Thế giới dược Vinh Gia
THƯƠNG HIỆU UY TÍN

Thoái hóa cột sống có nên chạy bộ, đi bộ không?

ID: 2409   Ngày đăng:
Lượt đọc: 1233

Người bị thoái hóa cột sống có nên chạy bộ và đi bộ không là vấn đề được nhiều người quan tâm. Câu trả lời cho thắc mắc này sẽ có trong nội dung sau.

Mục lục [ Hiện ]

1. Thoái hóa cột sống có nên đi bộ không?

Việc đi bộ sẽ đem lại lợi ích gì cho người bị thoái hóa cột sống?

Đi bộ tăng cường cơ bắp hỗ trợ cột sống

Sự ổn định và chuyển động nhịp nhàng của cột sống được hỗ trợ nhờ vai trò của cơ bắp, gân cốt và cơ thắt lưng. Các bộ phận này sẽ trở nên yếu, không đủ sức mạnh nếu bạn vận động ít đi. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến việc cơ thể mệt mỏi và khối lượng các bó cơ cột sống cũng sẽ suy giảm. Và tình trạng này có thể thay đổi khi bạn đi bộ giúp cơ lưng được cải thiện đáng kể. Do khi bạn ít vận động sẽ làm các mạch máu nhỏ ở các đốt sống lưng nghẽn tắc ảnh hưởng đến lượng máu chảy vào cơ cột sống. Nên nếu người thoái hóa đi bộ nhẹ nhàng sẽ giúp lưu thông mạch máu, tăng lượng oxy và dinh dưỡng đến các cơ.

Việc bạn đi bộ sẽ giúp loại bỏ độc tố và khiến các cơ, khớp xương linh hoạt, thư giãn hơn do khi các cơ co lại và giãn ra sẽ sản sinh các toxin có hại. Theo thời gian, toxin tích tụ dưới mô cơ thắt lưng, từ đó gây cứng khớp.

Đi bộ tăng tính dẻo dai của cơ và đốt xương

Việc hạn chế vận động khi bị đau do thoái hóa có thể làm cơ, khớp ở thắt lưng và hông trở nên khô cứng. Độ cứng sẽ tạo thêm áp lực lên cột sống, làm thay đổi độ cong tự nhiên của bộ phận này. Nếu bạn đi bộ, các cơ bắp, gân kheo, dây chằng ở vùng lưng, hông được kích thích và kéo căng. Nếu tập luyện đúng cách, tính linh hoạt, dẻo dai của cơ, các đốt xương sẽ được cải thiện đáng kể.

2. Người bị thoái hóa cột sống có nên chạy bộ không?

Việc chạy bộ sẽ đem lại lợi ích gì cho người bị thoái hóa cột sống?

Chạy bộ làm lưu thông tuần hoàn máu

Việc chạy bộ kèm theo hít thở đúng cách sẽ làm lưu lượng máu trong cơ thể di chuyển nhanh hơn, đồng thời làm chúng thư giãn tối đa. Khi các cơ bắp, xương khớp được cung cấp lượng máu cần thiết, sức khỏe tổng thể sẽ cải thiện rất nhiều.

Chạy bộ có thể khiến các đĩa đệm và cột sống khỏe mạnh hơn

Theo kết quả nghiên cứu từ đại học Deakin, Úc thì những người chạy bộ thường xuyên, 12-25 miles một tuần, có đĩa đệm lớn và nhiều dịch lỏng hơn. Không những vậy, các đốt xương cột sống người thường chạy bộ cũng khỏe mạnh hơn người ít luyện tập.

Chạy bộ giúp thư giãn cơ bắp thắt lưng và vùng hông

Các cơ bắp sẽ tránh được nguy cơ bị cứng do thói quen chạy bộ. Những bó cơ này rất quan trọng trong chuyển động ổn định của cột sống

3. Người thoái hóa cột sống cần lưu ý gì khi chạy bộ, đi bộ?

Chạy bộ, đi bộ không chỉ phù hợp mà rất tốt với mọi người và cả người bị thoái hóa cột sống. Tuy nhiên để việc đi bộ, chạy bộ mang đến hiệu quả tốt nhất, bạn cần lưu ý một số điểm sau:

Bị thoái hóa cột sống khi chạy hay đi bộ cần lưu ý những gì?

Thời gian đi bộ và chạy bộ mỗi ngày

Người thoái hóa cột sống không nên tập quá sức, vì thế bạn chỉ nên đi bộ, chạy bộ khoảng 10 phút khi mới bắt đầu. Thời gian này sẽ giúp cơ thể làm quen, thích nghi với cường độ tập luyện. Sau khoảng 2 tuần bạn có thể tăng thời gian luyện tập lên theo khả năng.

Luôn luôn thực hiện đúng cách

Một trong nhiều nguyên nhân gây thoái hóa là sai tư thế do đó ngay cả khi đi bộ, chạy bộ bạn cũng cần lưu ý tư thế bởi nếu sai tư thế rồi lại chịu thêm áp lực đè nén, các cơ bắp và đốt xương rất dễ chịu tổn thương nặng nề. Tư thế tốt nhất là giữ được độ cong tự nhiên của cột sống, vai thả lỏng tối đa, phần đầu, phần cổ cân bằng không ngã về sau hay rướn về phía trước.

Lựa chọn giày thể thao hợp lý

Với người đi bộ, chạy bộ việc chọn giày để đi rất quan trọng vì sẽ ảnh hưởng đến vận động của bàn chân. Nếu đôi giày bạn đi không thoải mái sẽ tạo ra một phản ứng dây chuyền từ mắt cá chân, đầu gối, hông và đến lưng.

Khi chọn giày bạn nên chú ý phần lớp đệm giày, đế giày và chọn theo vòm chân. Do đệm giày có tác dụng giảm xóc khi vận động và các tác nhân gây căng cứng vùng lưng, bạn nên chọn giày có phần đệm làm từ bọt polyurethane, ethylene vinyl acetate ... vì có chất liệu mềm và nhẹ. Bạn nên tránh chọn những đôi giày có đế quá phẳng. Vì giày đế phẳng sẽ khiến vòm chân, gót chân, mắt cá chân và lưng của bạn bị đau khi đi bộ, chạy bộ. Tùy theo vòm chân của bạn là vòm chân phẳng, trung bình hay cao thì bạn chọn giày có phần nâng đỡ phù hợp, tạo sự tiếp xúc nhẹ nhàng nhất giữa bàn chân và bề mặt, giúp bạn đi bộ, chạy bộ không ảnh hưởng đến bàn chân và đạt hiệu quả.

Kết hợp sử dụng sản phẩm có Canxi, Vitamin D và MK7

Thói quen tập luyện thể thao hay việc đi bộ, chạy bộ rất tốt cho người thoái hóa cột sống, không chỉ tốt cho sức khỏe tổng thể mà còn góp phần giúp quá trình điều trị thoái hóa của bạn hiệu quả.

Tuy nhiên, thoái hóa cột sống là bệnh cần điều trị kiên trì, đúng cách, đúng nguyên nhân gây bệnh nên bên cạnh việc đi bộ, chạy bộ bạn cần phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày, nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ.

Bạn không nên mang vác vật nặng để tránh gây áp lực cho các đốt sống lưng khiến thoái hóa nặng hơn. Tránh ngồi nhiều, tránh khom lưng hay cúi gập người liên tục trong thời gian dài. Đồng thời hạn chế uống rượu bia, hút thuốc cũng như các chất kích thích khác để tránh gây ảnh hưởng xấu tới tình trạng của bệnh.

Đặc biệt chú ý bổ sung canxi bằng những thực phẩm giàu canxi như hải sản, các loại rau xanh đậm, các loại hạt... , vitamin D, vitamin K... Bạn cũng có thể bổ sung canxi từ sản phẩm chứa Canxi, vitamin D, MK7 cùng các dưỡng chất như Mangan, Magie, Silic, Boron... Sản phẩm này có tác dụng giúp cột sống khỏe mạnh, giảm lực đè lên vị trí bị chèn ép và ngăn ngừa thoái hóa tái phát. Nếu tình trạng thoái hóa cột sống có kèm chèn ép rễ thần kinh thì để giải phóng các rễ thần kinh và mạch máu bị chèn ép, giảm tê bì và giảm thoái hóa khớp, bạn có thể dùng sản phẩm chứa tiền vitamin B1, các vitamin nhóm B, Chondroitin, Ginkgo Biloba và cao Blueberry.

Hãy gọi tới tổng đài 1900.12590896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được chuyên gia giải đáp trực tiếp thắc mắc người bị thoái hóa cột sống có nên đi hay chạy bộ không.

  • TAGS

Bài viết được tham vấn bởi

Bác Sĩ Vũ Văn Lực

Chuyên gia tư vấn

Nguyên bác sĩ bệnh viện Đa khoa Hà Thành II

Tổng quan
0
Viết bình luận

Có 0 bình luận:

  1. Sức khỏe A - Z
  2. Cơ - Xương - Khớp