Thế giới dược Vinh Gia
THƯƠNG HIỆU UY TÍN

Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì phải làm sao?

ID: 2131   Ngày đăng:
Lượt đọc: 10452

Kinh nguyệt là mốc đánh dấu sự phát triển của mỗi phụ nữ từ một bé gái trở thành thiếu nữ nhưng kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì lại là mối lo ngại trong giai đoạn này. Tuy nhiên, đây chỉ là hiện tượng bình thường, các mẹ vẫn nên chú ý theo dõi kinh nguyệt của con để đề phòng những triệu chứng bất thường.

Mục lục [ Hiện ]

1. Kinh nguyệt bắt đầu xuất hiện từ độ tuổi nào?

Kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý tự nhiên có tính chất chu kỳ của người phụ nữ. Hiện tượng này bắt đầu xuất hiện khi bé gái bước vào tuổi dậy thì và kéo dài đến khi phụ nữ mãn kinh hoàn toàn. Trong suốt thời kỳ sinh sản, chu kỳ kinh nguyệt không ổn định mà có sự thay đổi do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đặc biệt, bé gái khi bước vào tuổi dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt sẽ có biến đổi rất lớn.

Phần lớn bé gái xuất hiện kinh nguyệt lần đầu trong độ tuổi từ 10 đến 15 (tuổi dậy thì). Tuy nhiên, kinh nguyệt đến sớm hay muộn còn phụ thuộc vào sự phát triển của cơ thể. Nếu sau 16 tuổi mà bé gái vẫn chưa có kinh, phụ huynh nên đưa bé đi khám để tìm hiểu nguyên nhân.

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt ở tuổi dậy thì

Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt sẽ giúp bạn gái chủ động lên kế hoạch chăm sóc bản thân và sẵn sàng đối phó với những vấn đề khó chịu trong ngày “dâu rụng”. Vậy cách tính chu kỳ kinh nguyệt như thế nào? Theo các chuyên gia, một chu kỳ kinh được tính từ ngày đầu tiên có kinh cho đến ngày có kinh của lần tiếp theo. Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài từ 28-32 ngày. Bạn hãy theo dõi chu kỳ của mình liên tục trong 6 tháng để xác định kinh nguyệt của mình có đều hay không.

2. Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì do đâu?

Nội tiết tố nữ chưa ổn định

Ở độ tuổi 15, cơ thể trẻ vẫn đang trong giai đoạn phát triển mạnh. Lúc này, cơ quan sinh dục, đặc biệt là buồng trứng chưa phát triển toàn diện, dẫn theo sự thay đổi về nội tiết tố nữ. Trứng không được phóng noãn hoặc rụng khiến chu kỳ của bé gái hoạt động thất thường.

Ngoài những biến động về nội tiết tố nữ thì còn có nhiều lý do khác có thể khiến cho trẻ rơi vào tình trạng kinh nguyệt không đều, cụ thể:

Yếu tố tâm lý

Tuổi dậy thì là giai đoạn trẻ có rất nhiều thay đổi về mặt tâm sinh lý. Hơn nữa đây là giai đoạn trẻ chịu nhiều áp lực từ việc học hành, bài vở, thi cử… Sự không ổn định này thường dễ dẫn đến tình trạng căng thẳng, mệt mỏi. Thậm chí nhiều bạn gái không có kinh nguyệt trong một thời gian do ảnh hưởng tâm lý quá lớn.

Bên cạnh đó, một vài bạn gái khi có kinh nguyệt lần đầu sẽ cảm thấy lo lắng bất an, nhất là những bạn gái chưa được chuẩn bị tâm lý để đón nhận giai đoạn thay đổi này của cơ thể. Tuy nhiên, đến khoảng 16 tuổi, những bạn nữ sẽ quen dần với việc chảy máu âm đạo hàng tháng và sẽ cảm thấy lo lắng nếu như kinh nguyệt không đều ở tuổi 16.

Thói quen ăn uống

Giai đoạn dậy thì là giai đoạn cơ thể phát triển mạnh mẽ nhất, chính vì thế những rối loạn trong ăn uống như biếng ăn, chán ăn, ăn rất ít… sẽ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, dẫn tới tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng, cơ thể suy nhược… Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các cơ quan trong cơ thể và gây chu kỳ kinh nguyệt không ổn định. Bên cạnh đó, bé gái bị thừa cân, béo phì cũng làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng.

Nguyên nhân gây kinh nguyệt không đều tuổi dậy thì các bạn trẻ cần chú ý

Vận động quá sức

Các động tác thể dục, thể thao có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của trẻ vị thành niên. Nếu trẻ tập luyện quá sức có thể khiến cho thời gian hành kinh giảm xuống, thậm chí là không có kinh trong nhiều tháng. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng, bởi khi điều chỉnh cường độ tập kết hợp với ăn uống đầy đủ thì kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường.

Bệnh phụ khoa

Kinh nguyệt không đều ở trẻ vị thành niên cũng có thể do mắc một số bệnh phụ khoa như viêm nhiễm âm đạo. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng bế kinh, rong kinh, chậm kinh… ở tuổi mới lớn.

Buồng trứng đa nang

Hội chứng buồng trứng đa nang là rối loạn khiến buồng trứng không thể tiết hormone nội tiết như bình thường do sự cản trở của các nang trong buồng trứng. Mặc dù rất ít gặp ở tuổi dậy thì nhưng đây cũng là nguyên nhân khiến kinh nguyệt không đều ở bé gái.

Các triệu chứng khác của đa nang buồng trứng bao gồm tăng cân, da nhờn hoặc mụn trứng cá, trầm cảm hoặc thay đổi tâm trạng. Nếu có thêm những triệu chứng khác ngoài kinh nguyệt không đều, thì phụ huynh cần cho bé khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân chính xác.

3. Kỳ kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì có biểu hiện như thế nào?

Các mẹ chú ý những biểu hiện chu kỳ kinh nguyệt của con để phát triển tốt nhất

Tuổi dậy thì là giai đoạn mà kinh nguyệt thường xuyên bị rối loạn, điều đó có nghĩa là chu kỳ kinh của bạn gái không xuất hiện đúng vào một ngày cụ thể hoặc không thể tính được ngày rụng trứng.

  • Khi có kinh nguyệt lần đầu tiên sẽ kéo dài khoảng vài ngày, lượng máu ra rất ít, đôi khi chỉ thấy vết máu màu nâu đỏ. Lần có kinh thứ hai của bạn gái có thể cách 35 - 40 ngày kể từ ngày đầu tiên kinh nguyệt xuất hiện, có trường hợp lên tới 2 tháng.
  • Chu kỳ kinh nguyệt thất thường: Đây là biểu hiện thường gặp ở các bạn gái có vòng kinh không đều. Chu kỳ kinh ngắn dưới 21 ngày, có khi 2 – 3 tháng mới thấy 1 lần, cũng có khi 1 tháng kinh nguyệt “ghé thăm” 2 – 3 lần, lượng máu kinh ra rất ít hoặc nhiều.Số ngày hành kinh có thể kéo dài hơn 7 ngày, cũng có khi chưa tới 3 ngày, hiện tượng rong huyết xuất hiện không theo chu kỳ.
  • Lượng máu kinh: Lượng máu kinh ra nhiều hơn bình thường hoặc ít hơn 20ml.
  • Đau bụng khi hành kinh: Nhiều bạn gái bị đau bụng dữ dội kèm theo cảm giác buồn nôn, nôn, thậm chí là ngất xỉu.
  • Ngoài ra, trong trường hợp mắc bệnh phụ khoa máu kinh xuất hiện màu sắc bất thường, xuất hiện các cục máu đông và có màu đen…

Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì (loại trừ các nguyên nhân do bệnh phụ khoa) thì là hiện tượng hết sức bình thường, tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài gây tâm lý hoang mang, lo lắng, mệt mỏi… ảnh hưởng đến quá trình học tập của nữ giới.

4. Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Thông thường, đối với các bạn nữ ở tuổi dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt sẽ mất khoảng 2 - 3 năm đầu để đi vào “quỹ đạo”. Tuy nhiên, nếu qua giai đoạn này chu kỳ kinh nguyệt vẫn không đều thì cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để thăm khám và có cách điều trị kịp thời nhất là trong trường hợp nghi ngờ mắc các bệnh phụ khoa nguy hiểm.

Những trường hợp kinh nguyệt bất thường ở tuổi dậy thì cần đi gặp bác sĩ

Bên cạnh đó, phụ huynh nên quan sát và cho bé đi khám bác sĩ nếu không có kinh trên 3 tháng, kèm theo triệu chứng như đau thắt dữ dội ở bụng dưới, tiểu rát, đau đầu, chóng mặt…

Ngoài ra, nếu mất kinh trong trường hợp đã quan hệ tình dục, bạn nên kiểm tra xem mình có đang mang thai hay không.

5. Khắc phục hiện tượng kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì

Cân bằng chế độ ăn uống

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, cân bằng chất dinh dưỡng vừa ổn định cân nặng vừa đảm bảo sức khỏe cần thiết cho việc học tập và các hoạt động ngoại khóa khác.
  • Bổ sung những thực phẩm tốt cho nội tiết tố nữ trong bữa ăn hàng ngày như: rau xanh, hoa quả, các loại hạt, cá biển,…
  • Không sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn… Đặc biệt, các bạn gái cần hạn chế ăn vặt, các món ăn nhanh, đồ chiên rán, đồ ăn chế biến sẵn… vì chúng chứa nhiều chất béo không tốt và gây tích tụ mỡ máu khiến tình trạng kinh nguyệt không đều trầm trọng hơn.

Tích cực rèn luyện cơ thể

Các môn thể thao năng động như: thể dục nhịp điệu, cầu lông, đá cầu, bóng bàn, bóng chuyền… giúp tăng cường sức đề kháng, rất tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, chúng còn giúp ổn định cân nặng và điều hòa kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì hiệu quả. Việc duy trì thói quen tập luyện hàng ngày không chỉ giúp ổn định chu kỳ kinh nguyệt ở tuổi dậy thì mà còn ngăn chặn được những vấn đề kinh nguyệt bất thường khác.

Dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý

Độ tuổi 17 là giai đoạn bạn gái thường gặp nhiều áp lực trong việc thi cử, học hành cũng như gặp biến đổi về tâm sinh lý. Tình trạng này kéo dài sẽ kích thích tiết cortisol – hormone ảnh hưởng đến quá trình sản sinh nội tiết tố. Bên cạnh đó mệt mỏi, stress thường xuyên sẽ làm bạn dễ tăng hoặc giảm cân. Vì vậy, để tránh trường hợp chu kỳ kinh nguyệt không đều ở tuổi 17, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, thư giãn đầu óc để không gặp phải các vấn đề kinh nguyệt.

Chữa kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì bằng cách bổ sung nội tiết tố cho cơ thể

Thông thường, kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì sẽ dần tự điều chỉnh nếu các bé gái không bị mắc các bệnh phụ khoa. Trường hợp kinh nguyệt không đều kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, học tập và sinh hoạt hàng ngày, cha mẹ có thể cho Bổ sung nội tiết tố cho cơ thể, hỗ trợ ổn định chu kỳ kinh nguyệt tuổi dậy thì là rất cần thiết.

Cơ thể các bạn nữ đang trong giai đoạn phát triển hoàn thiện nên cần lựa chọn nguồn estrogen an toàn. Trong khi đó, thuốc bổ sung nội tiết tố không được khuyến khích sử dụng bởi chúng chứa estrogen tổng hợp, sẽ làm tăng nguy cơ ung thư vú, lạc nội mạc tử cung. Lâu dài sẽ khiến tình trạng kinh nguyệt thất thường ở tuổi dậy thì trở nên trầm trọng hơn. Chính vì thế, bổ sung nội tiết tố nữ từ thảo dược an toàn hơn cả.

EstroG -100 (chiết xuất từ Đương quy, Tục đoạn, Cách sơn tiêu) là nguồn cung cấp estrogen thảo dược dồi dào, an toàn được các chuyên gia sức khỏe khuyên dùng. Với nguồn dược liệu tự nhiên, EstroG-100 giúp cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, từ đó sẽ điều hòa kinh nguyệt, cải thiện được các triệu chứng khó chịu do kinh nguyệt không đều như: đau bụng kinh, chậm kinh, rong kinh và giúp máu kinh đều màu hơn.

Nếu bạn đang băn khoăn, thắc mắc vấn đề gì về chu kỳ kinh nguyệt của mình - Hãy gọi ngay: 1900.12590243.993.0899 để được chuyên gia tư vấn miễn phí hoặc gửi về hòm thư điện tử songkhoe@bacsituvan.vn

  • TAGS

Bài viết được tham vấn bởi

Bác Sĩ Vũ Văn Lực

Chuyên gia tư vấn

Nguyên bác sĩ bệnh viện Đa khoa Hà Thành II

Tổng quan
0
Viết bình luận

Có 0 bình luận:

  1. Sức khỏe A - Z
  2. Góc phụ nữ
  3. Kinh nguyệt