Thế giới dược Vinh Gia
THƯƠNG HIỆU UY TÍN

Nguyên nhân và giải pháp của đau bụng dưới nhưng không ra máu ở nữ giới

ID: 2545   Ngày đăng:
Lượt đọc: 2379

Đau bụng dưới nhưng không ra máu là tình trạng khiến nhiều chị em hoang mang không biết mình đang mắc phải bệnh gì hay cơ thể mình đang thay đổi ra sao. Để giải đáp thắc mắc này, đừng bỏ qua những nguyên nhân của tình trạng đau bụng dưới nhưng không ra máu dưới đây nhé. 

Mục lục [ Hiện ]

1. Nguyên nhân đau bụng dưới nhưng không ra máu 

Đau bụng dưới là hiện tượng mà đa số phụ nữ gặp phải, đặc biệt cơn đau thường hay xuất hiện ở đầu chu kỳ kinh nguyệt và là điều bình thường. Tuy nhiên, nhiều chị em cũng có thể gặp tình trạng đau bụng dưới nhưng không ra máu khi đến "tháng" hoặc đau bụng dưới nhưng không có kinh nếu chẳng may bị mắc bệnh lý nào đó. Lúc này, bạn nên bình tĩnh, quan sát các biểu hiện kèm theo, đi khám chuyên khoa để nắm được tình trạng của mình. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra chứng đau bụng dưới nhưng không ra máu, chị em tham khảo.

Điểm danh những nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng dưới nhưng không ra máu

1.1. Báo hiệu có thai

Đau bụng dưới nhưng không ra máu có thể là tin vui đối với nhiều chị em bởi đây chính là tín hiệu thông báo bạn đang có thai. Nguyên nhân khiến bạn bị đau bụng âm ỉ khi mới mang thai đó là do trong những tuần đầu, trứng đã được thụ tinh cần di chuyển về tử cung để làm ổ cho thai phát triển. Bên cạnh biểu hiện đau bụng, các dấu hiệu có thai đi kèm mà chị em có thể gặp phải đó là: bụng to hơn, ngực đầy tròn và có chút đau tức, người cảm có cảm giác mệt mỏi,.... 

1.2. Do hiện tượng tiền mãn kinh

Hiện tượng tiền mãn kinh thường xuất hiện ở những phụ nữ giai đoạn 45 đến 50 tuổi. Đây là giai đoạn buồng trứng trong cơ thể hoạt động kém hơn trước, nội tiết tố cũng bắt đầu bị suy giảm khiến cho chu kỳ kinh nguyệt cũng bị rối loạn. Hiện tượng tiền mãn kinh cũng là một trong những nguyên nhân của tình trạng đau bụng nhưng không ra máu

1.3. Mất cân bằng hormone

Bên cạnh dấu hiệu đau bụng dưới nhưng không ra máu, tình trạng mất cân bằng hormone ở nữ giới có một số biểu hiện đi kèm khác như: tóc khô xơ, hay bị đau đầu, người bốc hỏa, hay cáu gắt, khó chịu,.... Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất cân bằng hormone ở nữ giới thường là do tuổi tác, người sau sinh bị giảm nội tiết tố, cắt buồng trứng, do dùng thuốc tránh thai,.... 

1.4. Tắc kinh ứ huyết

Tắc kinh ứ huyết cũng là nguyên nhân có thể gây ra đau bụng dưới ở nữ giới. Đây được coi là một dạng rối loạn kinh nguyệt thường gặp. Khi bị tắc kinh, chị em có thể vẫn gặp các dấu hiệu như đang hành kinh nhưng máu không thoát ra được. Tình trạng tắc kinh kéo dài có thể gây ra mất kinh ở phụ nữ. 

1.5. Sử dụng thuốc tránh thai

Nguyên nhân đau bụng dưới nhưng không có kinh tiếp theo có thể nói đến là tác dụng phụ của thuốc tránh thai mà bạn đang sử dụng. Bên cạnh thuốc tránh thai còn có một số loại thuốc khác có thể gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt ở chị em phụ nữ như: kháng sinh liều cao, thuốc nội tiết, thuốc an thần,.... 

1.6. Nạo phá thai

Dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm từ chứng đau bụng dưới mà không có kinh

Khi hút thai thành công, thông thường chị em phụ nữ sẽ thường phải đối mặt với những cơn đau âm ỉ ở bụng dưới. Tuy nhiên đây là biểu hiện rất bình thường bởi tử cung cần co bóp để đẩy toàn bộ các mảng vỡ niêm mạc ra ngoài. Tuy nhiên, sau khi nạo thai vài ngày, chị em còn có thể gặp phải một số dấu hiệu khác như: ra máu âm đạo, rối loạn kinh nguyệt, mệt mỏi, buồn nôn,.... 

1.7. Viêm bàng quang kẽ

Đau bụng dưới nhưng không ra máu còn có thể do bệnh viêm bàng quang. Khi mắc bệnh viêm bàng quang kẽ, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng đi kèm như: đi vệ sinh nhiều lần, tiểu buốt, tiểu rắt, bị đau khi tiểu tiện hoặc khi quan hệ tình dục. 

1.8. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nguyên nhân tiếp theo của tình trạng đau bụng dưới nhưng không có kinh đó là nhiễm trùng đường tiết niệu. Người bị nhiễm trùng đường tiết niệu thường có triệu chứng đau bụng và đau một bên của lưng dưới. Cũng giống như bệnh viêm bàng quang kẽ ở trên, bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu có thể khiến người bệnh mất ăn, mất ngủ nếu không được chữa trị kịp thời. 

1.9. Sỏi thận

Bệnh sỏi thận là sự tích tụ của muối và khoáng chất lắng đọng lại từ nước tiểu. Về lâu về dài, những cặn lắng đó có thể phát triển lớn hơn thành những viên sỏi to. Khi viên sỏi di chuyển từ thận đến bàng quang sẽ gây ra triệu chứng đau bụng dưới và đau ở vùng xương chậu. Khi đó, màu nước tiểu sẽ dần chuyển sang màu hồng hoặc đỏ như máu.

1.10. Bệnh viêm vùng chậu

Bệnh viêm vùng chậu cũng là một dạng bệnh phụ khoa xuất hiện do nhiễm trùng ở một trong các vị trí như: tử cung, buồng trứng hay ống dẫn trứng. Chính bởi vậy nên nó gây ra những cơn đau bụng dưới và không có máu kinh xuất hiện. Bệnh viêm vùng chậu nếu không được phát hiện kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm hiểm như: thai ngoài tử cung, áp xe buồng trứng, vô sinh,.... 

1.11. Đa nang buồng trứng 

Đa nang buồng trứng là hội chứng xảy ra ở những chị em phụ nữ có quá nhiều hormone nam trong người trong khi lượng hormone nữ lại không đủ. Do vậy nên hiện tượng rụng trứng cũng trở nên bất thường hơn. Đối với những chị em được chẩn đoán mắc phải bệnh này thường có triệu chứng đau bụng dưới nhưng không có kinh và chu kỳ kinh nguyệt có thể dài hơn bình thường, ít hơn bình thường hoặc chậm kinh, tắc kinh.

1.12. Dấu hiệu bệnh lạc nội mạc tử cung

Bệnh lạc nội mạc tử cung là bệnh mà các mô phát triển ra bên ngoài tử cung, thường sẽ phát triển ở ống dẫn trứng, buồng trứng,.... Lạc nội mạc tử cung sẽ gây ra cảm giác đau bụng dưới ở chị em trước khi chu kỳ hành kinh diễn ra vài ngày. Thêm vào đó, trong quá trình hành kinh, cơn đau có thể xuất hiện nhiều ở vùng chậu. 

1.13. Dấu hiệu bệnh u xơ tử cung

U xơ tử cung là khối u lành tính xuất hiện bên trong cơ tử cung. Đó hoàn toàn không phải khối ung thư. Tuy nhiên u xơ tử cung sẽ lớn dần và chèn ép, tác động đến tử cung và bàng quang gây nên chứng đau bụng dưới nhưng không có kinh. Bên cạnh đó, bệnh u xơ tử cung có thể làm rối loạn kinh nguyệt và ảnh hưởng đến tỉ lệ thụ thai hoặc gây vô sinh ở phụ nữ. 

1.14. Dấu hiệu bệnh u nang buồng trứng

U nang buồng trứng là một khối chứa dịch hoặc chất rắn có dạng như bã đậu. Chúng phát triển bất thường ở trên bể mặt và bên trong buồng trứng. U nang buồng trứng thường không quá nguy hiểm nhưng thỉnh thoảng lại làm bạn thấy đau bụng dưới giống đau bụng kinh nhưng không ra máu hay thậm chí đau dữ dội.

1.15. Đau bụng dưới nhưng không ra máu do polyp tử cung

Polyp tử cung là sự tăng trưởng quá mức của lớp nội mạc tử cung, khiến bạn bị đau bụng, khó chịu như sắp đến ngày hành kinh nhưng lại không ra máu. Bệnh này có thể tiến triển sang ung thư tử cung nên sẽ được thực hiện cắt bỏ polyp.

2. Nên làm gì khi đau bụng dưới nhưng không có kinh? 

Chị em nên làm gì khi bị đau bụng dưới mà không có kinh

Để khắc phục tình trạng đau bụng dưới nhưng không có kinh, bạn có thể thực hiện một số điều sau đây: 

  • Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh có nhiều rau xanh và luôn đảm bảo có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. 
  • Thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học như: ngủ đủ 8 tiếng, rèn luyện sức khỏe, hạn chế tối đa để bản thân căng thẳng,.... 
  • Nếu tình trạng đau bụng dưới kéo dài, thì chị em cần thăm khám bác sĩ tại các cơ sở uy tín để được hỗ trợ và xử lý kịp thời. 

Bệnh phụ khoa ở nữ giới được khuyến cáo là không nên điều trị tại nhà mà cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và chữa trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, chị em có thể tham khảo một số sản phẩm thảo dược có tác dụng cải thiện triệu chứng của các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Các sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị phụ khoa hầu hết đều chứa các thành phần lành tính như: Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm, Diếp cá, Dây ký ninh,.... Sản phẩm này sẽ giúp tăng sức đề kháng, kháng viêm kháng khuẩn và giảm nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa. 

Trên đây là toàn bộ nguyên nhân đau bụng dưới nhưng không ra máu có thể xảy ra mà các chị em cần biết.

Hãy gọi tới tổng đài 1900.12590896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được chuyên gia giải đáp trực tiếp những thắc mắc về tình trạng đau bụng dưới nhưng không ra máu ở nữ giới.

  • TAGS

Bài viết được tham vấn bởi

Bác Sĩ Vũ Văn Lực

Chuyên gia tư vấn

Nguyên bác sĩ bệnh viện Đa khoa Hà Thành II

Tổng quan
0
Viết bình luận

Có 0 bình luận:

  1. Sức khỏe A - Z
  2. Bệnh phụ khoa