Bệnh trĩ sẽ được cải thiện rất nhiều nhờ các thói quen hàng ngày của bạn trong đó có thói quen tập thể dục. Vậy người bệnh trĩ nên có những bài tập chữa bệnh trĩ thế nào để nhanh khỏi và khỏe mạnh sẽ được chia sẻ trong nội dung sau đây.
1. Ích lợi của việc tập thể dục với người bị trĩ
Tập thể dục có lợi thế nào cho sức khỏe ai cũng biết nhưng không nhiều người biết thể dục còn mang đến những lợi ích to lớn với người bệnh trĩ.
- Kích thích lưu thông máu tốt hơn: Nguyên nhân gây sưng tấy tĩnh mạch và hình thành các búi trĩ chính là do ứ trệ máu tại khu vực hậu môn. Tập thể dục thường xuyên giúp kích thích lưu thông máu trong cơ thể, góp phần giải quyết tình trạng ứ đọng máu trong các búi trĩ. Và từ đó ngăn chặn không cho bệnh trĩ phát triển nặng thêm, các búi trĩ cũng không còn sưng to như trước.
- Giảm cân: Tập thể dục đều đặn sẽ giúp duy trì cân nặng ở mức hợp lý, tránh tăng áp lực của trọng lượng lên khu vực hậu môn và dẫn đến bệnh trĩ.
- Kích thích tiêu hóa và chống táo bón: Các môn thể thao phù hợp sẽ giúp kích thích hoạt động co bóp của nhu động ruột và hỗ trợ khả năng bài tiết chất thải ruột già. Hệ tiêu hóa nhờ đó sẽ hoạt động hiệu quả hơn, tránh được chứng táo bón, nguyên nhân gây bệnh trĩ.
- Tốt cho cơ co thắt ở hậu môn: Tập luyện đúng cách giúp các cơ co thắt ở hậu môn được thư giãn, có sức bền và tăng độ đàn hồi.
2. Bài tập thể dục tốt cho người bị trĩ
Bài tập co thắt cơ hậu môn
Bài tập này gồm 3 bước, có tác dụng giúp tăng cường khả năng co thắt cho cơ vòng ở hậu môn, thích hợp với người mới bị búi trĩ lòi ra ngoài. Thực hiện bài tập ở các tư thế nằm, ngồi hoặc đứng đều được.
- Bước 1: Bạn cần thả lỏng để cơ thể thoải mái nhất, sau đó tập trung chú ý vào vùng ổ bụng.
- Bước 2: Hít một hơi thật sâu, kẹp chặt cả hai bên mông và đùi thực hiện co thắt hậu môn như khi nhịn đại tiện, lưỡi uốn lên hàm trên.
- Bước 3: Giữ nguyên trạng thái và nín thở khoảng 10 giây rồi thở ra từ từ, thả lỏng cơ thể cho cơ hậu môn trở về trạng thái bình thường, đồng thời lưỡi cũng hạ xuống.
Nghỉ khoảng 30 giây rồi tiếp tục tập luyện. Mỗi lần nên tập từ 20 – 30 nhịp, tập càng nhiều lần càng tốt.
Bài tập vùng đan điền
Vùng đan điền chính là vùng bụng dưới gần xương mu, là nơi tập trung khí của cơ thể. Thực hiện bài tập này giúp cơ thể tự có phản ứng thắt hậu môn giúp búi trĩ sa ra ngoài có thể co lại dễ dàng. Bài tập này cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận và các cơ, gồm các bước sau:
- Bước 1: Bạn có thể nằm trên giường hoặc trên thảm tập, hai chân duỗi thẳng, tay đặt song song với phần thân.
- Bước 2: Mắt nhắm hờ, tập trung tất cả suy nghĩ về vùng đan điền, hít thở sâu đồng thời thót hậu môn, hai bàn tay co lại, cắn chặt hai hàm răng, các ngón chân cong lên hướng về phía trên.
- Bước 3: Giữ chặt những tư thế này từ 5 – 7 giây, thở ra từ từ và thả lỏng toàn thân. Nghỉ ngơi tại chỗ từ 1 – 2 phút rồi thực hiện tiếp.
Mỗi ngày bạn dành 30 phút để thực hiện bài tập sẽ đem đến hiệu quả tốt nhất.
Bài tập nâng hậu môn
Bài tập thể dục này bạn có thể áp dụng ngay tại nơi làm việc vào những lúc rảnh rỗi.
- Bước 1: Ngồi lên ghế vắt chéo chân và hai tay chống eo, sau đó đứng lên và thực hiện nhót hậu môn.
- Bước 2: Đợi khoảng 5 giây sau thì thả lỏng cơ thể. Những lần kế tiếp thì làm tương tự.
Bài tập đi bộ
Bài tập giúp cơ thể tự có phản ứng co thắt hậu môn khi di chuyển. Đi bộ không chỉ có lợi cho sức khỏe mà còn giúp cho khí huyết được lưu thông và giảm áp lực đè nén lên khu vực hậu môn trực tràng. Mỗi ngày bạn nên đi bộ ít nhất 30 phút, chú ý giữ người ở tư thế thẳng và thả lỏng toàn bộ cơ thể khi đi bộ để đạt được những lợi ích tốt nhất.
Bài tập tăng cường tiêu hóa
Với bài tập này các vấn đề tiêu hóa của bạn sẽ được cải thiện ngay.
- Bước 1: Đứng trên thảm tập với tư thế thẳng, hai chân rộng bằng vai, hai tay đặt song song với phần thân, lòng bàn tay nắm hờ.
- Bước 2: Cúi hai đầu gối xuống nhưng vẫn giữ lưng thẳng, hít sâu và khép chặt miệng, lưỡi thì đánh lên hàm trên. Đồng thời lúc này thực hiện thót hậu môn.
Giữ tư thế khoảng 10 giây sau đó trở về tư thế ban đầu, mỗi ngày nên tập 5 - 7 lần.
Bài tập hít thở
Có 2 cách để bạn cải thiện đường tiêu hóa bằng bài tập hít thở.
- Cách 1: Nằm ngửa trên sàn và thả lỏng toàn thân, đặt hai bàn tay chéo lên nhau, từ từ xoa bụng theo chiều kim đồng hồ. Vừa xoa bạn vừa hít thở như tập yoga, hít vào phình bụng lên và thở ra thì xẹp bụng xuống. Bạn có thể thực hiện động tác này nhiều lần trong ngày.
- Cách 2: Nằm ngửa trên sàn, duỗi thẳng hai chân, hai tay để dọc thân, mắt nhắm hờ, tập trung suy nghĩ vào vùng đan điền. Hít vào bạn co thót hậu môn, nắm chặt lòng bàn tay, khép chặt răng, co ngược ngón chân về phía đầu và giữ tư thế này trong 5 giây rồi từ từ thở ra, thả lỏng toàn thân.
Bài tập thư giãn giúp tăng cường lưu thông máu
Các bài tập thiền sẽ giúp bạn thư giãn tinh thần và cơ thể. Khi máu được lưu thông tốt sẽ giúp các cơ quan hoạt động trơn tru, phòng ngừa nhiều bệnh trong đó có bệnh trĩ.
Bạn có thể thực hiện bài thiền đơn giản nhất là nằm ngửa trên sàn, hai mắt nhắm hờ, hai tay buông thõng để dọc thân, hai chân duỗi thẳng mở rộng bằng vai. Tập trung vào phần bụng rồi hít từ từ vào cảm nhận bụng phồng lên, thở ra sao cho bụng xẹp xuống. Thực hiện bài tập này khoảng 30 phút.
3. Tập yoga toàn thân kết hợp thở để chữa bệnh trĩ
Bài tập Sarvanga Asana
Bài tập này có tác dụng hạn chế máu tập trung ở vùng bụng dưới, kích thích co bóp ở cơ bụng và nhu động ruột và nhờ đó mà giảm táo bón và đại tiện dễ dàng hơn.
Bạn nằm ngửa trên thảm tập, hai đầu gối gập lại, hai tay để dọc thân người, bàn tay úp. Hít thở thật sâu rồi nâng đầu gối hướng về phía ngực, hai tay đồng thời chống xuống sàn nâng người lên. Thở đều và giữ tư thế này khoảng 10 giây rồi hạ người xuống. Đầu và vai nâng lên, cuộn người về tư thế gập người về trước. Đầu tựa lên đầu gối để thư giãn và hít thở.
Bài tập trồng cây chuối
Bài tập này khó thực hiện nhưng lại có tác dụng tốt đối với người bệnh trĩ, sẽ giúp cải thiện máu lên não, tăng cường hoạt động ở phổi và giảm áp lực từ vùng lưng dưới trở xuống.
Ngồi quỳ trên sàn, người cúi gập về phía trước, hai khuỷu tay đặt xuống sàn còn 2 tay nắm vào nhau tạo thành hình tam giác. Tiếp đến đặt đỉnh đầu xuống sàn, hai tay đan vào nhau làm trụ. Từ từ nâng mông và hai chân thẳng lên cao tạo thành tư thế cây chuối. Giữ tư thế 5 giây rồi từ từ về tư thế ban đầu.
Bài tập tư thế con cá
Nằm xuống sàn hoặc thảm tập, hai đầu gối khép lại và để thật thẳng. Di chuyển hai bàn tay đặt xuống dưới mông đồng thời lòng bàn tay đặt úp xuống sàn nhà. Bạn hít vào nhẹ nhàng rồi nâng ngực và cổ lên dần dần. Chú ý là đỉnh đầu phải chạm được sàn nhà, trọng tâm của cơ thể giờ đặt nhiều ở tay. Giữ tư thế hít vào thở ra 4 lần rồi về vị trí ban đầu.
Bài tập tư thế thẳng đứng
Thực hiện bài tập bằng cách đứng thẳng, hai chân dang rộng bằng vai, hai tay thì thả lỏng. Hai đầu gối hạ kiểu đang đứng tấn, chú ý giữ thẳng lưng. Miệng khép lại, lưỡi thì đưa sát vòm miệng cho nước bọt tiết ra. Khi nước bọt đầy miệng thì hít sâu vào để lưỡi áp hàm trên. Đồng thời nuốt từ từ, thóp hậu môn và nín thở khoảng 10 giây. Thở ra thả lỏng hậu môn. Mỗi ngày thực hiện bài tập 2 lần, mỗi lần 25 phút.
Bài tập kết hợp nhiều tư thế
Đây là bài tập kết hợp nhiều tư thế. Bạn có thể chọn một trong ba tư thế nằm, ngồi hoặc đứng, thả lỏng cơ rồi tập trung vào bụng dưới, ép chặt mông đùi, hít thật sâu, chú ý lưỡi áp vào hàm trên. Đồng thời lúc này nhớ co thắt và hóp hậu môn lại, nín thở trong vài giây rồi thở ra. Sau đó để hậu môn buông lỏng rồi đưa lưỡi hạ xuống. Thực hiện bài tập 4 lần một ngày, mỗi lần khoảng 40 nhịp.
Bài tập như đang đi bộ
Bài tập này giống như lúc bạn đi bộ. Chú ý thẳng lưng, miệng khép hờ, hai tay thả tự do, tập trung vào bụng dưới. Các ngón chân gập bám chặt vào mặt đất, cố gắng co thắt vùng hậu môn và thóp nhẹ nhàng, đi bộ chậm rãi kết hợp với hít thở đều đặn. Thực hiện bài tập khoảng 7 phút rồi thư giãn hậu môn. Bài tập có tác dụng tích cực với người bệnh trĩ và cả người bị sa trực tràng, rò hậu môn.
4. Tập kegel cũng rất tốt cho người bệnh trĩ
4.1. Bài tập kegel dành cho người bị bệnh trĩ là gì?
Kegel còn gọi là bài tập vùng đáy sàn khung xương chậu do bác sĩ Arnold Kegel khai sinh. Bài tập có tác dụng giúp kích thích hoạt động của các cơ vùng xương chậu. Nhờ đó các cơ sẽ săn chắc hơn và cơ quan sinh dục của nam giới, nữ giới hoạt động hiệu quả hơn.
Với người bệnh trĩ, bài tập Kegel có tác dụng tăng lưu thông mạch máu, tăng cường cơ bắp vùng hậu môn, trực tràng... và giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ, thích hợp trong điều trị bệnh trĩ ở giai đoạn đầu. Nên bài tập Kegel được các chuyên gia khuyến khích người bệnh trĩ luyện tập.
4.2. Một số bài tập kegel dành cho người bị bệnh trĩ
Bài tập kegel cho nữ giới mang thai và sau sinh
- Nín tiểu: Bạn co âm đạo rồi thả lỏng, động tác này giống như lúc bạn nhịn tiểu hoặc đang đi tiểu mà dừng giữa chừng. Thực hiện liên tục không chỉ giúp nữ giới phòng tránh bệnh trĩ mà còn giúp co và se khít âm đạo. Bài tập này không vận động cơ bụng, chân, lưng và mông nên nếu thấy đau mỏi cơ bụng, cơ chân hay bụng phập phồng thì bạn đã tập sai cách.
- Tập với các ngón tay: Rửa sạch tay và luồn tay vào âm đạo, co thắt âm đạo để kẹp chặt ngón tay rồi thả lỏng. Thực hiện thường xuyên sẽ thấy âm đạo co lại và se khít.
- Co thắt âm đạo: Thực hiện co thắt âm đạo, rồi thả lỏng và thực hiện động tác này nhiều lần.
Lặp lại nhiều lần kết hợp các bài tập, thực hiện bài tập co thắt âm đạo trong 3 giây, rồi thả lỏng và lặp lại liên tục 10 lần. Bạn có thể thực hiện bài tập Kegel khi ngồi làm việc, khi nằm nghỉ... Xương chậu của bạn sẽ hoạt động hiệu quả hơn và mạch máu ở hậu môn sẽ lưu thông dễ hơn, nhờ đó búi trĩ sẽ co lại nhanh chóng.
Bài tập kegel cho nam giới
Nam giới khi tập Kegel không chỉ giúp điều trị bệnh trĩ mà còn chữa sinh lý, phòng tránh nguy cơ xuất tinh sớm. Để thực hiện bài tập này, nam giới cần xác định được cơ PC (nối từ xương cụt đến xương mu), bằng cách đi tiểu nhưng dừng giữa chừng, sẽ thấy cơ PC co thắt.
Kegel cho nam giới có 4 bài tập, đó là:
- Bài tập 1: Nam giới siết, giữ chặt cơ PC trong 10 giây, tiếp đến thả lỏng và nghỉ trong 10 giây rồi lặp lại động tác 3 lần liên tục. Tiếp tục siết, giữ chặt và thả cơ PC trong 5 giây, thả lỏng và nghỉ 5 giây, thực hiện 5 lần. Cuối cùng thực hiện giữ chặt và thả cơ PC trong 30 giây, rồi thả lỏng và nghỉ 30 giây, thực hiện 3 lần liên tục.
- Bài tập 2: Siết chặt và giữ cơ PC trong vòng 5 giây, rồi thả lỏng và lặp đi lặp lại động tác này 10 lần liên tiếp. Việc siết chặt và giữ cơ PC càng lâu sẽ càng tốt và nên thả lỏng PC với thời gian như khi bạn siết chặt được.
- Bài tập 3: Siết chặt cơ PC hết mức có thể, rồi thả lỏng trong khoảng thời gian tương đương. Thực hiện liên tục như vậy 30 lần.
- Bài tập 4: Thực hiện siết chặt cơ PC trong vòng 2 phút, rồi thả lỏng. Nam giới có thể thực hiện bài tập này càng nhiều càng tốt.
Các bài tập trĩ được đánh giá là có tác dụng hỗ trợ hiệu quả trong điều trị bệnh trĩ. Tuy nhiên để đạt được kết quả điều trị tốt nhất và không lo bệnh tái phát thì ngoài các yếu tố là chế độ ăn uống hàng ngày, thói quen tập thể dục, nghỉ ngơi, uống thuốc theo đơn của bác sĩ thì bạn nên chọn hỗ trợ từ viên uống thảo dược giúp điều trị triệt để. Viên uống bảo vệ sức khỏe có thành phần Cao diếp cá, Cao Đương quy, tinh chất nghệ dạng Meriva, Rutin, Magie... không chỉ an toàn mà còn rất tốt để điều trị bệnh trĩ nhờ tác dụng giảm đau nhức, chảy máu hậu môn, phòng tránh nứt kẽ hậu môn, sa búi trĩ và đặc biệt là tăng cường sức bền của tĩnh mạch, chống táo bón, tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa.
Hãy gọi tới tổng đài 1900.1259 – 0896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được chuyên gia tư vấn trực tiếp về các loại bài tập tốt cho người bệnh trĩ.
Có 0 bình luận: