Thế giới dược Vinh Gia
THƯƠNG HIỆU UY TÍN

Các cách chữa bệnh trĩ hiệu quả tốt nhất không lo tái phát

ID: 2283   Ngày đăng:
Lượt đọc: 6249

Trĩ là căn bệnh khá phổ biến khi có đến 55% dân số Việt Nam mắc trĩ. Bệnh trĩ khiến bạn đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến tâm trạng cũng như công việc của bạn. Vậy chữa bệnh trĩ thế nào để có kết quả tốt nhất không lo tái phát? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về các cách chữa bệnh trĩ đang được áp dụng phổ biến hiện nay.

Mục lục [ Hiện ]

1. Điều trị nội khoa bệnh trĩ

Dùng thuốc: hiện nay có rất nhiều loại thuốc được dùng để điều trị bệnh trĩ và giúp khắc phục nhanh những triệu chứng khó chịu do trĩ gây ra.

Các loại thuốc gồm có:

  • Thuốc co mạch giúp thắt chặt mạch máu, tác động và thu nhỏ mô mạch, cải thiện tình trạng sa búi trĩ và chảy máu như Phenylephrine, Epinephrine, thuốc đạn Medicone...
  • Thuốc giảm đau chống viêm: có tác dụng giảm đau, kháng viêm. Các loại thuốc thường được dùng là Ibuprofen, Aspirin, Acetaminophen....
  • Sử dụng các loại thuốc mỡ bôi trĩ: ngoài thuốc uống thì các loại thuốc mỡ cũng được dùng nhiều trong điều trị bệnh trĩ. Thuốc giảm ngứa sẽ giúp giảm ngứa ngáy hậu môn như thuốc mỡ, kem Cortizone - 10, thuốc gây tê giảm đau có thuốc trĩ mỡ Americane, kem trĩ gây mê Tronolane, Medicone....

Nhiều người vẫn đang sử dụng thuốc bôi khắc phục bệnh trĩ tại nhà

Bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe: muốn khỏi bệnh trĩ bạn cần thực hiện đầy đủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nhưng do điều trị thuốc tây thường kéo dài nên có không ít trường hợp bị ảnh hưởng đến gan, thận và dạ dày của người bệnh. Vì thế để điều trị hiệu quả, rút ngắn thời gian cũng như tác dụng phụ của thuốc Tây, bạn có thể dùng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có các thành phần thảo dược lành tính là Diếp cá, Meriva, Cao đương quy, Magie, Rutin... Sản phẩm sẽ hỗ trợ điều trị và giúp điều trị bệnh trĩ, cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ như chảy máu, sa búi trĩ, đau rát, ngứa... hay các biến chứng như sa trực tràng, viêm nứt hậu môn... Bên cạnh đó sản phẩm này giúp phòng táo bón, giúp bảo vệ và tăng sức bền của tĩnh mạch, tăng cường sức khỏe tĩnh mạch và đường tiêu hóa.

2. Điều trị ngoại khoa bệnh trĩ

2.1. Chữa bệnh trĩ bằng thủ thuật

Có những thủ thuật nào được áp dụng để điều trị bệnh trĩ?

  • Thắt dây chun: bác sĩ sẽ dùng vòng cao su nhỏ thắt búi trĩ lại và sau 3 - 4 ngày búi trĩ sẽ hoại tử. Cách làm này hiệu quả cao nhưng tùy vị trí trĩ mới thực hiện được. Có một số trường hợp vị trí thắt có nguy cơ xuất huyết, nhiễm trùng, loét do đó bạn phải đi khám ở bệnh viện hay cơ sở y tế có uy tín để được bác sĩ có tay nghề thực hiện thủ thuật.
  • Chích xơ: phương pháp này còn có tên gọi là tiêm xơ búi trĩ, là ký thuật dùng cồn 70o tiêm trực tiếp vào gốc búi trĩ. Tùy thuộc tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ thực hiện tiêm liên tục để ngăn chặn việc máu chảy vào búi trĩ. Khi nguồn dinh dưỡng không có sẽ khiến các búi trĩ teo đi và tự rụng.
  • Quang đông hồng ngoại: đây là phương pháp kết hợp tia hồng ngoại và quang đông, dùng sức nóng làm cho các mô trĩ đông lại để tạo sẹo xơ giảm máu lưu thông đến búi trĩ và cố định được búi trĩ vào ống hậu môn.
  • Cắt trĩ bằng laser: phương pháp cắt trĩ bằng laser đang được áp dụng phổ biến tại các cơ sở y tế và mang lại hiệu quả rất tích cực. Phương pháp này hoạt động dựa trên cơ chế sử dụng các chùm tia laser, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên các búi trĩ, giúp loại bỏ chung một cách nhanh chóng mà không gây đau đớn.

2.2. Cách chữa bệnh trĩ nặng bằng phẫu thuật

Tổng hợp các phương pháp phẫu thuật bệnh trĩ hiện nay

  • Phương pháp HCPT: Đây là phương pháp điều trị bệnh trĩ không can thiệp dao kéo mà dùng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu dựa trên hoạt động của sóng điện cao tần theo nguyên lý sản sinh nhiệt của điện trường dưới hình thức song cao tần. Sóng cao tần được sinh ra do hiện tượng trao đổi các ion mang điện ngay trong tế bào, nó sẽ làm đông, thắt nút mạch máu và dùng dao điện để cắt trĩ.
  • Phương pháp Ferguson: Ferguson là thủ thuật cắt trĩ kín, được thực hiện nhằm loại bỏ búi trĩ mà không ảnh hưởng đến cấu trúc hậu môn. Quá trình cắt này sẽ để lại giữa các búi trĩ các mảnh da niêm mạc. Phương pháp này thường được thực hiện với người bệnh trĩ ở giai đoạn 3 và 4 hay bệnh trĩ tắc mạch.
  • Phương pháp PPH: Đây được xem là bước đột phá trong điều trị bệnh trĩ nội và được thực hiện bằng hình thức xâm lấn trực tiếp không đau, dùng máy kẹp PPH khâu búi trĩ tự động. Nhờ đó cắt đi nguồn cung cấp máu đến các búi trĩ khiến búi trĩ rụng từ từ do thiếu máu nuôi dưỡng.
  • Phương pháp Milligan Morgan: Đây là phương pháp cắt trĩ bằng cách can thiệp cắt riêng từng búi trĩ một và để lại ở giữa các búi trĩ những mảnh da niêm mạc rồi khâu lại.
  • Phương pháp Longo: Phương pháp này dựa trên nguyên lý kéo búi trĩ trở lại vị trí bình thường đồng thời cắt và khâu phần mạch máu cấp làm búi trĩ co nhỏ lại. Vết cắt và khâu được thực hiện ở vùng ít cảm giác của ống hậu môn nên giảm được đau đớn cho người bệnh, chỉ cần nằm viện 3 - 4 ngày là có thể sinh hoạt bình thường.

3. Thay đổi thói quen sinh hoạt giúp trị bệnh trĩ không cần phẫu thuật

Chườm đá lạnh

Cách làm này sẽ giúp giảm cơn đau ở búi trĩ ngay lập tức do đá lạnh làm tê liệt các dây thần kinh ở hậu môn khiến các búi trĩ co lại, giảm hiện tượng sung huyết và sưng đau nhanh chóng. Trước khi chườm đá, bạn nên vệ sinh sạch sẽ tay và hậu môn, rồi dùng đá viên đã được bọc vào khăn mỏng áp lên vùng hậu môn trong thời gian 15 phút.

Tập Kegel, các bài tập trị bệnh trĩ

Bài tập Kegel là bài tập vùng đáy sàn khung xương chậu có tác dụng kích thích hoạt động của các cơ tại vùng chậu. Khi tập Kegel sẽ giúp người bệnh trĩ tăng quá trình lưu thông mạch máu, tăng cường cơ bắp tại hậu môn, trực tràng và có tác dụng giảm nguy cơ bệnh trĩ cho tất cả mọi người.

Ngoài Kegel, bạn có thể chọn tập các bài tập cho bệnh trĩ khác như đi bộ, bài tập cho vùng bụng dưới, bài tập xoay vòng eo... Với bài tập đi bộ để có hiệu quả tốt nhất bạn nên thực hiện như sau: đứng thẳng người, hai tay xuôi theo thân, chú ý vùng bụng dưới, đi chậm rãi giữ hơi thở đều và co hậu môn trong khoảng 3 phút rồi lại trở về trạng thái bình thường. Đi bộ sẽ có tác dụng với bệnh trĩ nếu bạn đi 20 - 30 phút mỗi ngày.

Với bài tập xoay vòng eo bạn chỉ cần thực hiện xoay vòng hông, các tĩnh mạch bị sưng trong trực tràng sẽ dần thuyên giảm. Bài tập này có tác dụng hỗ trợ chữa trĩ nội hiệu quả và đơn giản nhất.

Thực hiện chế độ ăn hợp lý

Chế độ ăn sẽ giúp bạn điều trị bệnh trĩ hiệu quả. Những thực phẩm bạn cần ăn thường xuyên có thực phẩm giàu chất xơ, chất sắt, thực phẩm nhuận tràng, thực phẩm giàu magie. Các thực phẩm này không chỉ tốt cho bạn trong khi điều trị bệnh trĩ mà còn giúp phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả, không lo tái phát.

Có thể khắc phục bệnh trĩ bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt

Uống nhiều nước

Cơ thể cần nước cho quá trình trao đổi chất và giúp cho phân mềm hơn, đào thải dễ hơn. Vì thế uống đủ nước rất cần thiết cho mỗi người, đặc biệt là người bệnh trĩ. Mỗi ngày bạn nên uống ít nhất 2 lít nước.

Ngâm nước muối ấm

Nước ấm có tác dụng thúc đẩy quá trình lưu thông máu ở hậu môn, nên sẽ làm giảm sung huyết và sưng đau một cách nhanh chóng. Trước khi giảm đau bằng cách ngâm nước ấm bạn nên rửa hậu môn sạch sẽ, rửa chậu ngâm, sau khi ngâm 15 phút, bạn dùng khăn lau khô vùng hậu môn.

Hạn chế ngồi quá lâu

Tránh ngồi lâu một chỗ, nên đứng dậy vận động, đi lại cứ sau 1 tiếng đồng hồ để máu được lưu thông qua vùng hậu môn.

Dùng thuốc làm mềm phân

Thuốc này sẽ có tác dụng hạn chế táo bón, giảm bớt căng thẳng, đau hậu môn khi đại tiện.

Mặc quần rộng thoáng mát

Bạn nên chọn các loại quần rộng rãi, chất vải mềm thoáng để hạn chế cọ sát, bó chặt gây viêm nhiễm, gây đau búi trĩ dẫn đến đau hậu môn.

Không rặn quá mạnh khi đi cầu

Rặn mạnh khi đi cầu có thể tạo áp lực lên các tĩnh mạch ở trực tràng dưới làm búi trĩ phình to và dễ chảy máu.

Đi cầu đúng lúc

Bạn không nên nhịn đi cầu vì có thể sẽ thành thói quen không tốt. Phân sẽ bị cứng lại và khô trong ruột, kéo dài sẽ làm bạn bị táo bón và việc đại tiện sẽ khó khăn hơn.

Ngâm người trong bồn tắm

Nước ấm trong bồn tắm sẽ giúp cơ thể lưu thông máu tốt hơn, trong đó có vùng hậu môn và nhờ đó cũng sẽ giảm các cơn đau do bệnh trĩ.

4. Cách chữa trĩ bằng phương pháp dân gian phổ biến tại nhà

Có rất nhiều cách chữa trị bệnh trĩ tại nhà được dân gian áp dụng thành công và những cách chữa dưới đây khá đơn giản vì dễ tìm nguyên liệu, dễ thực hiện.

Một số cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng phương pháp dân gian

4.1. Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng rau diếp cá

Rau diếp cá được sử dụng trong bữa ăn của nhiều gia đình. Rau má có tên khoa học là Ngư tinh thảo. Do rau diếp cá có tính hàn, nên có thể sử dụng để thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, sát trùng. Trong rau diếp cá có chứa một lượng lớn Quercetin, isoquercetin có tác dụng làm bền chắc mao mạch, tĩnh mạch. Ngoài ra, tinh dầu có trong rau diếp cá có tác dụng kháng viêm, tiêu sưng, diệt khuẩn nên có thể sử dụng để chữa các bệnh lý tại đường ruột, hoặc da liễu...

Bạn có thể ăn sống rau diếp cá trong các bữa ăn hoặc nếu không quen ăn sống bạn có thể xay diếp cá rồi cho thêm chút đường sẽ dễ uống hơn. Ngoài cách dùng diếp cá tươi bạn cũng có thể phơi khô cả thân lẫn lá diếp cá, xay thành bột và dùng bột này pha với nước nóng uống hàng ngày.

Diếp cá khi kết hợp với nghệ tươi đập dập, quả sung bổ đôi và ít muối đun với nước để làm nước xông hậu môn cũng là cách điều trị bệnh trĩ được nhiều người áp dụng.

4.2. Mẹo chữa bệnh trĩ tại nhà bằng nghệ

Nghệ là loại củ được dùng điều trị nhiều bệnh lý trong đó có bệnh trĩ. Nhờ thành phần Curcumin mà nghệ có thể giúp giảm đau, tiêu viêm các búi trĩ.

Bạn có thể dùng 1 củ nghệ đã được rửa sạch, giã lấy nước cốt để bôi lên vùng hậu môn đã được vệ sinh sạch sẽ. Chú ý làm sạch các dụng cụ dùng để giã nghệ để đảm bảo an toàn cho hậu môn.

Nghệ có thể dùng trong bài thuốc xông khi kết hợp với các nguyên liệu là lá sung, cúc tần, lá lốt, bồ kết. Nghệ cũng rửa sạch, giã nát. Cho lá sung, cúc tần, lá lốt vào đun sôi rồi mới cho nước nghệ vào đun thêm khoảng 3 phút, tiếp đó mới cho bồ kết vào đun 5 phút nữa thì tắt bếp. Dùng nước này xông hậu môn đã được rửa sạch.

4.3. Cách chữa bệnh trĩ nhẹ với mướp đắng

Mướp đắng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giúp nhuận tràng, đại tiện dễ dàng. Vì thế mướp đắng được dùng trong điều trị bệnh trĩ. Bạn có thể bổ sung mướp đắng trong bữa ăn hàng ngày hoặc xay ép mướp đắng, cho thêm ít mật ong cho dễ uống.

4.4. Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không

Trong lá trầu không có nhiều chất có đặc tính kháng khuẩn, tiêu viêm, sát trùng tốt nên lá trầu từ lâu đã được dân gian dùng chữa bệnh trĩ. Bạn có thể dùng lá trầu không đã được ngâm rửa sạch đun lấy nước để nguội rồi ngâm hậu môn đã được vệ sinh sạch sẽ trong thời gian 10 phút để giảm ngứa ngáy, viêm nhiễm ở hậu môn.

4.5. Điều trị bệnh trĩ từ lá lốt

Cũng như nhiều nguyên liệu chữa bệnh trĩ khác, lá lốt được dùng trong chế biến món ăn và làm vị thuốc chữa trĩ nhờ công dụng tiêu viêm, sát trùng. Do đó bạn có thể dùng lá lốt chế biến món ăn yêu thích hoặc dùng lá lốt và nghệ đã được rửa sạch, thái nhỏ đun lấy nước ngâm rửa hậu môn.

5. Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp đông y bấm huyệt

Cùng với các bài thuốc thảo dược được dùng để chữa bệnh trĩ thì phương pháp Đông y bấm huyệt cũng được sử dụng nhiều. Theo Đông y, bệnh trĩ xảy ra là do tình trạng khí trệ, huyết ứ ở ruột và dạ dày gây ảnh hưởng đến hệ thống tĩnh mạch hậu môn. Bấm huyệt là kích thích vật lý, dùng bàn tay, ngón tay tác động lên huyệt, da thịt, mạch máu, thần kinh để điều trị nhiều bệnh trong đó có bệnh trĩ. Nhờ việc bấm vào đúng các huyệt sẽ giúp lưu thông khí huyết, cải thiện tình trạng trĩ.

Chữa trĩ đơn giản tại nhà nhờ phương pháp bấm huyệt

Các huyệt đạo thường được bấm để điều trị bệnh trĩ gồm có:

  • Huyệt Khổng tối: Là huyệt khích của Thủ thái âm Phế kinh, nằm ở khuỷu tay, cách cổ tay lên trên 7 thốn. Nếu tính từ lằn cổ tay đến lằn nếp khuỷu thì huyệt vị này có vị trí bằng 7/12 khoảng cách trên.
  • Huyệt Bách hội: Huyệt này nằm ở giữa đỉnh đầu, giao điểm của đường chính trung và đường nối hai đỉnh vành tai. Huyệt bách hội là nơi hội tụ của lục phủ ngũ tạng và có tác dụng nâng được dương khí bị hạ hãm.
  • Huyệt Tam túc lý: Là huyệt thuộc kinh Túc dương minh vị, nằm gần đầu gối, cách hõm ngoài đầu gối ngang một bàn tay khoảng 3 thốn. Khi kết hợp với huyệt thừa sơn sẽ có tác dụng sơ thông trệ khí ở tràng vị mà khi tràng vị được thanh sẽ giúp chữa bệnh trĩ hiệu quả.
  • Huyệt Thừa sơn: Huyệt thừa sơn là vị trí nằm ở chỗ hõm của hai bắp cơ sinh đôi. Bạn sẽ nhìn thấy hõm này khi bạn co chân lên, nó sẽ được hiện rõ ràng hơn.
  • Huyệt Thượng liêm: Huyệt này thuộc kinh Thủ dương minh đại tràng, là huyệt nằm ở dưới đầu ngoài nếp gấp ở khuỷu tay 3 thốn.

Hướng dẫn cách bấm huyệt điều trị bệnh trĩ

Sau khi đã biết cách xác định các huyệt, bạn dùng đầu ngón tay cái ấn vào huyệt một lực vừa phải, không quá mạnh, giữ yên hoặc day nhẹ trong thời gian 30 giây và ở mỗi huyệt đạo bạn thực hiện khoảng 2 - 3 lần. Nếu bấm huyệt hàng ngày vào các huyệt đạo này sẽ giúp các búi trĩ co lên từ đó giảm các cơn đau do trĩ.

Lưu ý khi áp dụng phương pháp bấm huyệt chữa trĩ

Bấm huyệt không quá khó nếu bạn biết cách xác định vị trí của các huyệt đạo. Tự bấm huyệt tại nhà vừa tiết kiệm được chi phí cũng như thời gian của bạn. Bấm huyệt không gây biến chứng gì mà rất tốt cho sức khỏe của bạn. Tuy nhiên cần thực hiện thường xuyên để bấm huyệt mang đến tác dụng, tốt nhất là nên kết hợp với điều trị theo chỉ định của bác sĩ để quá trình điều trị có hiệu quả tốt nhất.

6. Áp dụng phương pháp diện chẩn để chữa bệnh trĩ

Tìm hiểu về phương pháp trị bệnh trĩ bằng diện chẩn

Diện chẩn là phương pháp điều trị dựa vào các thao tác day và ấn một số huyệt đạo. Thầy thuốc có thể sử dụng một số dụng cụ khác như cây cào, que dò, búa gõ, cây lăn, điếu ngải cứu... để tác động lên các huyệt nằm trong sơ đồ phản xạ thần kinh ứng gương mặt. Nhờ những thao tác diện chẩn trên gương mặt và một số huyệt đạo trên cơ thể sẽ giúp kích thích hệ thống tuần hoàn máu và hoạt động hiệu quả hơn. Những khó chịu do đau búi trĩ gây ra như đau rát, ngứa ngáy, sưng tấy, nứt hậu môn, chảy máu... sẽ dần thuyên giảm. Diện chẩn cũng sẽ tác động và hỗ trợ quá trình điều trị dứt điểm bệnh trĩ.

Không phải ai cũng biết biện pháp diện chẩn có thể áp dụng để trị bệnh trĩ

Quy trình sử dụng diện chẩn chữa bệnh trĩ

Diện chẩn điều trị bệnh trĩ gồm 3 bước cơ bản sau:

  • Bước 1: Dùng tay day ấn thông nghẹt các huyệt: Huyệt 19, huyệt 14, huyệt 275 , huyệt 26. Hoặc day bộ thông nghẹt tương tự gồm: Huyệt 312, huyệt 184, huyệt 61, huyệt 39, huyệt 85.
  • Bước 2: Day bộ tiêu viêm gồm các huyệt: Huyệt 41, huyệt 127, huyệt 19, huyệt 143, huyệt 26, huyệt 3, huyệt 38.
  • Bước 3: Day bộ tan máu bầm gồm các huyệt: Huyệt 156, huyệt 343, huyệt 344.

Những điều cần lưu ý khi chữa bệnh trĩ bằng diện chẩn

Để diện chẩn có kết quả tốt nhất, bạn nên thực hiện 1 - 2 lần/ngày và mỗi lần trong thời gian 30 phút. Thực hiện cho đến khi bệnh thuyên giảm.

Diện chẩn chỉ tác động đến các huyệt đạo mà không tác động trực tiếp đến búi trĩ nên thường có tác dụng chậm. Do đó bạn cần kiên trì thực hiện mỗi ngày trong thời gian dài. Để diện chẩn phát huy tốt nhất, bạn có thể kết hợp với chế độ ăn uống đủ chất, chọn thực phẩm nhiều chất xơ, vitamin... tránh thực phẩm không tốt cho cơ thể như đồ ăn dầu mỡ, bia rượu.

Có rất nhiều cách điều trị bệnh trĩ nhưng để an toàn và hiệu quả nhất, bạn nên đi khám khi thấy những dấu hiệu như phân lẫn máu, máu thấm ra giấy vệ sinh, ngứa hậu môn... để được bác sĩ chỉ định các điều trị thích hợp, không nên chủ quan tự điều trị.

Hãy gọi tới tổng đài 1900.1259 – 0896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được chuyên gia tư vấn trực tiếp về tất cả các cách chữa bệnh trĩ đang có hiện nay.

  • TAGS

Bài viết được tham vấn bởi

Bác Sĩ Vũ Văn Lực

Chuyên gia tư vấn

Nguyên bác sĩ bệnh viện Đa khoa Hà Thành II

Tổng quan
0
Viết bình luận

Có 0 bình luận:

  1. Sức khỏe A - Z
  2. Bệnh trĩ