Thế giới dược Vinh Gia
THƯƠNG HIỆU UY TÍN

Mách bạn cách chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt

ID: 2413   Ngày đăng:
Lượt đọc: 869

Lá lốt không chỉ là loại lá gia vị cho nhiều món ăn mà còn được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa một số bệnh lý. Chính vì thế mà chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt cũng được dân gian sử dụng nhiều.

Mục lục [ Hiện ]

1. Tác dụng của lá lốt chữa thoái hóa đốt sống cổ

Sử dụng lá lốt để chữa thoái hóa đốt sống cổ

Lá lốt là loại lá gia vị được dùng trong nhiều món ăn và khá quen thuộc trong mọi bữa cơm gia đình. Bên cạnh công dụng gia tăng hương vị cho món ăn, lá lốt còn có nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe người dùng. Lá lốt là loại cây thuộc họ nhà hồ tiêu, có tên khoa học là Piper lolot C.DC. Theo Đông y, lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm, thường dùng để trừ lạnh, ấm bụng, giảm đau lưng, đau chân tay, trị nôn mửa, đầy hơi.

Trong lá lốt có chứa hoạt chất ancaloit và tinh dầu, có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của các gốc tế bào tự do, làm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư. Dân gian thường dùng lá lốt kết hợp với một số nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên để điều trị các bệnh xương khớp, thoái hóa...trong đó có chữa thoái hóa đốt sống cổ.

2. Cách chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt

2.1. Bài thuốc chườm từ lá lốt, cây chó đẻ, ngải cứu

Cây chó đẻ có tính mát, vị hơi ngọt đắng, có tác dụng chống viêm, giảm đau. Theo nghiên cứu, cây chó đẻ có tính giảm đau mạnh gấp 4 lần so với indomethacin và gấp 3 lần so với morphin.

Nguyên liệu:

Lá lốt, cây chó đẻ và ngải cứu mỗi loại 300g

Cách làm:

Đem các nguyên liệu rửa sạch, đem giã nát hoặc xay nhuyễn. Sau đó sao nóng hỗn hợp rồi cho vào khăn vải, chườm lên vùng cổ bị đau. Người bệnh nên áp dụng mỗi ngày 1 lần trước khi đi ngủ, sau 1 tuần sẽ có hiệu quả đáng kể.

2.2. Chế biến các món ăn từ lá lốt

Nhờ công dụng của lá lốt với các bệnh giảm đau xương khớp, người bệnh thoái hóa đốt sống cổ có thể dùng lá lốt chế biến các món ăn với lại lá này như chả lá lốt với thịt heo hoặc thịt bò, canh cá chua nấu lá lốt, thịt bò xào lá lốt... để hỗ trợ cải thiện thoái hóa đốt sống cổ.

2.3. Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt, đinh lăng, cây xấu hổ

Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt, đinh lăng, cây xấu hổ

Cây xấu hổ có vị ngọt, tính hơi hàn, có tác dụng chống viêm, làm dịu cơn đau do đó được ứng dụng chữa các bệnh đau xương khớp. Đinh lăng có tính mát, hơi đắng. Trong đinh lăng có 8 loại saponin khác nhau và các axit amin, khoáng chất và vitamin B1, B2, B6, C,... Đinh lăng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm đau các khớp, kích thích tiết mồ hôi.

Nguyên liệu:

Lá lốt, đinh lăng (có thể dùng cả rễ và lá), cây xấu hổ mỗi loại 250g.

Cách làm:

Rửa sạch rễ và thân lá lốt, đinh lăng, cây xấu hổ rồi cắt khúc nhỏ nấu cùng 500ml nước, chắt nước uống trong ngày. Hàng ngày dùng để sắc nước uống liên tục trong 1 tuần sẽ thấy tác dụng. Chú ý dùng cách tuần, một tuần dùng một tuần nghỉ.

2.4. Bài thuốc uống từ lá lốt, cây trinh nữ, cây cỏ xước

Nguyên liệu:

- Thân cây trinh nữ, lá cây cỏ xước và lá lốt

Cách làm:

Đem các nguyên liệu rửa sạch, cắt nhỏ rồi sao vàng trên chảo nóng. Sau đó đun sôi hỗn hợp với 500ml nước, chia đều uống trong ngày. Người bệnh có thể thêm gừng hoặc cam thảo để dễ uống hơn.

2.5. Cách chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt và sữa bò

Nguyên liệu:

  • 300ml sữa bò tươi
  • 100g lá lốt

Cách làm:

Rửa sạch lá lốt, xay nhuyễn và lọc lấy nước. Hòa nước lá lốt cùng sữa bò, đun sôi và chia làm 2 lần uống sáng, tối. Nên uống sữa khi còn nóng, uống liên tục trong 1 tuần để thấy hiệu quả.

2.6. Sử dụng lá lốt và gai tầm xoong

Sử dụng lá lốt và gai tầm xoong điều trị thoái hóa đốt sống cổ

Nguyên liệu:

  • 20g lá lốt
  • 16g gai tầm xoong
  • 12g thiên niên kiện

Cách làm:

Rửa sạch các nguyên liệu rồi cho vào đun cùng 400ml nước đến khi còn 100ml thì chắt lấy nước dùng uống thay nước lọc.

2.7. Cách chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt và muối hạt

Nguyên liệu:

Lá lốt và muối hạt

Cách làm:

Đem rửa sạch lá lốt, rồi giã nát cùng muối hạt, sau đó đem sao nóng và cho vào khăn, dùng để chườm lên vùng cột sống cổ bị đau. Thực hiện hàng ngày sẽ giúp giảm đau hiệu quả.

3. Lưu ý khi chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt

  • Các bài thuốc từ lá lốt dễ kiếm tìm nguyên liệu, chi phí thấp và không có tác dụng phụ. Tuy nhiên các bài thuốc này hiệu quả không cao với người thoái hóa đốt sống cổ nặng mà chỉ hợp với người bị thoái hóa nhẹ.
  • Với các bài thuốc dùng lá lốt và các nguyên liệu khác để chườm vùng cổ thoái hóa, người bệnh nên chú ý nhiệt độ để tránh da vùng đó bị nóng, bỏng rát.
  • Với các món ăn có dùng lá lốt không nên dùng quá 100g lá lốt mỗi ngày vì có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và dạ dày.
  • Lá lốt thơm, có tác dụng chữa nhiều bệnh nhưng không phải ai cũng dùng được, đó là những người bị dị ứng với thành phần của lá lốt, những người có triệu chứng tim đập nhanh, đổ mồ hôi nhiều, người táo bón...

Do đó để được điều trị kịp thời và đúng cách, người bệnh tốt nhất nên đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ. Cùng với điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ thì người bệnh còn cần chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng, bổ sung nhiều thực phẩm giàu canxi tốt cho xương khớp. Chú ý đến chế độ sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi, tránh tư thế sai làm cổ đau.

Và để giúp bổ sung canxi đủ nhu cầu của cơ thể, giúp cột sống khỏe mạnh, giảm lực đè lên vị trí bị chèn ép và ngăn ngừa thoái hóa tiếp, người bệnh có thể chọn dùng sản phẩm chứa Canxi, vitamin D, MK7 cùng các dưỡng chất thiết yếu như Mangan, Magie, Silic, Boron, Quercetin... Đồng thời để giải phóng các rễ thần kinh và mạch máu bị chèn ép, giảm tê bì và giảm thoái hóa khớp, người bệnh thoái hóa đốt sống cổ có thể sử dụng sản phẩm chứa tiền vitamin B1, các vitamin nhóm B, Chondroitin, Ginkgo Biloba và cao Blueberry.

Hãy gọi tới tổng đài 1900.12590896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được chuyên gia giải đáp trực tiếp về cách sử dụng lá lốt chữa thoái hóa đốt sống cổ.

  • TAGS

Bài viết được tham vấn bởi

Bác Sĩ Vũ Văn Lực

Chuyên gia tư vấn

Nguyên bác sĩ bệnh viện Đa khoa Hà Thành II

Tổng quan
0
Viết bình luận

Có 0 bình luận:

  1. Sức khỏe A - Z
  2. Cơ - Xương - Khớp