Thế giới dược Vinh Gia
THƯƠNG HIỆU UY TÍN

Trĩ ngoại dễ nhận biết, liệu có dễ chữa trị?

ID: 2288   Ngày đăng:
Lượt đọc: 4878

Trĩ ngoại tuy dễ nhận biết hơn trĩ nội bằng mắt thường nhưng cũng gây khó chịu và phiền toái cho người bệnh. Tìm hiểu về bệnh trĩ ngoại sẽ giúp điều trị và phòng tránh trĩ ngoại hiệu quả, đúng cách nhất.

Mục lục [ Hiện ]

1. Bệnh trĩ ngoại là gì?

Trĩ ngoại là tình trạng các đám rối tĩnh mạch phía ngoài hậu môn phình to, căng giãn quá mức gây ngứa, sưng đau do máu ứ lại trong búi trĩ và thành những cục máu đông.

Trĩ ngoại không phân chia cấp độ như trĩ nội mà phân biệt độ nặng nhẹ của bệnh phụ thuộc vào kích thước của búi trĩ. 

2. Nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh trĩ ngoại

Những nguyên nhân phổ biến gây bệnh trĩ ngoại

Chế độ ăn không hợp lý

Thói quen ăn uống không lành mạnh của bạn có thể là nguyên nhân dẫn đến trĩ ngoại. Chế độ ăn nhiều đạm, ít chất xơ khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém, gây khó khăn khi đại tiện. Nếu bạn thường xuyên ăn những thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ hay thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, trà, cà phê cũng ảnh hưởng đến tiêu hóa.

Nước cần cho quá trình trao đổi chất của cơ thể, nên nếu uống ít nước sẽ làm cơ thể thiếu nước, gây cứng phân, dẫn đến táo bón.

Thói quen vận động

Những người làm công việc văn phòng hay phải ngồi nhiều hay những người phải đứng nhiều thường ít vận động. Ngồi lâu, đứng lâu dễ gây chèn ép lên hậu môn, ảnh hưởng đến trực tràng dẫn đến mắc trĩ ngoại.

Đại tiện không đúng cách

Đại tiện không đúng cách là khi bạn nhịn đi đại tiện hoặc có thói quen ngồi lâu trong nhà vệ sinh là nguyên nhân làm cho bệnh trĩ ngoại phát triển. Ngoài ra khi đại tiện xong nếu vệ sinh hậu môn không đúng cách cũng là nguyên nhân gây trĩ ngoại khi vùng này bị xây xước do dùng giấy vệ sinh, rửa bằng nước không đảm bảo sạch.

Phụ nữ mang thai và sau khi sinh

Khi chị em mang thai, thai nhi ngày một phát triển sẽ gây áp lực lên trực tràng trong thời gian dài khiến tĩnh mạch giãn nở và gây nên tình trạng trĩ ngoại ở nhiều bà bầu. Thời gian sau sinh, do chế độ kiêng cữ mà nhiều chị em ít vận động, ăn ít chất xơ... khiến bị táo bón và nếu tình trạng này không được cải thiện sẽ dẫn đến bệnh trĩ ngoại. Đây là nguyên nhân gây trĩ ngoại phổ biến với phụ nữ mang thai và sau sinh.

3. Triệu chứng cảnh báo bệnh trĩ ngoại bạn nên biết

  • Đi ngoài ra máu: Đi ngoài ra máu là dấu hiệu dễ gặp và máu chảy do trĩ ngoại thường là máu đỏ tươi và không phải ai cũng gặp thấy dấu hiệu này.
  • Có cảm giác nặng tức ở hậu môn, mót rặn: Trĩ ngoại sẽ làm hậu môn có cảm giác mót rặn hay nặng tức ở vùng này.
  • Ngứa hậu môn: Khi búi trĩ xuất hiện làm chất thải, dịch nhầy bị ứ lại gây ngứa vùng hậu môn.
  • Đau rát hậu môn: Cảm giác này có thể chỉ xuất hiện nhiều trong và sau khi đi vệ sinh, hoặc có thể âm ỉ suốt cả ngày, đặc biệt đau rát khi ngồi và gây ảnh hưởng không ít đến sinh hoạt thường ngày của bạn.
  • Đi ngoài thấy búi trĩ sa ra ngoài hậu môn: Lúc đầu búi trĩ có thể có kích thước nhỏ rồi to dần theo tình trạng bệnh, búi trĩ xuất hiện khi đại tiện.

Hình ảnh bệnh trĩ ngoại

4. Biến chứng của bệnh trĩ ngoại

Nếu không được điều trị kịp thời, trĩ ngoại sẽ phát triển nặng hơn và có thể có những biến chứng sau:

  • Sa nghẹt búi trĩ: Khi bệnh tiến triển nặng cũng là lúc các búi trĩ sẽ lớn dần và làm nghẹt lỗ hậu môn, chèn ép và cản trở máu lưu thông gây tình trạng đau đớn, ngứa rát, lâu dần dẫn đến việc hoại tử búi trĩ. 
  • Thiếu máu: Đi đại tiện ra máu là tình trạng thường gặp ở người mắc trĩ nặng. Nếu tình trạng này không được kiểm soát có thể là nguyên nhân gây thiếu máu, suy nhược cơ thể do thiếu máu
  • Nứt kẽ hậu môn là các bệnh do việc diễn tiến của trĩ gây ra. Các bệnh này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hậu môn nguy hiểm hơn là gây ra ung thư nếu không được điều trị kịp thời.
  • Hoại tử hậu môn: Tình trạng này xảy ra do máu không được lưu thông đến hậu môn và khi hậu môn không được cung cấp chất dinh dưỡng sẽ dễ bị nhiễm trùng hoặc hoại tử đôi khi còn nguy hiểm đến mức nhiễm trùng máu.
  • Tắc mạch trĩ ngoại: Những cục máu đông hình thành khi mạch máu bị vỡ, chảy máu và đông lại. Các búi trĩ bị sưng phồng, xung huyết bên trong gây tắc mạch trĩ ngoại. 
  • Rối loạn chức năng hậu môn: Khi búi trĩ ngoại lòi ra ngoài chèn ép hậu môn một thời gian sẽ gây là ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng cơ vòng từ đó dẫn đến việc mất khả năng co thắt. Bạn sẽ không thể tự chủ mỗi lần đi vệ sinh.
  • Đe dọa tính mạng con người:  Khi búi trĩ ngày một to lên thì có nguy cơ niêm mạc tĩnh mạch cũng sẽ mỏng dần và rất dễ bị thủng tĩnh mạch. Tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe của bạn.
  • Đảo lộn cuộc sống:  Trĩ ngoại sẽ làm cho bạn thấy khó chịu, đau, ngứa rát hậu môn. Đứng hay ngồi cũng không yên, ảnh hưởng đến công việc của bạn.

5. Các phương pháp trị bệnh trĩ ngoại cho hiệu quả

5.1. Điều trị bệnh trĩ ngoại bằng thủ thuật

Các thủ thuật phổ biến được áp dụng trong điều trị trĩ ngoại như tiêm xơ, thắt vòng cao su, quang đông hồng ngoại... Tuy những thủ thuật này dễ thực hiện, chi phí thấp nhưng hiệu quả điều trị không mấy cao, không áp dụng được với những trường hợp bệnh nặng.

  • Thắt dây chun: Bác sĩ sẽ dùng vòng cao su nhỏ thắt búi trĩ lại và sau 3 - 4 ngày búi trĩ sẽ hoại tử. Cách làm này hiệu quả cao nhưng tùy vị trí trĩ mới thực hiện được. Có một số trường hợp vị trí thắt có nguy cơ xuất huyết, nhiễm trùng, loét do đó bạn phải đi khám ở bệnh viện hay cơ sở y tế có uy tín để được bác sĩ có tay nghề thực hiện thủ thuật.
  • Chích xơ: Phương pháp này còn có tên gọi là tiêm xơ búi trĩ, là kỹ thuật dùng cồn 700 tiêm trực tiếp vào gốc búi trĩ. Tùy thuộc tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ thực hiện tiêm liên tục để ngăn chặn việc máu chảy vào búi trĩ. Khi nguồn dinh dưỡng không có sẽ khiến các búi trĩ teo đi và tự rụng.
  • Quang đông hồng ngoại: Đây là phương pháp kết hợp tia hồng ngoại và quang đông, dùng sức nóng làm cho các mô trĩ đông lại để tạo sẹo xơ giảm máu lưu thông đến búi trĩ và cố định được búi trĩ vào ống hậu môn.

Tìm hiểu 2 cách điều trị trĩ ngoại bằng phương pháp thủ thuật và phẫu thuật

5.2. Phẫu thuật trĩ ngoại

Phẫu thuật không gây mê

  • Điều trị trĩ ngoại bằng phương pháp HCPT:  Thủ thuật này sử dụng sóng điện cao tần có nhiệt độ khoảng 70 – 80 độ C để làm đông và thắt nút các mạch máu lưu thông vào trong búi trĩ ngoại, sau đó dùng dao điện cắt bỏ búi trĩ.
  • Thắt động mạch trĩ (HAL):  Bác sĩ sẽ dùng kỹ thuật siêu âm để xác định vị trí các mạch máu lưu thông vào búi trĩ. Sau đó tiến hành khâu thắt chúng lại để ngăn không cho máu đến nuôi búi trĩ.

Điều trị bệnh trĩ ngoại bằng phẫu thuật có gây mê

Phẫu thuật có gây mê thường được áp dụng với trường hợp trĩ ngoại quá nặng, khi búi trĩ to và không thể áp dụng được các phương pháp điều trị khác. Bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây mê toàn thân hoặc cục bộ từ khu vực thắt lưng trở xuống. Sau khi thuốc mê phát huy tác dụng, các búi trĩ sẽ lần lượt được cắt bỏ. Sau đó người bệnh sẽ được đưa sang phòng hồi sức cho đến khi tỉnh lại. 

Người bệnh sẽ nằm lại viện vài ngày để theo dõi vết mổ và những biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật như nhiễm trùng, đau, mất máu... 

5.3. Chữa trĩ ngoại tại nhà bằng các bài thuốc nam

Cách điều trị bệnh trĩ ngoại từ cây lá bỏng

Lá bỏng có thể chữa được một số bệnh trong đó có bệnh trĩ ngoại. Bạn có thể ăn sống lá bỏng đã được ngâm rửa kỹ. Mỗi ngày ăn khoảng 100g lá bỏng, sau một tuần sẽ thấy cơ thể thanh mát, tiêu hóa tốt hơn. Ngoài cách ăn sống, bạn cũng có thể giã nát lá bỏng đắp vào vùng hậu môn, cố định lại trước khi đi ngủ. Lưu ý rửa sạch hậu môn trước khi đắp lá bỏng.

Chữa trị bệnh trĩ ngoại bằng lá thiên lý

Lá thiên lý có tác dụng diệt khuẩn, sát trùng, kích thích mọc da non, thường được dùng đắp lên vết loét, mụn nhọt, chữa trị ngoại hiệu quả. 

Bạn có thể dùng lá thiên lý đã được ngâm rửa sạch giã nát với 1 chút muối. Dùng bông thấm nước lá thiên lý đắp lên vùng hậu môn đã được vệ sinh trong khoảng 10 phút rồi rửa sạch lại. Mỗi ngày đắp từ 1 - 2 lần và thực hiện liên tục trong 1 tuần sẽ thấy giảm đau rõ rệt. Bạn cũng có thể kết hợp đắp hậu môn và uống nước lá thiên lý để có hiệu quả điều trị tốt nhất.

Một phương pháp khác để chữa bệnh trĩ ngoại nhẹ là từ những bài thuốc dân gian

Điều trị bệnh trĩ ngoại nhẹ bằng rau diếp cá

Diếp cá là loại rau có công dụng tiêu diệt ký sinh trùng, kháng khuẩn, tiêu viêm và giảm đau hiệu quả. Bạn có thể dùng diếp cá để điều trị trĩ ngoại bằng nhiều cách. Nếu ăn sống được, bạn có thể ăn diếp cá trong bữa ăn hàng ngày hoặc cũng có thể xay diếp cá lọc lấy nước uống, bã diếp cá tận dụng đắp vào hậu môn. 

Bạn cũng có thể dùng thân và lá diếp cá, phơi khô rồi giã nhỏ để pha nước uống hàng ngày. Nước diếp cá đun với chút muối dùng để xông hậu môn cũng là cách điều trị trĩ ngoại được nhiều người áp dụng.

Cách điều trị bệnh trĩ ngoại bằng quả sung

Quả sung thường được sử dụng làm sạch ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa, giải độc cơ thể... Nhờ vị ngọt và tính mát mà quả sung có khả năng tác động và làm teo búi trĩ. 

Bạn cần chuẩn bị 20 quả sung tươi đem rửa sạch và ngâm với nước muối loãng. Rồi ăn sung khi đói hoặc ăn cùng cơm chấm thêm chút gia vị. Ăn sung sống sẽ cho kết quả điều trị tốt nhất. Nếu bạn không ăn được sung tươi thì có thể chọn cách xông và rửa hậu môn bằng nước sung. Để có nước xông, bạn cần chuẩn bị 15 quả sung tươi, 200g lá sung, 200g lá ngải cứu, 200g lá lốt, 200g cúc tần, 1 củ nghệ tươi và muối sạch. Ngâm rửa các nguyên liệu, nghệ cạo sạch vỏ rồi cho tất cả vào nồi đun sôi khoảng 10 phút thì tắt bếp. Dùng nước này xông hậu môn, khi nước nguội dùng để rửa hậu môn.

6. Thuốc chữa bệnh trĩ ngoại

6.1. Thuốc giảm đau do trĩ

Một số loại thuốc giảm đau không kê đơn như Ibuprofen hay Acetaminophen có thể giúp giảm nhanh cơn đau do trĩ. Tuy nhiên các loại thuốc này chỉ có tác dụng tạm thời, sử dụng nhiều có thể ảnh hưởng đến dạ dày, chức năng gan, thận nên chỉ được bác sĩ chỉ định sử dụng trong thời gian ngắn. 

6.2. Thuốc bôi trĩ

Một số loại thuốc bôi trĩ phổ biến hiện nay có thể kể đến Titanoreine, Hydrocortison, Proctolog, Rectostop, gel An Trĩ Vương... 

7. Lối sống giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ ngoại

Cũng cần cải thiện lối sống sinh hoạt hàng ngày để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ ngoại

  • Tắm nước ấm để giảm đau trĩ ngoại: Tắm nước ấm sẽ giúp giảm đau trĩ, nhờ nước ấm làm tăng lưu lượng máu, nhờ đó giảm tình trạng giãn căng tĩnh mạch ở búi trĩ.
  • Sử dụng khăn chứa chiết xuất cây phỉ hoặc lô hội: Dùng khăn có chiết xuất cây phỉ hoặc lô hội lau hậu môn có tác dụng giảm ngứa, giảm đau nóng rát hậu môn.
  • Chườm đá lạnh vào hậu môn: Dùng đá chườm vào hậu môn đã được rửa sạch sẽ giúp các mạch máu đang bị giãn căng và phồng lên co lại, giảm sưng đau.
  • Mặc quần, quần lót rộng rãi: Nên chọn quần lót có chất liệu mềm mại và thoáng mát, không nên mặc ôm quá để tránh bó gây đau hậu môn.
  • Ăn các thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước: Thực phẩm giàu chất xơ là thực phẩm người bị trĩ nói chung và trĩ ngoại nói riêng nên ăn. Chất xơ sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, tránh được nguy cơ táo bón. Hàng ngày cũng nên uống đủ nước, ít nhất là 2,5l nước một ngày sẽ có tác dụng làm mềm phân.
  • Đi vệ sinh ngay khi có cơn: Không nên nhịn đại tiện mà nên đi ngay khi có cơn đại tiện. Nhịn đại tiện là nguyên nhân gây táo bón, phân càng để lâu càng khô, cứng và khó ra ngoài hơn.
  • Chọn môn thể thao phù hợp: Vận động thường xuyên bằng cách chơi một thể thao sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và giúp giảm áp lực lên hậu môn trực tràng, là cách hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả.

Hãy gọi tới tổng đài 1900.1259 – 0896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được chuyên gia tư vấn trực tiếp tất cả những thắc mắc về bệnh trĩ ngoại.

  • TAGS

Bài viết được tham vấn bởi

Bác Sĩ Vũ Văn Lực

Chuyên gia tư vấn

Nguyên bác sĩ bệnh viện Đa khoa Hà Thành II

Tổng quan
0
Viết bình luận

Có 0 bình luận:

  1. Sức khỏe A - Z
  2. Bệnh trĩ