Thế giới dược Vinh Gia
THƯƠNG HIỆU UY TÍN

Đau bụng dưới ở phụ nữ - Dấu hiệu cảnh báo bệnh lý phụ khoa nguy hiểm

ID: 1890   Ngày đăng:
Lượt đọc: 12940

Chị em cần thận trọng khi thấy những cơn đau ở vùng bụng dưới, bởi chúng có liên quan trực tiếp đến cơ quan sinh sản, đường ruột, đường tiết niệu. Vậy đau bụng dưới ở nữ giới là gì, cách khắc phục như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp chị em giải đáp mọi thắc mắc về tình trạng này.

Mục lục [ Hiện ]

1. Đau bụng dưới là gì?

Vùng bụng dưới liên quan đến rất nhiều cơ quan của cơ thể như ruột già, một phần ruột non, đường tiết niệu, đặc biệt là cơ quan sinh sản của phụ nữ. Chính vì thế, một vài triệu chứng khó chịu ở khu vực này cũng có thể là dấu hiệu phản ánh các vấn đề về sức khỏe.

Đau bụng dưới là tình trạng đau ở vùng bụng dưới rốn. Cơn đau thường kéo dài âm ỉ hoặc đau quặn theo từng cơn. Mức độ, đặc điểm và tính chất cơn đau sẽ khác nhau ở mỗi người, phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

Hình ảnh phụ nữ bị đau bụng dưới

2. Nguyên nhân gây đau bụng dưới

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau phần bụng dưới, đó có thể là do nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý. Bởi vậy, chị em cần phân biệt và nhận biết được đâu là cơn đau do sinh lý và khi nào là đau do bệnh lý. Từ đó, có phương pháp điều trị kịp thời. Dưới đây là một số nguyên nhân gây đau bụng dưới thường gặp nhất:

2.1. Đau bụng dưới do bệnh lý

Viêm ruột thừa

Khi bạn cảm thấy đau nhói vùng bụng dưới lệch bên phải, đau âm ỉ liên tục hay bị buồn nôn và sốt, hoặc đôi khi có tiêu chảy thì khả năng cao là bạn đang bị viêm ruột thừa. Phần ruột thừa bị viêm này sẽ gây nhiễm trùng ổ bụng và có thể dẫn đến tử vong. Do đó việc phẫu thuật cắt bỏ chúng là cần thiết và phải thực hiện nhanh chóng.

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một loại rối loạn tiêu hóa mạn tính gây ra các cơn đau bụng, chuột rút, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón. Chúng thường xuất hiện khi bất ngờ thay đổi chế độ ăn uống, căng thẳng kéo dài....

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra khi vi trùng xâm nhập vào đường tiết niệu và tấn công bất niệu đạo, bàng quang, niệu quản hoặc thận. Các triệu chứng thường gặp như đau bụng dưới rốn bên trái, đi tiểu đau, buốt và mót tiểu.

Nếu không điều trị dứt điểm, bệnh sẽ tái phát nhiều lần và dẫn đến nhiễm trùng mạn tính. Cùng với đó là các bệnh lý kèm theo như rối loạn kinh nguyệt, các dấu hiệu dị dạng ở cơ quan sinh dục, tiết niệu, đau rát khi quan hệ tình dục…

Những bệnh lý là nguyên nhân gây đau bụng dưới ở phụ nữ

Sỏi thận

Sỏi thận là hỗn hợp gồm muối và khoáng chất có trong nước tiểu. Các viên sỏi có thể nhỏ li ti hoặc lớn cỡ 1, 2 cm. Khi viên sỏi di chuyển từ thận đến bàng quang sẽ gây ra những cơn đau ở bụng hoặc vùng xương chậu. Ngoài ra, nước tiểu có thể chuyển sang màu nâu, hồng hoặc màu đỏ như máu.

Viêm bàng quang kẽ

Viêm bàng quang kẽ là tình trạng đau mạn tính liên quan đến viêm bàng quang. Các biểu hiện lâm sàng của bệnh như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều cả ngày lẫn đêm. Ngoài ra, viêm bàng quang kẽ gây khó chịu, đau bàng quang và lan sang các vùng tiểu khung, đau bụng dưới, đau vùng chậu… Mức độ đau ở mỗi người là khác nhau, nhưng nhìn chung chúng khiến bệnh nhân cảm thấy rất bức bối khó chịu, thậm chí là khó khăn khi quan hệ tình dục.

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Đau buốt bụng dưới cũng là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lây truyền qua đường tình dục, trong đó thường gặp nhất là bệnh lậu và nhiễm Chlamydia. Triệu chứng ban đầu của bệnh là các cơn đau ở bụng dưới, vùng chậu, chảy máu âm đạo bất thường, ra nhiều khí hư, khó chịu khi đi tiểu. Nếu xuất hiện các triệu chứng trên bạn cần tìm đến bác sĩ để chữa trị, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản cũng như lây bệnh cho người bạn tình của mình.

Đau do sa tạng

Trường hợp này thường gặp ở phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh. Nguyên nhân là do cơ quan sinh sản bắt đầu bị lão hóa. Bộ phận bị sa tạng thường là bàng quang hoặc tử cung, tạo áp lực lên âm đạo và gây cảm giác đau, khó chịu ở háng, thắt lưng, đau bụng dưới khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi.

2.2. Đau bụng dưới do các vấn đề về phụ khoa ở nữ giới

Chị em phụ nữ thường xuyên bị đau bụng dưới có thể là tới chu kỳ kinh nguyệt hoặc do các bệnh phụ khoa thường gặp. Cụ thể:

Đau bụng do có kinh nguyệt

Hay còn gọi là đau bụng kinh. Đây là điều hoàn toàn bình thường và xảy ra ở rất nhiều chị em. Khi sắp đến chu kỳ kinh nguyệt, bạn sẽ nhận thấy một vài dấu hiệu thông báo kỳ kinh sắp đến như: đau râm ran vùng bụng dưới, thường xuất hiện trước 1-2 ngày khi bắt đầu vào chu kỳ kinh nguyệt; âm đạo tiết nhiều khí hư; mặt nổi mụn, ngực căng tức, đau lưng… Các triệu chứng này tuy gây khó chịu nhưng chúng sẽ rất nhanh biến mất nên chị em không cần quá lo lắng.

Lạc nội mạc tử cung

Đây là tình trạng các mô bên trong tử cung lại phát triển ra bên ngoài tử cung. Sự phát triển bất thường này sẽ khiến cho chị em gặp khó khăn khi thụ thai, đồng thời gây đau đớn ở vùng bụng dưới hoặc đau vùng chậu mãn tính.

Mang thai ngoài tử cung

Nếu bạn cảm thấy đau vùng bụng dưới và chậm kinh thì hãy chú ý nhiều hơn, vì rất có thể đó là dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung. Hiện tượng này xảy ra khi phôi thai hình thành và phát triển ngoài tử cung, thường là ống dẫn trứng, vòi trứng. Người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng như đau nhức vùng chậu, đau âm ỉ ở bụng dưới, chậm kinh, ra máu âm đạo bất thường, buồn nôn, chóng mặt. Ngay khi thấy triệu chứng này, chị em cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt, bởi nếu để lâu sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Phụ nữ bị đau bụng dưới có thể là do các vấn đề phụ khoa nguy hiểm

Viêm vùng chậu

Viêm vùng chậu là tình trạng viêm nhiễm ở các bộ phận như vòi trứng, buồng trứng, ống dẫn trứng và cả tử cung. Đây là căn bệnh khá phổ biến và nguy hiểm với các triệu chứng nhận biết như đau bụng dưới dưới rốn có thể là bên trái hoặc bên phải, sốt, dịch tiết âm đạo bất thường, khí hư có mùi hôi, đau khi quan hệ tình dục hoặc mót tiểu, trong trường hợp nặng có thể phải phẫu thuật nếu điều trị nội khoa không hiệu quả.

U nang buồng trứng

U nang buồng trứng thực chất là các khối u có chứa dịch lỏng, phát triển bất thường tại buồng trứng. Nguyên nhân hình thành khối u là do sự phát triển bất thường của hormone hoặc mô trong buồng trứng. Khi các khối u lớn dần, đau bụng dưới và vùng chậu ngày càng nặng hơn, cảm giác bụng phình to hơn, đi tiểu nhiều hơn. Nếu để lâu sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Vì vậy, chị em cần được đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

U xơ tử cung

U xơ tử cung thường gặp ở chị em ngoài 30 tuổi. Hầu hết các khối u xơ đều lành tính. Khi chúng hình thành ở thành tử cung sẽ gây chèn ép dẫn đến các cơn đau vùng bụng dưới rốn, đau lưng, rối loạn kinh nguyệt,… Nếu các u này lớn dần và phát triển quá mức, gây ảnh hưởng đến sức khỏe thì cần phải được cắt bỏ bằng phẫu thuật.

Ngoài những bệnh lý ở trên, đau vùng bụng dưới ở phụ nữ còn có thể do sẹo sau khi phẫu thuật ở vùng bụng,… Vì vậy muốn biết chính xác nguyên nhân gây đau bụng dưới, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán cụ thể, từ đó có biện pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh mà bạn đang gặp phải.

3. Triệu chứng nhận biết đau bụng dưới

Đau bụng dưới do bệnh lý và đau bụng bình thường rất dễ bị nhầm lẫn. Để nhận biết khi nào đau bụng dưới được coi là bất thường, chị em có thể căn cứ vào các triệu chứng sau đây:

  • Đau bụng ở dưới rốn, quanh háng và lan ra cả vùng lưng.
  • Cơn đau kéo dài âm ỉ và thắt quặn bụng theo từng cơn, phải gập người xuống mới bớt đau.
  • Đau phần bụng dưới kèm theo các triệu chứng buồn nôn, chóng mặt, đồng thời xuất hiện dịch tiết âm đạo có mủ đôi khi lẫn cả máu.
  • Xuất huyết bất thường, đi tiểu khó khăn, nước tiểu có mùi hôi…
  • Đau rát khi quan hệ, ra máu trong hoặc sau khi quan hệ.

Những triệu chứng này có thể không rõ ràng hoặc tăng dần theo thời gian. Vì vậy, chị em không nên bỏ qua bất cứ dấu hiệu nào để phát hiện bệnh kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.

4. Cách điều trị đau bụng dưới hiệu quả

Đối với trường hợp đau vùng bụng dưới do đến kỳ rụng trứng, đau bụng kinh hay rối loạn tiêu hóa,… thì chị em không cần quá lo lắng. Đây là những phản ứng sinh lý tự nhiên của cơ thể và chúng sẽ tự biến mất sau một thời gian ngắn. Bên cạnh đó, chị em có thể làm dịu cơn đau bằng cách uống trà gừng, mật ong pha nước ấm. Hoặc thực hiện các động tác massage bụng nhẹ nhàng, chườm nước ấm sẽ giúp bạn giảm thiểu những cơn đau vùng bụng dưới hiệu quả.

Đối với các tình trạng đau bụng dưới thường xuyên do bệnh lý, bạn nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế khám chữa phụ khoa để có phương án điều trị nhanh nhất.

Những trường hợp bị nhẹ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc gồm thuốc kháng viêm và uống cùng với thuốc giảm đau. Những trường hợp nặng hơn, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng các phương pháp ngoại khoa cụ thể đối với từng bệnh.

Sử dụng viên uống có chứa Immune Gamma để làm giảm các triệu chứng đau bụng dưới ở nữ giới

  • Trong hợp đau bụng dưới rốn do các viêm nhiễm phụ khoa, bệnh lý phụ khoa, bên cạnh đơn thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, chị em cần bổ sung thêm viên uống có chứa Immune Gamma, Trinh nữ Hoàng cung, Hoàng bá, Khổ Sâm, Diếp cá, Dây ký ninh… để hỗ trợ làm giảm triệu chứng đau bụng dưới do viêm nhiễm và phòng ngừa bệnh chuyển sang mãn tính hoặc gây biến chứng.
  • Trong đó, Immune Gamma là chế phẩm từ các thành vách lợi khuẩn. Khi bổ sung vào cơ thể, chúng sẽ giúp kích thích sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong đường ruột, những lợi khuẩn sẽ tự bò sang khu vực âm đạo. Điều này sẽ thúc đẩy hệ miễn dịch, giúp tái tạo và làm lành các tổn thương ở vùng kín.
  • Các thảo dược trên được mệnh danh là nguồn “kháng sinh thực vật” có tác dụng chống viêm nhiễm, ức chế khối u và sự phát triển của tế bào ung thư. Bởi vậy, đây cũng là một thành phần thường gặp trong những sản phẩm trị các bệnh về viêm phụ khoa như: viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung…
  • Những thành phần trên sẽ góp phần quan trọng trong việc cân bằng độ PH cho âm đạo, tăng sức miễn dịch cho vùng kín. Từ đó, mang lại tác dụng kì diệu trong việc phòng ngừa các bệnh phụ khoa, giúp chị em cải thiện những tình trạng khó chịu thường gặp như: đau bụng dưới, ra nhiều khí hư, ngứa vùng âm đạo…

Ngoài ra, hàng ngày chị em cần chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng sản phẩm có chứa pH=(4-6), Nano bạc tiên tiến, tinh chất bạc hà, chè xanh, để giúp kháng khuẩn, khử mùi hôi và duy trì pH cân bằng cho vùng kín.

Để phòng ngừa các cơn đau bụng dưới, chị em nên tuân thủ một số điều sau:

Các cách phòng ngừa chứng đau bụng dưới ở phụ nữ

  • Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, thường xuyên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, các thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa. Hạn chế đồ ăn cay nóng, các món chiên xào, hạn chế rượu bia, cà phê, đồ uống có ga, thuốc lá…
  • Duy trì sinh hoạt lành mạnh bằng cách đi ngủ đúng giờ và đủ giấc, hạn chế thức khuya, giữ tinh thần thoải mái, dành thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý.
  • Thể dục thể thao thường xuyên giúp nâng cao sức khỏe bằng các bộ môn thể thao như yoga, đạp xe, bơi lội…
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm và có cách điều trị kịp thời.
  • Chỉ sử dụng thuốc giảm đau, thuốc điều chỉnh nội tiết tố hay thuốc kháng sinh khi có chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không nên mua về dùng một cách tùy tiện vì có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm.

Đau bụng dưới là triệu chứng thường gặp và dễ bị nhầm lẫn với đau bụng bình thường nên khiến rất nhiều người chủ quan. Tuy nhiên, chúng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải bệnh lý nào đó.. Vì vậy, khi cơn đau kéo dài và kèm theo các triệu chứng bất thường, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có biện pháp xử lý kịp thời. Ngoài ra, một chế độ sinh hoạt hợp lý, ăn uống điều độ, tinh thần thoải mái sẽ giúp bạn phòng ngừa các cơn đau bụng dưới hiệu quả.

Hãy gọi tới tổng đài 1900.12590896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được chuyên gia giải đáp trực tiếp những thắc mắc về chứng đau bụng dưới ở nữ giới.

Bài viết được tham vấn bởi

Bác Sĩ Vũ Văn Lực

Chuyên gia tư vấn

Nguyên bác sĩ bệnh viện Đa khoa Hà Thành II

Tổng quan
0
Viết bình luận

Có 0 bình luận:

  1. Sức khỏe A - Z
  2. Bệnh phụ khoa