Thế giới dược Vinh Gia
THƯƠNG HIỆU UY TÍN

Bà bầu bị đau bụng dưới khi mang thai phải làm sao?

ID: 2387   Ngày đăng:
Lượt đọc: 2982

Tình trạng đau bụng dưới khi mang thai khiến không ít bà bầu cảm thấy lo lắng. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Cách xử lý khi gặp phải lúc cơn đau bỗng chốc “ghé thăm” như thế nào? Hãy tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Mục lục [ Hiện ]

1. Nguyên nhân bị đau bụng dưới khi mang thai

Ngoài những cơn đau bụng dưới ở phụ nữ sinh lý do sự co thắt cơ bụng khi mang thai, bà bầu bị đau bụng dưới còn do các nguyên nhân dưới đây.

Bong nhau thai

Nhau thai là một cơ quan rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Khi mang thai, nhau thai sẽ bám vào tử cung và giúp cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để em bé phát triển. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp nhau thai sẽ bong ra khỏi thành tử cung, khiến tử cung căng cứng và gây hiện tượng đau bụng dưới ở bà bầu. Bong nhau thai chỉ xảy ra trong những ngày cuối của thai kỳ và là dấu hiệu thông báo em bé sắp chào đời. Vì vậy, nếu bị bong nhau thai trong tháng giữa cảu thai kỳ, thai phụ nên đi khám và kiểm tra kịp thời, tránh những hậu quả xấu.

Bà bầu bị táo bón và sình bụng

Hầu như bà bầu nào cũng bị táo bón trong thai kỳ. Một phần phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng. Phần khác do sự đè ép liên tục của tử cung lên thành ruột gây ra các cơn đau khó chịu ở vùng bụng dưới. Ngoài ra, nồng độ progesterone trong cơ thể của bà bầu tăng nhanh làm giảm nhu động ruột, khiến quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra chậm hơn, vô hình chung phần bụng dưới của bà bầu bị đau và khó chịu.

Cơ thể tích tụ mỡ khi mang thai

Tăng cân trong khi mang thai là điều khó tránh khỏi ở các bà bầu. Khi bụng to dần, các tế bào mỡ ở bụng cũng thích nghi với sự lớn lên của tử cung. Vì vậy, bà bầu cảm thấy căng tức bụng hơn, cảm giác như khi đau bụng kinh.

Thai nhi đạp có thể khiến mẹ bị đau bụng dưới

Khi bước qua tam cá nguyệt thứ 2, các bà bầu thường sẽ cảm nhận được rõ rệt những cú đạp của em bé trong bụng. Đây là hiện tượng rất bình thường, cho thấy bé đang phát triển khỏe mạnh. Mỗi khi con thực hiện “cú đá” sẽ khiến mẹ phải chịu áp lực lớn hơn, thành bụng sẽ trở nên căng cứng, cảm giác như vừa ăn no xong. Dù đây chỉ là hiện tượng thích nghi với sự chuyển động của thai nhi nhưng cũng khiến mẹ bầu cảm thấy các cơn đau ở bụng dưới.

Lý do chính dẫn đến việc mẹ bầu hay bị đau bụng dưới

Bụng căng giãn quá mức trong thai kỳ

Tình trạng đau bụng dưới rốn ở nữ giới do bụng bị căng giãn quá mức thường xảy ra khi bạn gần đến ngày dự sinh. Lúc này, mẹ bầu không chỉ thấy mệt mỏi, bồn chồn và nhức mỏi toàn thân mà còn thấy đau ở bụng và đùi. Nguyên nhân là do các cơ ở vùng này liên kết với mô quanh bẹn và tử cung nên bị căng giãn quá mức để kịp thích nghi với sự lớn lên của thai nhi. Điều này khiến các bà bầu cảm thấy khó chịu vùng bụng dưới.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nếu chẳng may bị nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai, bà bầu sẽ có một vài triệu chứng dưới đây:

  • Khi đi tiểu cảm thấy nóng rát, đau, khó chịu
  • Đau vùng chậu hoặc vùng bụng dưới (thường nằm ngay phía trên xương mu)
  • Đi tiểu nhiều lần hơn bình thường, thậm chí không kiểu soát được. Kể cả lúc có ít nước tiểu trong bàng quang
  • Nước tiểu có mùi hôi hoặc xuất hiện máu
  • Viêm ruột thừa

Khi mang thai, tử cung sẽ to ra, ruột thừa kéo lên gần nút bụng hoặc gan. Vì vậy, sẽ cần rất nhiều thời gian để chẩn đoán các cơn đau bụng dưới khi mang thai có phải do viêm ruột thừa hay không. Đây cũng là một trong những lý do khiến mẹ bầu mang thai có nguy cơ dẫn đến tử vong. Ngoài ra, bà bầu cũng nên để ý các dấu hiệu bất ổn khác của cơ thể khi bị viêm ruột thừa như chán ăn, buồn nôn và ói mửa… để kịp thời phát hiện và đến gặp bác sĩ ngay.

Sỏi mật khi mang thai

Sỏi mật không phải bệnh lý hiếm gặp ở phụ nữ, nhất là đối với những người thừa cân, ở độ tuổi trên 35 hoặc đã có tiền sử bị bệnh. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là các cơn đau tập trung ở góc phần tư phía bên phải bụng, đôi khi có thể lan ra 2 bên lưng.

Tiền sản giật

Đây là một trong những biến chứng thai kỳ nguy hiểm nhất với mẹ bầu, gây ra những thay đổi trong mạch máu và có thể ảnh hưởng đến các cơ quan như gan, thận, não và nhau thai. Các triệu chứng tiền sản giật có thể bao gồm: các cơn đau dữ dội ở vùng bụng hoặc vai trên, đau đầu, buồn nôn, ói mửa, khó thở, sưng bọng mắt,… Vì thế, mẹ bầu nên kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện sớm và kịp thời ứng phó với những tình huống bất lợi.

2. Khi nào nên gặp bác sĩ?

Ở giai đoạn đầu của thai kỳ, mẹ bầu sẽ cảm thấy đau lâm râm ở vùng bụng dưới. Đây là thời gian thai bắt đầu hình thành và làm tổ tại buồng tử cung. Tuy nhiên, mẹ bầu không cần phải đắn đo về vấn đề này bởi chúng sẽ tự động hết sau vài ngày.

Phụ nữ mang thai bị đau bụng dưới khi nào cần phải đi khám?

Với các cơn đau ở bụng dưới khi thai ở tuần 37 thì mẹ nên cẩn trọng hơn. Bởi đây có thể là dấu hiệu chuyển dạ và mẹ sắp sinh. Nếu các cơn đau bụng dưới nhiều và không giảm thì tốt nhất mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị ngay.

Trường hợp bà bầu đau bụng dưới do mắc các bệnh lý, nguy hiểm hơn có thể bị mang thai ngoài tử cung hoặc bong nhau thai thì mẹ bầu cần đến bệnh viện ngay để được thăm khám kỹ càng, tránh để lại những hậu quả nghiêm trọng. Ngoài ra, mẹ cũng nên theo dõi và lắng nghe cơ thể, nếu thấy một số biểu hiện sau cũng nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa sản để được hỗ trợ:

  • Đau bụng dữ dội hoặc dai dẳng
  • Xuất hiện tình trạng chảy máu
  • Sốt cao, mê sảng, người ớn lạnh
  • Khó chịu khi đi tiểu
  • Buồn nôn và ói mửa…

3. Một số cách giúp giảm đau bụng dưới khi mang thai

Đối với một số trường hợp bà bầu bị đau bụng dưới khi mang thai ở mức độ nhẹ và không có biểu hiện gì nghiêm trọng, mẹ nên áp dụng thử một số mẹo dưới đây để giúp cơ thể thoải mái hơn.

Làm cách nào để giảm chứng đau bụng dưới cho các mẹ mang bầu?

  • Đi bộ hoặc tập một số bài tập vận động nhẹ nhàng sẽ giúp giảm thiểu cơn đau. Ngoài ra vận động đúng cách còn giúp cải thiện tuần hoàn, giúp quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi hơn.
  • Tắm bằng nước ấm vừa phải: Mẹ bầu khi bị đau bụng dưới không nên sử dụng nước quá nóng để tắm. Bởi nước nóng có thể làm giãn mạch máu và làm giảm lưu thông máu, ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Bài tập uốn cong người về phía cơn đau: Động tác này có tác dụng xoa dịu cơn đau và giúp bà bầu cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Uống nhiều nước: Bổ sung nước cũng là cách để kiểm soát và kìm hãm đau bụng dưới. Mất nước có thể là nguyên nhân gây lên các cơn co thắt ở vùng bụng.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi: Thử nằm xuống nhẹ nhàng để cơ thể ở trạng thái thả lỏng, thoải mái nhất. Điều này sẽ giúp cơn đau dịu đi sau một thời gian ngắn.

Bên cạnh đó, bà bầu cũng cần thường xuyên đi thăm khám định kỳ. Việc này không chỉ giúp theo dõi được sự phát triển của thai nhi mà còn kiểm tra tình trạng sức khỏe của mẹ. Nếu phát hiện những dấu hiệu bất ổn sẽ tìm hướng giải quyết kịp thời, tránh ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và con.

Hy vọng với những thông tin hữu ích mà bài viết chia sẻ có thể giúp các mẹ bầu có thêm kiến thức cần thiết về tình trạng bà bầu đau bụng dưới khi mang thai. Đồng thời có những cách xử lý phù hợp để bảo vệ cho cả mẹ và bé.

Bài viết liên quan:

>> Đau bụng dưới có phải mang thai không?

>> Bà bầu bị đau bụng dưới bên phải là bị sao, nguyên nhân do đâu?

>> Bà bầu bị đau bụng dưới bên trái khi mang thai có nguy hiểm không?

Hãy gọi tới tổng đài 1900.12590896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được chuyên gia giải đáp trực tiếp những thắc mắc về chứng đau bụng dưới ở bà bầu.

  • TAGS

Bài viết được tham vấn bởi

Bác Sĩ Vũ Văn Lực

Chuyên gia tư vấn

Nguyên bác sĩ bệnh viện Đa khoa Hà Thành II

Tổng quan
0
Viết bình luận

Có 0 bình luận:

  1. Sức khỏe A - Z
  2. Bệnh phụ khoa