Trĩ là tình trạng nhiều chị em gặp phải sau khi sinh con. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trĩ sau sinh và hầu như đều khỏi nếu điều trị đúng cách. Chị em có thể tham khảo thông tin dưới đây để biết cách phòng tránh và điều trị để không bị trĩ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tâm lý sau sinh.
1. Nguyên nhân mắc phải bệnh trĩ sau sinh
- Đã bị trĩ trước hoặc trong lúc mang thai: Đây là trường hợp nhiều chị em gặp phải, đó là đã bị trĩ trước hoặc trong lúc mang thai nên sau khi sinh con không giữ được sức khỏe của bản thân nên bệnh có xu hướng phát triển nặng hơn làm chảy máu hậu môn, tắc búi trĩ...
- Rặn đẻ không đúng cách: Việc rặn đẻ không đúng cách cũng là một nguyên nhân gây nên bệnh trĩ. Khi chị em rặn đẻ sẽ đã tạo áp lực khá lớn đến ổ bụng và xương chậu, khiến búi trĩ dễ bị sa ra ngoài và phát triển ngày càng lớn nếu chị em không biết.
- Ăn kiêng không phù hợp: Sau sinh con, trong thời gian ở cữ, chị em ăn kiêng nên có thể rất dễ mắc phải bệnh trĩ. Ví dụ chế độ ăn quá ít rau xanh, uống không đủ lượng nước theo tiêu chuẩn, ăn đồ cay nóng, đồ mặn hay lười vận động, chỉ ngồi hoặc nằm một chỗ cũng chính là nguyên nhân phát triển căn bệnh trĩ.
- Thai nhi phát triển tạo áp lực lên tĩnh mạch: Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, thai nhi phát triển sẽ tạo áp lực lên thành tĩnh mạch, khiến cho thành tĩnh mạch bị yếu đi, dẫn đến việc tuần hoàn máu trở về tim và phổi trở nên khó khăn hơn. Mặt khác, tình trạng tắc nghẽn tĩnh mạch có thể dẫn đến tình trạng ứ máu, lâu dần sẽ bị căng phồng lên tạo thành các búi trĩ ở hậu môn và trực tràng.
- Vệ sinh không đúng cách: Có thể do nhiều lý do khác nhau mà chị em vệ sinh cá nhân không đúng cách nên vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, từ đó làm bệnh trĩ phát triển.
- Táo bón sau sinh: Sau sinh nhiều chị em bị táo bón. Tình trạng này kéo dài khiến thường phải rặn khi đại tiện nên gây các tổn thương ở mô trên thành hậu môn và trực tràng. Nghiêm trọng hơn nữa là có thể gây nên tình trạng chảy máu do bị cọ xát quá nhiều và quá mạnh.
- Ngồi hoặc đứng quá nhiều: Thời gian ở cữ, chị em thường hạn chế vận động, nằm một chỗ cũng là nguyên nhân gây táo bón dẫn đến trĩ. Đi đại tiện khó khăn sẽ tác động lên vùng hậu môn trực tràng, sau một thời gian sẽ hình thành nên các búi trĩ.
- Do cơ địa: Một số chị em có cơ địa tăng đông máu ở thời kỳ mang thai và sau sinh nên có thể xảy ra biến chứng thuyên tắc búi trĩ.
- Viêm phế quản mãn tính, giãn phế quản, lao động nặng nhọc: Chị em mắc viêm phế quản mãn tính, giãn phế quản, lao động nặng nhọc.... sẽ gặp phải tình trạng tăng áp lực ổ bụng, tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ cao.
2. Các dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh trĩ sau sinh
- Đi cầu ra máu: Đây là biểu hiện phổ biến báo hiệu chị em mắc bệnh trĩ. Ra máu xảy ra với cả trường hợp trĩ nội lẫn trĩ ngoại. Máu lẫn trong phân hoặc thấm ra giấy vệ sinh và kèm theo các cơn đau nhức.
- Sa búi trĩ: Chị em mắc trĩ sau sinh cũng gặp tình trạng này như những người bị trĩ nói chung. Búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn sau khi đại tiện, có thể cảm nhận thấy. Búi trĩ sa là do sự căng giãn quá mức của các tĩnh mạch ở vùng hậu môn, khiến cho các lớp mô này to dần lên.
- Ngứa hậu môn: Hậu môn sẽ ngứa ngáy và khó chịu khi chị em mắc trĩ sau sinh. Thậm chí đôi khi sẽ có cơn đau khi không may lỡ chạm tay vào hậu môn hoặc ngồi xuống bất thình lình.
- Nứt kẽ hậu môn: Kẽ hậu môn bị nứt do hậu môn bị co thắt đột ngột trong quá trình sinh nở hoặc do táo bón. Khi bị táo bón, việc cố rặn khi đại tiện và phân cứng sẽ làm nứt kẽ hậu môn.
- Khối sưng đau hậu môn: Biểu hiện này dễ gặp ở chị em bị trĩ sau sinh. Khi các búi trĩ ngoại bị thuyên tắc hoặc khối trĩ nội sa bị nghẹt gây tắc mạch sẽ dẫn đến khối sưng đau hậu môn. Biểu hiện là một hoặc nhiều khối sưng quanh hậu môn giống như bông hoa, rất đau làm cho chị em không thể ngồi, đi lại hoặc sinh hoạt. Những cơn đau này được mô tả là còn hơn cả đau do chuyển dạ.
3. Trĩ sau sinh có tự khỏi không?
Bệnh trĩ nói chung và bệnh trĩ sau sinh nói riêng đều có thể điều trị khỏi hẳn nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên nhiều chị em bị trĩ sau sinh do chủ quan nghĩ đây là biểu hiện bình thường sau sinh hoặc cố chịu đựng nên khi không chịu được đau đớn mỗi lần đại tiện mới điều trị.
Vì thế để bệnh trĩ không phát triển nặng hơn, khi thấy những dấu hiệu ban đầu như táo bón, đau nhức hậu môn... chị em nên sắp xếp thời gian đi khám ngay. Khám và điều trị kịp thời sẽ giúp quá trình điều trị trở nên đơn giản hơn.
4. Bị trĩ sau sinh thường khác sinh mổ như thế nào?
Chị em bị trĩ sau sinh thường và sinh mổ về cơ bản là giống nhau, với những biểu hiện như là ngứa, đau rát hậu môn, chảy máu mỗi lần đi đại tiện... Và nếu không được phát hiện, điều trị sẽ dẫn đến các biến chứng là mất máu do chảy máu nhiều, nứt kẽ hậu môn, nghẹt búi trĩ, tắc mạch, ung thư hậu môn...
5. Chữa trĩ sau sinh thế nào?
Các cách giảm đau và chữa trĩ sau sinh tại nhà
- Ngâm hậu môn: Để giảm đau chị em có thể ngâm hậu môn trong nước ấm pha với muối để có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm. Mỗi ngày ngâm 1 lần trong 15 - 20 phút, sau đó dùng khăn lau khô và có thể chọn dùng kem bôi trĩ để làm dịu cơn đau nhức ở hậu môn.
- Giữ vùng hậu môn luôn sạch sẽ: Thói quen giữ cho vùng hậu môn luôn sạch sẽ và không ẩm ướt sẽ góp phần trong điều trị bệnh trĩ sau sinh. Môi trường ẩm ướt sẽ là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển. Nên để giữ sạch sẽ vùng hậu môn chị em nên thay quần lót thường xuyên, lau bằng khăn khô...
- Chườm lạnh: Nước đá sẽ có giúp giảm đau và làm tê liệt tạm thời dây thần kinh ở vùng hậu môn. Chị em có thể áp dụng chườm lạnh để xoa dịu khi các cơn đau xuất hiện.
Chế độ dinh dưỡng
Thay vì chế độ ăn kiêng sau sinh, chị em hãy ăn đủ chất, cân bằng dinh dưỡng để có sức khỏe tốt, chăm sóc bé yêu và không ảnh hưởng đến nguồn sữa đồng thời giúp giảm táo bón, nguyên nhân gây trĩ. Bên cạnh những thực phẩm lợi sữa chị em nên ăn thêm rau củ, hoa quả để được cung cấp vitamin và chất xơ. Chị em cũng có thể ăn thêm sữa chua để kích thích tiêu hóa. Tránh ăn thực phẩm cay nóng, đồ chiên rán sẽ gây khó tiêu, kích ứng dạ dày.
Ngoài chế độ dinh dưỡng, chị em nên uống đủ nước vừa tốt cho việc tạo sữa cho em bé vừa cung cấp đủ nước để tiêu hóa được tốt hơn. Mỗi ngày chị em cần uống từ 2 - 2,5 lít nước.
Tập thể dục
Chị em không nên kiêng khem quá kỹ, nên đi lại, tập thể dục nhẹ nhàng chứ không nên nằm lâu một chỗ. Tập thể dục vừa giúp nâng cao sức khỏe, vừa giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn từ đó mà tránh được hoặc giảm trĩ sau sinh.
Sử dụng kem bôi trĩ
Chị em có thể chọn dùng thuốc bôi trĩ để giảm đau nhức, chảy máu, nét kẽ hậu môn... Hiện có rất nhiều loại thuốc để giảm đau, chị em nên chọn loại có thành phần thảo dược an toàn và có tác dụng hỗ trợ điều trị cao là cao diếp cá, nghệ nano, cao trầu không, cao lá nhọ nồi...
Thay đổi thói quen đi vệ sinh
Nên tập đi vệ sinh đúng giờ, điều này giúp chị em tránh được táo bón và tình trạng nhịn đại tiện. Nhịn đại tiện sẽ làm tăng áp lực lên đại tràng lâu ngày sẽ làm mất cảm giác mót rặn. Chị em cũng không nên ngồi lâu trong nhà vệ sinh bởi sẽ gây áp lực lớn lên các tĩnh mạch gây trĩ và táo.
Bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ cho phụ nữ sau sinh
Bài thuốc rau diếp cá
Chị em sau sinh có thể ăn lá diếp cá sống hoặc xay lá diếp cá lấy nước uống hay xông bằng lá diếp cá.
Lá diếp cá rửa sạch, ngâm với một chút muối để ráo rồi ăn kèm cơm và thức ăn. Nếu uống nước diếp cá, chị em cho diếp cá đã rửa sạch xay cùng ít nước, thêm chút đường cho dễ uống.
Với cách xông bằng lá diếp cá, chị em đun lá đã rửa sạch với nước rồi xông hậu môn. Khi nước nguội rồi dùng nước đó rửa hậu môn và lau bằng khăn khô cho sạch sẽ.
Bài thuốc lá thiên lý non
Bài thuốc này dùng lá thiên lý non đã được rửa sạch, thêm chút muối giã nát rồi thêm 30ml nước ấm, chắt lấy nước bỏ bã đi và dùng khăn bông thấm nước đắp vào vùng hậu môn. Thực hiện thường xuyên sẽ đem đến hiệu quả điều trị trĩ sau sinh cho chị em.
Bài thuốc cháo vừng đen
Chị em cần chuẩn bị nguyên liệu: 30g vừng đen xay nhuyễn, 50g gạo nếp, 100g gạo tẻ, 100g thịt heo nạc băm nhỏ.
Cách làm: Vo gạo cho sạch, đổ gạo, vừng đen và 250ml nước vào nấu kỹ, khi cháo gần nhừ thì tiếp tục cho thịt nạc băm vào tới khi cháo mềm, thịt vừa ăn là được. Dùng cháo này 3 – 5 ngày/tuần. Mỗi ngày ăn khoảng 2 bữa sẽ cho hiệu quả tốt nhất.
6. Khi nào cần khám bác sĩ
Sau khi chị em đã áp dụng các cách chữa từ dân gian tại nhà, kết hợp chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi ... mà không thấy tình trạng bệnh được cải thiện, vẫn thấy đau nhức, ngứa hậu môn, chảy máu khi đại tiện thì nên đi khám bác sĩ ngay. Bác sĩ sẽ khám để xem tình trạng bệnh nặng nhẹ đến đâu và chỉ định cách điều trị thích hợp để không ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ.
Cùng với đơn thuốc của bác sĩ, chị em có thể chọn viên uống giúp phòng tránh và điều trị bệnh trĩ sau sinh. Viên uống này có thành phần thảo dược nên an toàn cho người sử dụng trong đó có cả người cho con bú. Nhờ thành phần là diếp cá, cao đương quy, magie, nghệ nano... mà viên uống này sẽ giúp giảm đau nhức, chảy máu, giúp cho tĩnh mạch thêm vững chắc, tránh được táo bón và các biến chứng như sa búi trĩ, nứt kẽ hậu môn...
Trĩ sau sinh khá phổ biến, chị em cũng không cần quá lo lắng để ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe cũng như nguồn sữa mẹ. Chị em cần chú ý ăn nhiều chất xơ, vitamin, uống đủ nước và thường xuyên vận động, chắc chắn sẽ cải thiện được tình trạng phổ biến này.
Hãy gọi tới tổng đài 1900.1259 – 0896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được chuyên gia tư vấn trực tiếp về những giải pháp khắc phục tình trạng trĩ sau khi sinh.
Có 0 bình luận: