên quan đến chứng táo bón mãn tính. Thuốc có tác dụng làm chậm quá trình hấp thu nước của ruột, giữ nước cho phân, giúp phân mềm và dễ dàng được đào thải ra ngoài mà không gây đau đớn cho bạn khi đại tiện.
  • Thuốc Đông y: Có rất nhiều bài thuốc Đông y chữa trĩ hỗn hợp như dùng rau diếp cá, lá bỏng... Trong đó lá diếp cá được sử dụng khá nhiều bằng cách ăn sống, xay lấy nước uống rồi dùng bã diếp cá đắp vào hậu môn, hay dùng diếp cá đã phơi khô pha nước uống.

Một số phương pháp điều trị bệnh trĩ hỗn hợp đang có hiện nay

6.2. Điều trị trĩ hỗn hợp bằng phương pháp ngoại khoa

  • Thắt búi trĩ bằng dây chun: Một dải cao su được thắt chặt ngay gốc búi trĩ khiến máu không thể tiếp tục lưu thông vào trong. Khi không còn được cung cấp máu nuôi dưỡng, búi trĩ sẽ dần bị teo lại và hoại tử. Phương pháp này thường được chỉ định khi búi trĩ hỗn hợp sa ra khỏi hậu môn từ 6 – 8 tuần.
  • Tiêm xơ búi trĩ: Bác sĩ sẽ tiêm một thuốc thẳng vào búi trĩ. Cách làm này sẽ làm búi trĩ bị xơ hóa, không thể tiếp nhận máu nuôi dưỡng, dần dần búi trĩ sẽ tự động teo lại.
  • Điều trị bệnh trĩ hỗn hợp bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT: Kỹ thuật HCPT sử dụng sóng điện từ cao tần làm đông các mạch máu tới nuôi búi trĩ. Tiếp đến kéo búi trĩ xuống và dùng dao điện cắt búi trĩ đi. Thực hiện điều trị bằng kỹ thuật này thường kéo dài trong khoảng thời gian từ 20 -30 phút và khá tốn kém. Nhưng HCPT lại gây đau ít, không làm mất máu và bạn có thể ra viện ngay sau phẫu thuật, sinh hoạt bình thường sau 1 tuần.
  • Cắt trĩ hỗn hợp bằng laser: Chuyên gia sẽ dùng các chùm tia laser có cường độ thích chiếu vào để làm teo búi trĩ và cắt đứt búi trĩ. Tuy nhiên phương pháp này không thích hợp cho người bị trĩ hỗn hợp ở giai đoạn nặng.
  • Phẫu thuật cắt trĩ: Khi các phương pháp điều trị trĩ không mấy hiệu quả thì phẫu thuật là sự lựa chọn cuối cùng của người bệnh. Phương pháp này gây ra rất nhiều đau đớn và người bệnh có thể gặp biến chứng hậu phẫu như hẹp hậu môn, xuất huyết hậu môn và rối loạn đại tiện.

Các cách điều trị trĩ hỗn hợp bằng thuốc bôi, thuốc uống hay các phương pháp ngoại khoa tuy giúp giảm đau đớn cho người bệnh, giúp loại bỏ búi trĩ nhưng không loại bỏ được gốc rễ của bệnh trĩ đó là nguyên nhân gây bệnh là táo bón kinh niên. Do đó để có kết quả điều trị tốt nhất, chữa khỏi bệnh trĩ hỗn hợp, không lo bệnh tái phát cũng như phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra như thiếu máu, nứt kẽ hậu môn... bạn có thể chọn viên uống bảo vệ sức khỏe có thành phần thảo dược rất an toàn khi sử dụng lại có thể giúp giảm đau, sa búi trĩ, ngứa. Đặc biệt có viên uống còn giúp điều trị và phòng ngừa táo bón, giúp tăng sức bền của tĩnh mạch, tăng cường sức khỏe tĩnh mạch và đường tiêu hóa. Có được các công dụng này là nhờ viên uống có các thành phần thảo dược an toàn cho bạn như Cao Diếp cá, Nghệ nano, Cao Đương quy, Magie..

7. Chế độ ăn uống, sinh hoạt cho người bị trĩ hỗn hợp

Chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt cũng sẽ góp phần không nhỏ vào việc thuyên giảm các triệu chứng của bệnh trĩ hỗn hợp và ngăn khả năng tái phát của bệnh với những trường hợp chọn điều trị ngoại khoa.

Chế độ sinh hoạt cho người bị trĩ hỗn hợp

  • Có chế độ ăn giàu chất xơ: Chất xơ có thể giúp bạn đại tiện dễ dàng hơn, hạn chế táo bón... Mỗi ngày bạn cần khoảng 25 - 30 chất xơ và bạn có thể bổ sung chất xơ từ những thực phẩm như các loại rau, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt và các loại quả như cam, táo, lê...
  • Uống đủ nước: Bạn có thể bổ sung nước từ nước lọc, nước canh trong bữa cơm và nước hoa quả các loại. Nước không chỉ giúp tiêu hóa dễ dàng mà sẽ giúp làm mềm phân, tránh táo bón.
  • Chườm lạnh: Đây là cách giúp bạn giảm đau tại chỗ khi mắc trĩ hỗn hợp. Dùng túi đá chườm lạnh vào hậu môn từ 10 - 15 phút để giảm đau, chú ý tránh chườm đá trực tiếp lên da mà nên cho đá vào túi chườm.
  • Tắm rửa với nước ấm: Tắm nước ấm giúp cơ thể sảng khoái và cũng là một cách giúp bạn giảm đau mỗi khi bị cơn đau trĩ hành hạ.
  • Tích cực vật động: Bạn có thể chọn vận động bằng các bài tập thể dục thích hợp với sức khỏe và quỹ thời gian của mình. Các bài tập yoga hay kegel rất thích hợp cho bạn luyện tập.
  • Giữ tư thế đúng trong sinh hoạt hàng ngày: Đó là bạn nên tránh mang vác nặng, ngồi làm việc hay đứng quá lâu, tránh ngồi lâu khi đại tiện, không ngồi xổm.... đây là các tư thế người mắc trĩ hỗn hợp nên tránh.
  • Đại tiện đúng cách: Nên tập thói quen đại tiện vào thời gian nhất định trong ngày, không nhịn đại tiện và dùng điện thoại, đọc sách báo khi đại tiện.

8. Cách phòng ngừa trĩ hỗn hợp tái phát

  • Thay đổi thói quen tốt: Những thói quen tốt như nghỉ ngơi khi cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi, tránh đứng lâu, ngồi sai tư thế, không nhịn đại tiện... sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh trĩ tái phát.
  • Thay đổi chế độ ăn uống: Chế độ ăn nhiều chất xơ, đủ nước và tránh những thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, các đồ uống có chất kích thích như rượu bia, trà, cà phê là thói quen bạn nên chú ý nếu không muốn trĩ tái phát.
  • Điều trị táo bón sớm: Khi thấy dấu hiệu táo bón bạn nên điều trị ngay bằng cách thay đổi chế độ ăn nhiều chất xơ, uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày và không ăn hay sử dụng thực phẩm cay nóng và đồ uống không tốt cho tiêu hóa.
  • Thể dục thể thao vừa sức: Mỗi ngày nên dành 30 phút để tập thể thao, thói quen này sẽ giúp bạn khỏe mạnh, dẻo dai và phòng ngừa trĩ tái phát.

Hãy gọi tới tổng đài 1900.12590896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được chuyên gia tư vấn trực tiếp tất cả những thắc mắc về cách điều trị bệnh trĩ hỗn hợp.

  • TAGS

Bài viết được tham vấn bởi

Bác Sĩ Vũ Văn Lực

Chuyên gia tư vấn

Nguyên bác sĩ bệnh viện Đa khoa Hà Thành II

Tổng quan
0
Viết bình luận

Có 0 bình luận:

  1. Sức khỏe A - Z
  2. Bệnh trĩ