Năm 2021, Bộ Y tế phấn đấu cung cấp đủ, liên tục thuốc kháng HIV (ARV) điều trị cho 162.000 người nhiễm HIV. Lượng thuốc này được cung cấp bởi Quỹ BHYT; Quỹ toàn cầu cầu phòng, chống AIDS, Lao và sốt rét viện trợ; từ nguồn Chương trình Mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016 - 2020 và ngân sách Nhà nước năm 2021.
Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định 1903/QĐ-BYT về việc ban hành Kế hoạch thuốc kháng HIV (ARV) trong Chương trình Điều trị HIV/AIDS năm 2021. Theo đó, đặt mục tiêu cung cấp đủ, liên tục thuốc kháng HIV (ARV) điều trị cho 162.000 người nhiễm HIV vào cuối năm 2021.
Theo đó, Bộ Y tế phấn đấu cung cấp đủ, liên tục thuốc kháng HIV (ARV) điều trị cho 162.000 người nhiễm HIV vào cuối năm 2021. Lượng thuốc này được cung cấp bởi Quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT); Quỹ toàn cầu cầu phòng, chống AIDS, Lao và sốt rét (Quỹ toàn cầu) viện trợ. Ngoài ra, lượng thuốc này còn được lấy từ nguồn Chương trình Mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016 - 2020 và ngân sách Nhà nước năm 2021.
Lượng thuốc thuốc kháng HIV (ARV) được cung cấp bởi Quỹ BHYT; Quỹ Toàn cầu phòng, chống AIDS, Lao và sốt rét; Chương trình Mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016 - 2020 và ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2021.
Trong đó, Quỹ BHYT chi trả cho người nhiễm HIV đáp ứng các tiêu chuẩn như từ đủ 10 tuổi trở lên, có thẻ BHYT còn giá trị sử dụng; KCB tại các cơ sở y tế đủ điều kiện KCB BHYT cho người nhiễm HIV.
Quỹ Toàn cầu phòng, chống AIDS, Lao và sốt rét chi trả cho trẻ em điều trị thuốc ARV dạng dùng trẻ em trên toàn quốc, người nhiễm HIV đang điều trị thuốc ARV tại các cơ sở do Quỹ Toàn cầu viện trợ thuộc 32 tỉnh/thành phố, người lớn điều trị thuốc ARV các phác đồ không do Quỹ BHYT và NSNN cung cấp trên toàn quốc.
Còn nguồn ngân sách nhà nước từ tháng 1 đến 30/6/2021 chi trả cho người nhiễm HIV điều trị thuốc ARV thuộc một trong các tiêu chí như người bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp, người bị nhiễm HIV do rủi ro của kỹ thuật y tế, phụ nữ mang thai nhiễm HIV, phụ nữ mang thai và trẻ em có chỉ định điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, những người khác nhiễm HIV;
Từ tháng 1/7/2021, chi trả cho người bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp, người bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV do rủi ro của kỹ thuật y tế, người bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV do tham gia cứu nạn, phụ nữ và trẻ em có chỉ định điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, trẻ em dưới 6 tuổi nhiễm HIV, người nhiễm HIV trong cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện ma túy, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giam giữ khác.
Năm 2021, ban đầu dự kiến có 6 thuốc ARV được Quỹ BHYT chi trả, bao gồm Tenofovir/Lamivudine/Effavirenz300/300/400mg (TLE400); Zidovudine/Lamivudine 300/150mg; Lopinavir/ritonavir 200/50mg; Tenofovir 300mg; Lamivudine 150mg; Efavirenz 600mg.
Do có vướng mắc trong việc mua sắm thuốc TLE400 bằng hình thức đàm phán giá, Hội đồng Thuốc ARV đã họp và thống nhất đề xuất thay thế thuốc TLE400 bằng thuốc Tenofovir/Lamivudine/Effavirenz300/300/600mg (TLE600) với số lượng tương đương số lượng thuốc TLE400 mà các cơ sở điều trị đã lập.
Tuy nhiên, do không mua được thuốc TLE600 nên để đảm bảo không gián đoạn thuốc ARV điều trị cho người nhiễm HIV, BộY tế điều tiết sử dụng thuốc TLE600 nguồn Quỹ BHYT năm 2020 giữa các cơ sở điều trị, huy động nguồn hỗ trợ từ Quỹ Toàn cầu phòng, chống AIDS, Lao và sốt rét; đồng thời, chỉ đạo Hội đồng Thuốc ARV BHYT đề xuất danh mục thuốc thay thế cho TLE600. Hội đồng Thuốc ARV BHYT đã họp, thống nhất thay thế thuốc TLE600 bằng thuốc TLE400 và Tenofovir/Lamivudine/Dolutegravir300/300/50 mg (TLD).
Cụ thể, đối với 188 cơ sở đang sử dụng thuốc TLE600 nguồn Quỹ BHYT năm 2020, sẽ sử dụng TLE400 từ Quý II đến Quý IV/2021; số lượng thuốc TLE400 dùng trong 3 Quý năm 2021 tương đương với số lượng TLE400 trong 3 Quý mà các cơ sở điều trị đã lập.
Đối với 150 cơ sở có kế hoạch sử dụng thuốc TLE400 nguồn Quỹ BHYT năm 2021, sử dụng thuốc TLD từ nguồn Quỹ toàn cầu trong Quý I và Quý II/2021, tiếp tục sử dụng thuốc TLD do Quỹ BHYT chi trả trong Quý III và Quý IV/2021.
Số lượng thuốc TLD dùng trong Quý III và Quý IV/2021 tương đương với số lượng thuốc TLE400 trong 02 Quý trên mà các cơ sở điều trị đã lập. Căn cứ sự đồng thuận của các tỉnh/thành phố, Cục Phòng, chống HIV/AIDS đã gửi kế hoạch nhu cầu thuốc TLE400 và TLD về Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia. Hiện Trung tâm đang thực hiện đàm phán giá đối với 02 thuốc này.
Nguồn suckhoedoisong.vn.
Có 0 bình luận: