Đau bụng dưới là một trong những triệu chứng thường gặp sau khi phá thai. Tuy vậy, nếu tình trạng này kéo dài hơn so với bình thường, thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn có nguy cơ phải đối mặt với biến chứng sau phá thai. Vậy thực hư đau bụng dưới sau khi phá thai có nguy hiểm hay không? Nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng này ra sao? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn giải đáp những thắc mắc đó.
1. Những nguyên nhân dẫn đến đau bụng dưới sau khi phá thai là gì?
Phá thai xong bị đau bụng dưới là tình trạng dễ gặp ở chị em sau khi tiến hành nạo phá thai. Triệu chứng này có thể kéo dài từ 5-7 ngày, hoặc lâu nhất 10 ngày tùy thể trạng mỗi người và nguyên nhân gây ra. Một số nguyên nhân điển hình dẫn đến hiện tượng này có thể kể đến như:
Nhiễm trùng sau phẫu thuật
Nhiễm trùng sau khi phẫu thuật có thể xuất phát từ 2 nguyên nhân chủ quan và khách quan. Khách quan do dụng cụ phẫu thuật chưa được làm sạch, khử trùng tốt hoặc do nhân viên y tế thực hiện phẫu thuật thao tác không đảm bảo vệ sinh. Nhưng đau bụng dưới sau khi phá thai cũng có thể đến từ việc vệ sinh cá nhân không đúng cách. Khi bị nhiễm trùng, cơ thể sẽ thường có dấu hiệu sốt cao, đau bụng dữ dội, xuất huyết âm đạo, máu kèm với dịch vàng, có mùi tanh
Sót thai
Nếu sau khi phá thai, cơ thể xuất hiện tình trạng âm đạo co thắt, chảy máu âm đạo, máu sẫm màu, có những cục máu đông lớn, đau bụng dưới liên tục trong nhiều ngày, thì nguy cơ cao là do sót thai hay sót nhau sau khi phá thai. Phẫu thuật phá thai thất bại, thai còn lưu lại trong tử cung dẫn đến đau bụng dưới sau khi phá thai.
Thủng tử cung
Thủng tử cung là biến chứng nguy hiểm gây ra đau bụng dưới sau khi phá thai. Người bệnh sẽ có những cơn đau đột ngột và dữ dội, không rõ nguyên nhân, âm đạo bị xuất huyết liên tục. Đối với trường hợp âm đạo bị xuất huyết trong sẽ ảnh hưởng xấu đến bàng quang và trực tràng.
Xuất huyết tử cung
Đau bụng dưới sau khi phá thai do xuất huyết tử cung có thể đến ngay sau vài giờ phẫu thuật. Cường độ cơn đau mạnh, dữ dội như bị dao cắt, âm đạo có một lượng máu nhỏ chảy ra. Tỉ lệ xuất huyết tử cung ở những người có tử cung bị quá nghiêng hoặc quá hẹp cao hơn so với người bình thường
Tử cung bị tụ máu
Trường hợp tử cung bị tụ máu sau khi tiến hành nạo phá thai là tình trạng âm đạo không thấy ra máu hoặc ra rất ít. Điều này, hoàn toàn không đúng với phản ứng cơ thể thông thường. Bởi máu xuất huyết sau khi phá thai bao gồm bào thai và lớp niêm mạc tử cung được cho ra ngoài. Tụ máu ở tử cung gây lên những cơn đau dữ dội, thành tử cung bị căng cứng, áp lực bên trong tăng có thể gây vỡ tử cung...Rõ ràng, cơn đau bụng dưới sau khi phá thai do tụ máu tử cung tiềm ẩn mối nguy hại với tính mạng
Lạc nội mạc tử cung
Trong quá trình phá thai, các cơn co thắt tử cung, cộng với áp lực máy nạo hút thai sẽ khiến máu trong tử cung, chạy theo đường ống dẫn trứng đi vào ổ bụng. Lớp nội mạc tử cung sẽ tạo lớp màng con trong khoang bụng gây ra hiện tượng lạc nội mạc tử cung. Hệ lụy là gây ra các cơn đau bụng dưới sau khi phá thai hoặc thậm chí dẫn tới vô sinh thứ phát
2. Đau bụng dưới sau khi phá thai có nguy hiểm không?
Phần lớn chị em sau khi thực hiện thủ thuật phá thai đều gặp phải tình trạng đau bụng dưới hoặc rối loạn kinh nguyệt. Thông thường tình trạng này sẽ kéo dài khoảng 5 - 10 ngày sau khi phá thai, tùy thuộc vào phương pháp nạo phá cũng như cơ địa mỗi người. Nếu thời gian đau bụng kéo dài hơn so với mức bình thường thì đây là dấu hiệu nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh sản nói riêng. Lúc này, cần đến các cơ sở y tế uy tín, chất lượng để thăm khám. Tốt nhất, nên tìm đến các địa chỉ bệnh viện có trang thiết bị hiện đại, tân tiến, đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm, kỹ thuật tốt, được nhiều người tin cậy, nhằm hạn chế tối đa các tác nhân khách quan ảnh hưởng đến tiến trình phẫu thuật phá thai.
Nếu đau bụng dưới sau khi phá thai không được chẩn đoán rõ nguyên nhân, kết hợp với điều trị kịp thời và đúng cách, có thể sẽ để lại những dị tật vĩnh viễn gây ra vô sinh, nặng nhất còn có thể dẫn đến tử vong do nhiễm trùng máu, xuất huyết nội.... Nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản của chị em và có thể dẫn tới vô sinh. Thậm chí, có trường hợp bị xuất huyết kéo dài và dẫn đến băng huyết, đe dọa đến tính mạng thai phụ.
Theo một số nghiên cứu, khoảng 20% chị em sau khi phá thai sẽ gặp phải tình trạng xuất huyết, rong huyết, vô kinh… kèm theo một vài tác dụng phụ thường gặp là buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi.... Tình trạng này kéo dài là nguyên nhân hàng đầu gây viêm nhiễm vùng kín và nguy cơ mắc các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm khác như u xơ tử cung, polyp cổ tử cung...
Hơn nữa, việc phá thai sẽ khiến tử cung bị mỏng đi, dễ tổn thương đặc biệt nếu thực hiện ở những cơ sở không đảm bảo thì rất dễ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm, về lâu dài phải kể đến vô sinh, hiếm muộn. Do đó, để phòng ngừa việc mang thai ngoài mong muốn tốt nhất, chị em nên lựa chọn phương pháp ngừa thai an toàn như dùng bao cao su, miếng dán tránh thai, tính ngày… để tránh những biến chứng nguy hiểm.
3. Cách giảm đau bụng dưới sau khi phá thai
Ngoài việc can thiệp các phương pháp điều trị từ bác sĩ thì có thể áp dụng một số cách làm giảm đau bụng dưới sau khi phá thai như:
- Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ: Trước và sau khi phá thai chị em buộc phải tuân thủ theo sự dặn dò của bác sĩ. Đồng thời, phải tái khám sau 2 tuần để đảm bảo việc hút thai đã thành công và không để lại biến chứng nguy hiểm gì.
- Chườm túi nước nóng làm ấm vùng bụng.
- Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý: Sau khi sảy thai cơ thể người phụ nữ rất yếu. Do đó, chị em nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để cơ thể dần hồi phục. Bên cạnh đó, người thân trong gia đình luôn ở bên cạnh động viên, an ủi tinh thần giúp người phụ nữ nhanh phục hồi về thể chất và tâm lý. Tránh cảm giác lo lắng, tội lỗi, căng thẳng có thể dẫn tới trầm cảm.
- Không nên vận động mạnh, đi lại hoặc ngồi nhiều một chỗ.
- Ăn những đồ ăn nóng ấm, tốt cho cơ thể khi vừa phẫu thuật xong. Hạn chế các đồ lạnh, gây khó tiêu, các chất kích thích như bia rượu, cà phê, trà....
- Kiêng quan hệ tình dục trong thời gian này bởi các động tác khi “yêu” rất dễ gây viêm nhiễm hoặc tổn thương đến tử cung và gây đau đớn.
- Làm sạch vùng kín đúng cách, giữ vùng kín luôn khô thoáng, tránh viêm nhiễm.
- Không dùng dụng cụ vệ sinh có tính tẩy rửa mạnh, độ PH cao hay các dụng cụ thụt rửa âm đạo.
Đặc biệt, trong thời gian này, các chị em nên sử dụng thêm sản phẩm giúp ngăn ngừa viêm nhiễm phụ khoa, giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn sau khi phẫu thuật phá thai. Chị em nên tìm hiểu và lựa chọn sản phẩm hỗ trợ được bào chế từ các vị thảo dược thiên nhiên tốt cho sức khỏe nói chung và sức khỏe phụ nữ nói riêng như: Hoàng bá, khổ sâm, dây ký ninh, diếp cá, trinh nữ hoàng cung và Immune Gamma. Đây đều là những kháng sinh tự nhiên, giúp chống viêm, làm lành các tổn thương do viêm, ngăn ngừa và đẩy lùi tình trạng viêm nhiễm sau khi nạo phá thai. Cân bằng độ PH âm đạo, kiểm soát dịch tiết âm đạo. Tăng cường sức đề kháng và sức khỏe cho chị em phụ nữ. Phòng ngừa nguy cơ ung thư phần phụ và giảm thiểu các biến chứng của viêm nhiễm phụ khoa. Sau khi phẫu thuật nạo phá thai, âm đạo và tử cung của chị em rất dễ bị viêm nhiễm nếu không được vệ sinh và kiêng khem đúng cách. Do đó, sử dụng sản phẩm hỗ trợ ngăn ngừa viêm nhiễm phụ khoa là một biện pháp cần thiết
Đau bụng dưới sau khi phá thai không phải là hiện tượng hiếm gặp, song chị em cũng không nên chủ quan mà phải luôn theo dõi tình trạng sức khỏe của mình. Cần đến các bệnh viện uy tín để thăm khám nếu thấy các dấu hiệu lạ. Đồng thời cũng nên bổ sung các thực phẩm hỗ trợ giúp ngăn ngừa viêm nhiễm, giảm thiểu nguy cơ biến chứng sau khi phá thai.
Để được chuyên gia tư vấn miễn phí về tình trạng đau bụng dưới sau phá thai - Hãy gọi: 1900.1259 – 0243.993.0899 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn
Có 0 bình luận: