Thế giới dược Vinh Gia
THƯƠNG HIỆU UY TÍN

Đau bụng dưới sau sinh và những điều cần chú ý!

ID: 1897   Ngày đăng:
Lượt đọc: 61619

Đau bụng dưới sau khi sinh là một dấu hiệu bình thường do co thắt tử cung. Mẹ nên nhận biết rõ hơn về những nguyên nhân và biện pháp giảm đau đơn. Từ đó sẽ có cách chăm sóc tốt hơn cho bản thân để có sức khỏe chăm lo cho em bé.

Mục lục [ Hiện ]

 Bị đau bụng sau sinh mổ hay sinh thường như thế nào được xem là nguy hiểm và cần đến bệnh viện là vấn đề mà các mẹ thường quan tâm. Trên thực tế, nhiều chị em vẫn luôn nghĩ rằng chỉ có cơn đau đẻ là đau nhất và kết thúc quá trình sinh nở đồng nghĩa với việc không còn bị đau bụng nữa. Tuy nhiên, những cơn đau bụng sau sinh ở bên trái hay phải, sinh mổ hay sinh thường thực chất cũng gây khó chịu không ít cho sản phụ và chị em không nên chủ quan khi tình trạng này kéo dài.

Sau sinh, các cơn đau tức, nhói bụng dưới đó có thể xuất hiện sau 1 tuần, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng hoặc 6 tháng tùy vào cơ địa từng người và tùy bệnh.

Sau sinh, các cơn đau tức, nhói bụng dưới xuất hiện. Nguyên nhân do đâu và giải pháp như thế nào?

1. Những vấn đề mà phụ nữ sau sinh thường gặp

Nước tiểu dầm dề

Nước tiểu dầm dề có thể do thành trước âm đạo bị rách sau khi dùng foóc xép hay giác hút để kéo thai ra. Trong trường hợp này, phải mổ khâu lại lỗ dò. Một nguyên nhân khác là cổ bàng quang bị tổn thương, cơ thắt ở cổ bàng quang không hoạt động được tốt sau khi sinh. Tổn thương này thường không kéo dài, dễ điều trị.

Xước hoặc nứt đầu vú

Hiện tượng xước hoặc nứt đầu vú sau sinh là do nhiễm nấm. Khi đó chỉ cần bôi xước bằng glycerin, thuốc mỡ corticoid tổng hợp hoặc nystatin. Nên vắt sữa vì nếu để trẻ bú thì người mẹ sẽ rất đau. Không rửa bú bằng xà phòng và không bôi cồn.

Đau vùng tầng sinh môn

Vùng tầng sinh môn rất dễ bị chấn thương hoặc cắt nới khi đẻ nhưng lại dễ liền do được tưới máu dồi dào nên. Trong vài ngày đầu, sản phụ cảm thấy khó chịu và khó khăn khi di chuyển.

Tầng sinh môn rất dễ bị nhiễm khuẩn. Bởi vậy khi thấy đau tức, có cảm giác bị cắn rứt, phù nề hoặc có mủ, phải báo ngay cho bác sĩ để được cắt chỉ sớm, rửa bằng thuốc sát khuẩn (polividine) tại chỗ và băng sạch. Nếu viêm nhiễm rộng hoặc nặng thì nên đi bệnh viện ngay.

Đau bụng dưới

Sau sinh, tử cung co lại chỉ còn như quả bưởi, sờ thấy đáy tử cung ở rốn. Chỉ một tuần sau, kích thước của nó chỉ còn một nửa, 2 tuần thì không còn sờ thấy tử cung ở trên bụng nữa. Sản phụ thường không cảm thấy đau. Nếu thấy đau thì phải khám xem có viêm nhiễm không. Các chứng nhiễm trùng ở tử cung, phần phụ, ruột thừa, đại tràng đều có thể gây đau bụng dưới.

Nếu tử cung co chậm, sản dịch hôi và sốt, phải nghĩ tới chứng viêm tử cung, thường do sót rau, cần đến bác sĩ ngay. Nếu không, bệnh sẽ rất nhanh chóng chuyển biến thành thể nặng.

Chảy máu muộn

Chảy máu muộn sau sinh vào ngày thứ hai, hay thứ ba hoặc muộn hơn thì có nguy cơ vùng nhau bám tử cung co hồi kém hoặc sản phụ bị sót rau trong cổ tử cung. Khi bị chảy máu muộn sau sinh, sản phụ cần đi khám ngay để có phương pháp điều trị kịp thời, chẳng hạn như dùng thuốc để co tử cung hoặc xoa bóp tử cung để cầm máu...

Đau bụng dưới sau sinh mổ làm cho vết mổ sưng đau, rỉ máu

Vết thương sau khi khâu lại không tránh khỏi tình trạng sưng đau, rỉ máu, tuy nhiên khi vết mổ sau sinh bị sưng đi kèm dấu hiệu đau, rỉ máu thì có thể mẹ đã bị nhiễm trùng. Hiện tượng này cũng có thể là do vùng tử cung sau sinh bị bế sản dịch, tụ dịch và sẽ hết nhanh sau vài ngày thông qua đường âm đạo. Vì vậy cách tốt nhất vẫn là nên đến trung tâm y tế để kiểm tra để nhận được kết quả chính xác nhất.

Cơ thể mệt mỏi

Quá trình vượt cạn khiến cơ thể phụ nữ mất nhiều năng lượng và kiệt sức sau sinh. Tình trạng mệt mỏi có thể kéo dài vài tuần đến vài tháng và dần dần tình trạng sức khỏe được hồi phục trở lại.

2. Những nguyên nhân gây đau bụng dưới sau sinh ở phụ nữ

Đau bụng dưới sau khi sinh do thiếu huyết, suy khí nhược

Trong quá trình sinh sản, mẹ bầu bị mất quá nhiều máu, hoặc trước khi sinh thì cơ thể vốn huyết hư, lại thêm khi sinh mất máu quá nhiều, thì bào mạch hư không, huyết thiếu khí nhược, vận hành uể oải vô lực, máu chảy không thông thoát và từ từ, đặc biệt là sinh ra đau bụng do hư truệ.

Khi người mẹ sau sinh mắc chứng bệnh này có những biểu hiện bụng dưới đau ngâm ngẩm, bụng mềm thích ấn, ác lộ, màu nhạt, lượng ít, đầu choáng váng mắt hoa, tim đập hồi hộp thất thường và không đều đặn, thắt lưng và môn sụt, trứng tức, chất lưỡi đỏ nhạt.

Sau sinh bị đau bụng dưới do huyết ứ

Sau sinh mổ hay sinh thường, tử cung người mẹ có máu đọng, khi đó huyết ứ sẽ lưu trệ, bào cung co bóp bị trở ngại và ứ trở bào trung mà sinh đau. Khi bị huyết ứa, người bệnh đau bụng không được cho ấn vào, ác lộ không thoát và lưu thông, máu thâm có cục và đặc, hoặc ngực sườn trướng bị đau, lưỡi tím thâm và mạch huyền sáp hoặc tế sáp ở người bệnh.

Sau sinh đau bụng dưới do hàn ngưng đọng

Huyết thất mở to, bào mạch trống rỗng, hàn tà nhân lúc cơ thể hư nhược mà xâm nhập vào cơ thể, huyết đã bị hàn ngưng và trì trệ bào mạch mà sinh đau bụng ở người bệnh. Bụng dưới bị đau lạnh, không được ấn vào và thỉnh thoảng có những cảm giác như bị co rút theo từng cơn hoặc liên tục.

Đau tức bụng dưới sau khi sinh do phôi thai cấy vào tử cung

Sau khi sinh xong, ngay cả khi chưa thấy kinh nguyệt xuất hiện trở lại, chị em vẫn hoàn toàn có thể tiếp tục mang thai. Trong thời kỳ đầu mang thai với những thay đổi trong tử cung và vùng cổ tử cung gây ra đau tức bụng dưới, đôi khi xảy ra trước khi đưa vào quá trình xét nghiệm dương tình và được khăng định là đã có bầu.

Trong 2 tuần đầu sau khi thụ tinh, trứng thụ tinh sẽ đi vào tử cung và cấy ghép vào thành tử cung ở phụ nữ. Vào thời điểm này, người mẹ sẽ có cảm giác đau nhói ở vùng bụng dưới đôi khi đó là cảm giác khó chịu nhưng thường sẽ không gây quá nhiều phiền phức cho mẹ và không chú ý đối với người mẹ. Tuy nhiên, thời gian này thì mẹ vẫn phải thường xuyên gặp bác sĩ để xác định xem mình đã chính xác có thai hay chưa có thai.

Đau nhói bụng dưới sau khi sinh do nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm đường tiết niệu sau sinh là do vi khuẩn xâm nhập vào khi mẹ sinh con hoặc do việc vệ sinh vùng kín của mẹ chưa kỹ càng, gây ra đau bụng dưới bên phải hoặc bên trái sau mổ đẻ Hiện tượng đau bụng dưới sau sinh sẽ còn xảy ra do bàng quang của mẹ bị chèn ép khi mang thai và vẫn chưa lấy lại kích cỡ ban đầu, khiến mẹ đi tiểu ít, đau rát và buồn tiểu thường xuyên. Nếu không được điều trị kịp thời thì tình trạng này có thể làm mẹ bị nhiễm trùng thận.

Vì vậy, mẹ nên uống nhiều nước mỗi ngày, tránh mặc quần áo chật chội (mặc đồ rộng rãi và thoáng máy cho cơ thể), vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục và đi tiểu ngay khi có cảm giác buồn tiểu để tránh tình trạng đau bụng dưới bên trái sau mổ đẻ

Đau bụng dưới sau sinh do mổ đẻ

Đau bụng dưới sau sinh do vết mổ của mẹ bị đau nhức, bị nhiễm trùng vết mổ sau sinh từ 3-6 tháng

Tình trạng đau bụng dưới bên trái sau sinh mổ là tình trạng thường xảy ra do vết mổ của mẹ bị đau nhức, bị nhiễm trùng vết mổ sau sinh từ 3-6 tháng. Ngoài ra, tình trạng mẹ bị đau bụng dưới là do vận động mạnh khi mẹ đi lại nhiều, làm vệ nặng nhọc hoặc quan hệ sớm khiến tử cung bị tổn thương.

Các chuyên gia sản phụ khoa khuyến cáo sau sau sinh mổ mẹ nên nghỉ ngơi khoảng 4 – 8 tuần thì mới có thể tiếp tục sinh hoạt như bình thường.

Bị đau bụng dưới bên trái, phải sau sinh do giãn dây chằng sinh lý gây đau bụng dưới sau sinh

Khi đang mang thai, hầu hết cân nặng của các mẹ đều tăng mạnh do thai nhi lớn dần, các dây chằng, khớp xương và xương chậu phải giãn tối đa để nâng đỡ em bé và cơ thể. Chính vì thế, nên sau sinh bé xong thì các bộ phận này trong cơ thể mẹ vẫn chưa lấy lại được sự cân bằng ban đầu, điều này gây ra tình trạng đau bụng dưới sau sinh ở phần hông và lưng dưới của mẹ.

Đau bụng dưới sau sinh do thiếu canxi

Khi mang thai, có nhiều trường hợp chế độ dinh dưỡng cả mẹ bầu không được cung cấp đủ lượng Canxi cần thiết cho sự chuyển hóa Canxi vào xương và những thay đổi hormone trong cơ thể người mẹ, là nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt Canxi của phụ nữ.

Giai đoạn cuối thai kỳ, nhu cầu Canxi của cơ thể người mẹ càng tăng lên để đáp ứng cho thai nhi cơ thể. Đặc biệt, đối với sự tăng trưởng của em bé nên lượng Canxi thiết hụt là nguyên nhân gây đau bụng dưới âm ỉ của mẹ, cơn đau có thể trở nên đau đớn, khó chịu hơn.

Tư thế cho con bú là nguyên nhân gây đau nhói, tức bụng dưới

Nhiều mẹ thường có thói quen cho con bú, chăm chú nhìn con, nhiều lần như vậy kéo dài, cùng với sự mong muốn con có tư thế bú thoải mái nhất có thể vô tình sẽ khiến làm căng cơ cổ và lưng, co bóp bụng sẽ bị đau ở người mẹ. Bởi vậy, tư thế cho con bú là nguyên nhân gây đau bụng dưới sau sinh mổ và kể cả sinh thường cho hầu hết người mẹ mới sinh con nào.

3. Sau sinh bị đau bụng dưới có nguy hiểm không?

Dù sinh mổ hay sinh thường, thì sau sinh mẹ chưa thể thoát khỏi tình trạng đau thắt tử cung cùng những phiền toái mà chúng mang tới. Tình trạng sau sinh bị đau bụng dưới còn gọi là đau hậu sản, gây ra bởi tử cung co thắt về kích thước ban đầu của nó và trở về sau khi sinh em bé. Các mẹ có thể theo dõi tình trạng có giãn của tử cung về trạng thái ban đầu bằng cách ấn nhẹ nhàng ở bên rốn, khoảng sau 6 tuần sẽ không tình trạng này nữa.

Những cơ đau tức, đau nhói bụng dưới sau sinh thường sẽ nhẹ khi các mẹ sinh con lần đầu và không kéo dài. Tuy nhiên, sau khi sinh con lần hai thì nó sẽ có thể không được thoải mái cho lắm và thường trở nên tệ hơn sau mỗi lần sinh. Bởi lần đầu tử cung hoạt động đồng điệu hơn. Vì thế có xu hướng co thắt và giữ trạng thái co thắt ổn định hơn mà không phải vừa nghỉ vừa co thắt không liên tục với nhau.

Sau sinh bị đau bụng dưới mang nhiều phiền toái và khó chịu cho mẹ, tuy nhiên đây lại là tín hiệu tốt. Ngoài việc giúp tử cung quay về vị trí ban đầu, những cơn đau này giúp giảm quá trình xuất huyết âm đạo sau sinh. Những cơn đau có cường độ mạnh hơn trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ bởi khi cho con bú sẽ kích thích hormone oxytocin giải pháp, giúp tử cung co lại nhanh hơn.

4. Tình trạng đau bụng dưới sau sinh như thế nào cần đi viện ngay?

Nếu như thuốc không có tác dụng và cơn đau kéo dài hơn 1 tuần, đau tới mức không thể chịu nổi thì hãy tới gặp bác sĩ

Các cơn đau bụng dưới sau sinh sẽ tự thuyên giảm trong khoảng 1 tuần, trong lúc này mẹ có thể dùng thuốc paracetamol để giảm đau. Nếu như thuốc không có tác dụng và cơn đau kéo dài hơn 1 tuần, đau tới mức không thể chịu nổi thì hãy tới gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân, rất có thể là bạn đã mắc các chứng nhiễm trùng ơ tử cung, đại tràng, ruột thừa, …

Nếu thấy tử cung co chậm, kèm theo triệu chứng ra máu âm đạo, có mùi hôi thì đây là biểu hiện viêm cổ tử cung do sót nhau thai. Mẹ cần đến bệnh viện ngay để được các bác sĩ thăm khám, nếu để lâu bệnh sẽ chuyển sang biến chứng nguy hiểm rất khó điều trị.

5. Cần làm gì ngay tại nhà khi bị đau bụng dưới sau sinh?

  • Nếu đau bụng dưới dữ dội kèm thêm sốt cao trên 39 độ C và nước ối thâm lại có mùi hôi thì phải đi khám bác sĩ và điều trị.
  • Ăn nhiều trái cây, rau xanh để tránh tình trạng táo bón sau sinh, nguyên nhân khiến vùng bùng dưới của mẹ đau căng tức đo khó tiêu hóa.
  • Không nên nằm nhiều sau 2 – 3 ngày sinh, nên đúng dậy đi lại nhẹ nhàng trong nhà, căn cứ vào tình trạng sức khỏe mà tăng dần số lượng hoạt động.
  • Dùng khăn ấm chườm nóng hoặc túi đựng muối nóng vào chỗ đau.
  • Cách giảm đau bụng dưới sau sinh bằng gối có thể sẽ giúp mẹ có tư thế thoải mái hơn khi nằm ngủ. Kê gối dưới vùng bụng dưới nơi mẹ đau cũng sẽ giúp cải thiện cảm giác khó chịu của mẹ.
  • Massage vùng bụng dưới nhẹ nhàng cùng tinh dầu để giúp tử cung và các mạch máu co dãn.
  • Không nên lạm dụng thuốc giảm đau vì lượng thành phần hóa học sẽ khiến nguồn sữa mẹ bị ảnh hưởng.
  • Đau bụng dưới sau sinh do viêm nhiễm phụ khoa, bên cạnh việc sử dụng đơn thuốc do bác sĩ kê thì mẹ nên kết hợp sử dụng sản phẩm dạng viêm uống có chứa các thành phần thảo dược như Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm, Diếp cá, Dây ký ninh, cùng với Immune Gamma giúp làm lành tổn thương do viêm, tăng sức đề kháng, hỗ trợ diệt các tác nhân gây viêm, nhằm tránh bệnh tái phát hoặc biến chứng.
  • Vệ sinh vùng kín sau sinh cực kỳ quan trọng, giúp phòng ngừa viêm nhiễm. Mẹ nên lựa chọn cho mình sản phẩm vệ sinh phù hợp và an toàn. Mẹ có thể tham khảo dung dịch vệ sinh có chứa Nano bạc, pH=(4-6), tinh chất bạc hà, chè xanh giúp kháng khuẩn, làm khô thoáng và cân bằng môi trường PH âm đạo sinh lý.

Bài viết liên quan:

>> Đau bụng dưới sau khi sạch kinh có phải là hiện tượng bình thường?

>> 8 thủ phạm gây ra hiện tượng huyết trắng và đau bụng dưới

>> Đau bụng dưới âm ỉ kèm đau lưng là dấu hiệu của bệnh gì?

Hãy gọi: 1900.1259 – 0243.993.0899 để được tư vấn hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được các chuyên gia tư vấn chi tiết hơn về tình trạng đau bụng dưới sau sinh và  các cách điều trị hiệu quả nhé! (miễn phí).

 

Bài viết được tham vấn bởi

Bác Sĩ Vũ Văn Lực

Chuyên gia tư vấn

Nguyên bác sĩ bệnh viện Đa khoa Hà Thành II

Tổng quan
0
Viết bình luận

Có 0 bình luận:

  1. Sức khỏe A - Z
  2. Bệnh phụ khoa